Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hd-981 và cho tàu chiến, tàu cảnh sát biển... xâm phạm chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông |
Theo bài báo, trong tuần này, Trung Quốc triển khai một giàn khoan cỡ lớn ở vùng biển phía đông (vùng đặc quyền kinh tế) của Việt Nam đã dẫn đến sự phản đối của Việt Nam, nhưng trước khi Trung Quốc làm như vậy, Việt Nam đã sớm làm tốt công tác chuẩn bị (ứng phó) trước khi xảy ra tình huống hiện nay.
Để đáp trả thái độ ngày càng cứng rắn của Trung Quốc (tham vọng thực hiện "đường lưỡi bò" bất hợp pháp trên Biển Đông), các nhà lãnh đạo Việt Nam quyết định cần tiến hành đầu tư quy mô lớn vào lực lượng quân sự tiên tiến nhất là hệ thống hải quân, để cho Trung Quốc phải cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đe dọa lợi ích của Việt Nam.
Một tuần qua, Trung Quốc có kế hoạch bắt đầu khoan thăm dò dầu mỏ ở "vùng biển tranh chấp hai nước" (thực chất là ở vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, báo đưa tin sai lệch, xuyên tạc trắng trợn nhằm đánh lừa dư luận rằng đây là vùng biển tranh chấp giữa Việt Nam vàTrung Quốc, ), khiến cho tình hình căng thẳng giữa Trung-Việt leo thang, trong thời gian này, các trang bị quân sự mới của Việt Nam còn chưa kịp triển khai toàn bộ.
Trên vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, tàu cảnh sát biển Trung Quốc ngang ngược dùng vòi rồng công suất lớn bắn vào tàu Việt Nam và đâm, húc tàu chấp pháp của Việt Nam. |
Đến khi sức mạnh quân sự của Việt Nam mạnh hơn, Trung Quốc có hành động bất chấp như hiện nay hay không thì còn chưa rõ. Hiện nay, tình hình an ninh khu vực này mỏng manh, việc Việt Nam tăng cường trang bị quân sự có ảnh hưởng thế nào đối với tình hình này vẫn còn chưa rõ.
Cũng như các nước láng giềng khác, ở Biển Đông, Việt Nam cũng tồn tại có xung đột với Trung Quốc (thực chất là Trung Quốc xâm lược vào các năm 1974 1988..., rồi chủ trương "đường lưỡi bò" bất hợp pháp và gây ra tranh chấp), trong đó có vùng biển giàu tài nguyên.
Theo bài báo, đối đầu giữa hai nước Trung-Việt trước đây đã từng gây ra sự kiện đổ máu (thực ra là Trung Quốc đem quân xâm lược các đảo, đá ngầm và quần đảo của Việt Nam). Hiện nay Trung Quốc vẫn đang kiểm soát lãnh thổ đã có được (cướp đoạt) trong các cuộc xung đột (xâm lược) này, điều này làm cho những người theo “chủ nghĩa dân tộc” (đúng đắn) ở Việt Nam hiện nay còn cảm thấy căm phẫn.
Nhưng, trong xung đột, Trung Quốc hoàn toàn không phải luôn giành được chiến thắng. Cuộc chiến tranh biên giới năm 1979 (Trung Quốc đem quân xâm lược Việt Nam) được Trung Quốc tuyên bố cái gọi là "trừng phạt" Việt Nam (sau khi Việt Nam giúp Campuchia tiêu diệt tập đoàn phản động-diệt chủng Pôn Pốt, bài báo đưa sai tin là Việt Nam "tấn công Campuchia - một đồng minh của Trung Quốc), nhưng kết quả chiến tranh xâm lược Việt Nam năm 1979 của Trung Quốc rất khó nói là nước nào đã giành chiến thắng, Trung Quốc cũng đã phải trả một cái giá không nhỏ.
Tàu ngầm thông thường Hà Nội lớp Kilo của Hải quân Việt Nam, mua của Nga |
Theo bài báo, hiện nay, Việt Nam đang tăng cường trang bị quân sự, hy vọng tăng cường cơ thắng khi xảy ra giao chiến.
