"Phán đoán nhầm là mối đe dọa lớn nhất của Hải quân Mỹ-Trung"

17/10/2014 10:41
Đông Bình
(GDVN) - Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ cho rằng, xây dựng quy trình thao tác chung và tăng tính dự báo là rất quan trọng, nên chào hỏi nhau hơn là gọi hàng.
Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ, Đô đốc Jonathan Greenert
Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ, Đô đốc Jonathan Greenert

Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ Greenert đã phát biểu tại "Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế" Mỹ vào tối ngày 14 tháng 10, đồng thời giới thiệu việc bố trí lực lượng hải quân Mỹ và "Hội thảo lực lượng hải quân" toàn cầu do Học viện tác chiến hải quân Mỹ tổ chức, người đứng đầu hải quân của hơn 130 nước trong đó có Tư lệnh Hải quân Trung Quốc, Đô đốc Ngô Thắng Lợi đã tham gia hội thảo lần này.

Tại hội thảo lần này, Tham mưu trưởng Jonathan Greenert đã tiến hành cuộc hội đàm lần thứ năm với ông Ngô Thắng Lợi trong 1 năm qua, tần suất liên tục như vậy đã vượt các cuộc gặp gỡ giữa người đứng đầu Hải quân Mỹ với hải quân các nước khác.

Cuộc hội đàm mới nhất đúng vào sau cuộc đối đầu máy bay quân sự Mỹ-Trung ở vùng trời quốc tế phía đông tỉnh Hải Nam, Trung Quốc. Ông Greenert tiết lộ, ông và ông Ngô Thắng Lợi đã nói chuyện nhiều nhất về cách thức ngăn chặn phán đoán nhầm trên biển. Ông Ngô Thắng Lợi cho biết, không muốn Trung-Mỹ tái diễn sự kiện va chạm máy bay, phía Mỹ cũng cho biết không đồng ý.

Tại "Diễn đàn hải quân Tây Thái Bình Dương" tổ chức ở Thanh Đảo vào tháng 4 năm 2014, Hải quân Trung-Mỹ đã ký kết "Quy tắc gặp nhau bất ngờ trên biển", đồng thời hy vọng mở rộng đến các lực lượng khác như Cảnh sát biển, Hải giám.

Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ, Đô đốc Jonathan Greenert (phải)
Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ, Đô đốc Jonathan Greenert (phải)

Ông Ngô Thắng Lợi cho biết, hai bên đều cho rằng, Mỹ và Trung Quốc cũng cần có quy tắc như vậy ở trên không, hai bên đã đồng ý xây dựng "Tiểu ban công tác hành động", do hải quân đứng đầu, thảo luận xây dựng quy tắc hành vi gặp nhau bất ngờ. Ông cảm thấy điều quan trọng nhất hiện nay là tìm kiếm phương thức ở Biển Đông, xử lý vấn đề có thể phát sinh.

Tướng Greenert nhấn mạnh, phán đoán nhầm là nguy hiểm lớn nhất đối với cả Hải quân Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản, không thể để sĩ quan chỉ huy trên biển và phi công có mức độ căng thẳng gia tăng, không biết hoàn cảnh hành động của cá nhân đối phương, xây dựng quy trình thao tác chung và tăng cường tính dự báo rất quan trọng. Ông nói, khi quân đội hai nước áp sát trên biển, cùng chào hỏi nhau, luôn tốt hơn so với gọi hàng để đối phương rời đi.

Tướng Greenert chỉ ra, lực lượng Hải quân Trung Quốc lớn mạnh là một cơ hội, nhưng nếu xử lý không thỏa đáng sẽ biến thành thách thức không ngừng gia tăng. Ông nói, ông Ngô Thắng Lợi lần đầu tiên tham gia "Hội thảo sức mạnh hải quân" và tích cực tiếp xúc với người đứng đầu hải quân các nước khác, có ấn tượng sâu sắc đối với việc nhiều hải quân gặp nhau cộng tác như vậy.

Họ nhận thức được, hải quân trưởng thành phải có trách nhiệm, có thể cùng tồn tại với người khác ở Biển Đông, biển Hoa Đông và bất cứ khu vực nào khác. Hai bên còn đồng ý để cho các sĩ quan chỉ huy trên biển chịu trách nhiệm dựa trên trình tự, phương thức và quy trình đúng đắn. "Nếu chúng ta muốn định hình hành vi của họ thì phải tiếp xúc, tôi nghĩ không có cách nào khác" - Greenert nhấn mạnh.

Số lượng tàu chiến Hải quân Mỹ giảm xuống còn 289 chiếc
Số lượng tàu chiến Hải quân Mỹ giảm xuống còn 289 chiếc

Tướng Greenert còn cho rằng, rất hy vọng gia tăng hết khả năng số lần tàu chiến Trung-Mỹ thăm bến cảng đối phương. Về việc Trung Quốc sẽ chế tạo nhiều tàu sân bay hơn trong tương lai, ông Ngô Thắng Lợi cho đây sẽ là một thách thức đối với Hải quân Trung Quốc, cho rằng, chế tạo một tàu sân bay có thể cất hạ cánh thành công máy bay là một vấn đề, chế tạo nhiều tàu sân bay hơn và hình thành cụm tác chiến tàu sân bay càng khó khăn hơn nhiều, vài năm tới sẽ là thách thức tương đối lớn của Trung Quốc.

Đông Bình