Nhà nghiên cứu lâu năm Ian Storey, Viện nghiên cứu Đông Nam Á của Singapore cho rằng, Việt Nam đặt mua những vũ khí trang bị này là để răn đe Trung Quốc, đồng thời cũng là để khẳng định với Trung Quốc rằng, nếu xung đột leo thang, Việt Nam cũng có thể khiến cho Trung Quốc bị "trọng thương".
Việt Nam sẽ xây dựng mới một biên đội tàu ngầm gồm các tàu ngầm lớp Kilo do Nga chế tạo, sau khi đưa vào hoạt động, biên đội này sẽ trở thành trang bị hàng đầu của lực lượng phòng thủ Việt Nam.
Nhưng, hiện nay chỉ mới có 2 tàu ngầm được bàn giao, hơn nữa, hai tàu ngầm này còn phải trải qua một thời gian mới có thể hình thành sức chiến đấu toàn diện.
Bài báo cho rằng, cho dù sau khi tất cả những vũ khí đặt hàng trên được bàn giao thì sức mạnh quân sự của Việt Nam vẫn sẽ lạc hậu xa so với Trung Quốc. Trung Quốc cũng đang gấp rút thúc đẩy xây dựng hiện đại hóa quân đội, bất cứ phương diện nào về sức mạnh số lượng quân sự của họ cũng đều có thể vượt Việt Nam, nhất là về hải quân.
Tàu hộ vệ tàng hình Lý Thái Tổ HQ-012 của Hải quân Việt Nam. |
Căn cứ vào số liệu của Bộ Quốc phòng Mỹ, hải quân Trung Quốc có 60 tàu hộ vệ và tàu khu trục, ngoài ra còn có 35 tàu ngầm tấn công, nhưng hoàn toàn không phải tất cả những tàu chiến này đều triển khai ở Biển Đông.
Ngoài tàu ngầm quan trọng nói trên, Việt Nam cũng đã đặt mua các loại trang bị quân sự cao cấp. Trong đó có 6 tàu hộ vệ lớp Gepard 3.9 và 10 tàu tấn công nhanh lớp Molniya do Nga sản xuất, ngoài ra Việt Nam còn đặt mua 2 tàu hộ vệ hạng nhẹ lớp Sigma của Hà Lan.
Những trang bị này đều là tàu chiến có tốc độ tương đối nhanh, một số có tính năng tàng hình, đồng thời đã trang bị tên lửa chống hạm có thể ngăn chặn tàu Trung Quốc đi vào vùng biển của Việt Nam.
Nga hiện đang giúp đỡ Việt Nam xây dựng một nhà máy sản xuất tên lửa chống hạm, đồng thời cũng đang cung cấp lô máy bay chiến đấu Su-30MK2 tiên tiến thứ ba cho không quân Việt Nam. Trung Quốc cũng sở hữu loại máy bay chiến đấu này.
Tàu tên lửa lớp Molniya của Hải quân Việt Nam |
Tim Huxley của cơ quan nghiên cứu IISS-Asia cho rằng, Việt Nam còn đang tiến hành đánh giá đối với vài loại máy bay chiến đấu của châu Âu, trong đó có máy bay chiến đấu Typhoon của Eurofingter và máy bay chiến đấu Gripen của hãng Saab Thụy Điển để tiếp tục tăng cường sức mạnh không quân của mình.
Tăng thêm máy bay chiến đấu tiên tiến do châu Âu chế tạo có thể sẽ làm cho Việt Nam có được một ưu thế đáng kể trước Trung Quốc, căn cứ vào một chính sách cấm vận vũ khí được thực hiện lâu dài, Trung Quốc bị cấm mua vũ khí trang bị và tài liệu có liên quan của phương Tây. Nhưng, Trung Quốc đang phát triển máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo của họ.
Tim Huxley cho rằng, Việt Nam sẽ không xây dựng vũ khí trang bị có thể ngang ngửa với Trung Quốc, nhưng những nỗ lực hiện đại hóa quân sự được nước này kiên quyết thực hiện có thể đủ để gây ảnh hưởng đến các hành vi của Trung Quốc trong tương lai.
Tàu hộ vệ hạng nhẹ lớp Sigma do Hà Lan chế tạo |
Ông cho rằng, Việt Nam là khách hàng vũ khí quan trọng. Trong ý thức dân tộc của Việt Nam, lịch sử đấu tranh chống Mỹ và Trung Quốc vào thập niên 60 và 70 của thế kỷ 20 vẫn có dấu ấn rất sâu sắc.
Theo Tim Huxley, Việt Nam có thể khó khăn trong việc đánh bại Trung Quốc, nhưng họ có thể đối kháng ngoan cường với Trung Quốc (Việt Nam luôn bảo vệ vững chắc chủ quyền của mình, không đi xâm lược nước khác, mà chỉ đuổi cút kẻ xâm lược ra khỏi bờ cõi của mình).
Tim Huxley cho rằng, cùng thuộc chế độ xã hội chủ nghĩa và chịu sức ép của chủ nghĩa dân tộc, chính phủ Trung Quốc hiểu rõ, trên phương diện bảo vệ chủ quyền quốc gia, Việt Nam không thể khoan nhượng, cho nên, Trung Quốc không thể xác định Việt Nam sẽ áp dụng phản ứng quân sự vào lúc nào, tính không xác định này sẽ ngăn chặn Trung Quốc áp dụng hành động có thể gây báo thù từ Việt Nam.
Ngoài ra, tuy quan hệ hai nước Trung Quốc và Việt Nam có lúc rơi vào căng thẳng, nhưng, hai nước có quan hệ sâu về văn hóa và kinh tế. Giao lưu hai nước cũng tương đối thường xuyên.
Vào tháng trước, Phó Thủ tướng Việt Nam đã từng tham gia diễn đàn Bác Ngao do chính phủ Trung Quốc tổ chức ở Hải Nam. Quân đội hai nước cũng định kỳ thăm nhau, năm 2013 hai bên đồng ý xây dựng một đường dây nóng giữa hải quân hai nước, nhằm giảm thấp rủi ro xảy ra xung đột.
Hệ thống phòng thủ bờ biển Bastion-P của Hải quân Việt Nam |
Bài báo cho rằng, đồng thời, cách làm tăng cường sức mạnh quân sự để chống lại Trung Quốc của Việt Nam đã tạo sự so sánh rõ rệt so với một số nước láng giềng, những nước láng giềng này như Philippines cũng tồn tại tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc (thực ra là Trung Quốc tham lam và chủ trương bất hợp pháp, nhảy vào gây tranh chấp).
Philippines đang có kế hoạch kiện Trung Quốc lên tòa án quốc tế, lý do là chủ trương lãnh thổ của Trung Quốc đã vi phạm Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (United Nation Law of the Sea).
Việt Nam cũng có một số người đặt câu hỏi như này: chỉ tăng cường sức mạnh quân sự phải chăng đủ để ràng buộc hành vi của Trung Quốc?
Tiến sĩ Trần Công Trục, cựu Trưởng ban biên giới Chính phủ Việt Nam cho rằng, Việt Nam cần áp dụng biện pháp cứng rắn hơn về ngoại giao. Ông kiến nghị, hiện nay có lẽ đã đến lúc làm theo Philippines, nhanh chóng kiện Trung Quốc ra Liên hợp quốc.
Máy bay chiến đấu Su-30MK2 của Không quân Việt Nam |
Nhưng, Tim Huxley cho rằng, Trung Quốc đã công khai từ chối tòa án đặc biệt do Liên hợp quốc lập ra theo đề nghị của Philippines. Điều này càng có thể làm cho Hà Nội tin rằng, Việt Nam cần tăng cường kiên định đi con đường sử dụng sức mạnh quân sự, đặt mua nhiều vũ khí mới hơn.
Ông cho rằng, những vụ việc như Trung Quốc triển khai giàn khoan HD-981 sẽ làm cho các bước hiện đại hóa quân sự của Việt Nam trở nên nhanh hơn.