Những đứa trẻ vùng lũ nghẹn ngào phơi sách cho ngày tựu trường

15/08/2011 02:07
(GDVN) - Vừa tìm được một quyển sách bị vùi lấp dưới lớp bùn sâu, nó vừa cố vuốt cho sạch lớp bùn rồi đặt ngay ngắn trên chiếc bàn vừa được dựng dậy.

“Ngày trước, để động viên được con em đi học vát vả lắm. Từ khi trường về đến bản các cháu không phải nghỉ học nữa. Nhưng nay trường lại không có nữa, không biết giờ phải tính sao nữa. Những ngày này năm trước trong bản khắp nơi đâu đâu cũng nhộn nhịp chuẩn bị cho ngày tựu trường vậy mà năm nay đến chừng này vẫn chưa làm gì được” - trưởng bản Xốp Xăng - ông Voong Phò Vinh buồn rầu tâm sự.

Trận lũ quét lịch sử vào những ngày cuối tháng 6 vừa qua đã gây thiệt hại lớn cho người dân và chính quyền địa phương hai huyện miền tây xứ Nghệ là Kỳ Sơn và Tương Dương. Trong đó nghành giáo dục bị thiệt hại nặng nề. Ngày tựu trường đã đến nhưng những gian nan vẫn đang chồng chất.

LTS: Hôm nay, 15/8, học sinh cả nước đang nô nức trong ngày tựu trường năm học mới, thì những học sinh vùng lũ nơi đây, lại đang gắng sức khắc phục hậu quả của cơn lũ, mà không biết rồi đây, các em có trường, có lớp, có sách vở để bắt đầu năm học mới hay không?

Vui mừng khi tìm được cuốn sách vùi trong đống đổ nát

Đến thăm xã Yên Tĩnh, huyện Tương Dương, chúng tôi bắt gặp cảnh những đứa trẻ đang lúi húi cùng với các thầy cô giáo dựng lại những chiếc bàn ghế còn sót lại. Nhìn đứa nào đứa nấy lấm lem bùn, nhưng chúng vẫn cố gắng tìm kiếm những gì còn sót lại.

Có đứa vừa tìm được một quyển sách bị vùi lấp dưới lớp bùn sâu, nó vừa cố vuốt cho sạch lớp bùn rồi đặt ngay ngắn trên chiếc bàn vừa được dựng dậy, đôi mắt cứ nhìm chằm chằm vào quyển sách có vẻ rất tiếc nuối.

Cậu bé Vi Văn Dương, học sinh lớp 5 trường tiểu học Yên tĩnh lo lắng khi sách vở đã bị lũ cuốn trước ngày tựu trường sắp đến
Cậu bé Vi Văn Dương, học sinh lớp 5 trường tiểu học Yên tĩnh
lo lắng khi sách vở đã bị lũ cuốn trước ngày tựu trường sắp đến

Với trẻ ở bản vùng cao biên giới này được đi học là cả một niềm vui lớn.

Năm 2010, địa phương đã xây dựng tại bản Hạt một ngôi trường cấp 1 với trị giá hơn 1 tỷ đồng. Có trường ngay trong bản, lại được đi học nên cả phụ huynh và lũ trẻ ở đây vui lắm. Nhưng nỗi vui chưa tày gang thì trận lũ vừa qua đã làm sập ngôi trường.

Chị Lô Thị Việt - bản Hạt bùi ngùi nói: “Ngày khánh thành ngôi trường mọi người trong bản ai cũng vui lắm nhưng giờ thì hết rồi. Lũ nó cho đi hết cả rồi các chú ạ! Chỉ còn lại trơ một đống đổ nát thôi”!

Em Vi Văn Dương - học sinh lớp 5 vừa khóc vừa nói: “Ngày trước có trường gần nhà bố mẹ cho cháu đi học, giờ trường sập rồi nếu phải đi học xa chắc cháu lại phải nghỉ theo bố mẹ đi rẫy thôi”.

 Những quyển sách, quyển vở còn sót lại được học sinh phơi ra chuẩn bị cho năm học mới
Những quyển sách, quyển vở còn sót lại được học sinh
phơi ra chuẩn bị cho năm học mới


Không riêng gì bản Hạt mà tại trường cấp 1, bản Pa Tý hầu hết bàn ghế, đồ dùng học sinh bị lũ cuốn trôi.

 “Toàn bộ đã bị nhấm chìm hết trong bùn rồi; bàn ghế, máy vi tính, thiết bị dạy học cũng lũ cuốn hết rồi, năm học mới đến rồi mà giờ không biết lấy gì mà dạy học đây?” thầy Lương Thanh Hoàn - hiệu trưởng trường tiểu học Yên Tĩnh 1 cho hay.

Ông Vi Vũ Quang - Chủ tịch UBND xã Yên Tĩnh tâm sự: “Xã vùng biên này vốn đã khó khăn, việc đi học của các cháu rất vất vả. Vậy mà giờ lũ nó cuốn phăng đi hết rồi, năm học mới lại sắp đến, không biết ròi xoay xở sao giúp các cháu có chỗ ngồi học bây giờ”

Ngôi trường tiểu học bản Hạt (huyện Tương Dương) vừa được xây năm 2010 đã bị lũ kéo sập hoàn toàn
Ngôi trường tiểu học bản Hạt (huyện Tương Dương)
vừa được xây năm 2010 đã bị lũ kéo sập hoàn toàn

Trường vừa xây xong đã bị cuốn trôi

Kỳ Sơn là huyện miền núi xa nhất của tỉnh Nghệ An và trong trận lũ cuối tháng 6 vừa qua đây là địa phương bị thiệt hại nặng nề nhất. Trong tổng thiệt hại 200 tỷ đồng của huyện Kỳ Sơn do lũ, thì riêng ngành giáo dục thiệt hại hơn 6 tỷ đồng. Toàn huyện có 11 trường học bị nước lũ tàn phá, trong đó có 4 trường bao gồm Tiểu học 2 và Mầm non Mường Típ, Trường Tiểu học, mầm non Thị trấn Mường Xén gần như bị xóa sổ, phải đầu tư xây dựng lại mới từ đầu.

Riêng hai ngôi trường cấp 3 duy nhất của huyện là trường THPT và trường dân tộc nội trú của huyện là không bị lũ tàn phá, nhưng lại nằm bên kia dòng sông Nậm mộ, bị chia cắt bởi cây cầu treo bản Phay nối hai bờ sông, nay đã bị lũ cuốn trôi. Muốn đi học, những học sinh nơi đây phải đi vòng hơn 7km qua nhiều đoạn suối và đường bùn lầy lội mới đến được trường.

Cầu treo bản Phảy con đường duy nhất  nối hai dòng Nậm Mộ để sang trường THPT và dân tộc nội trú Kỳ Sơn đã bị lũ cuốn trôi
Cầu treo bản Phảy con đường duy nhất nối hai dòng Nậm Mộ
để sang trường THPT và dân tộc nội tr

Khi chúng tôi đến trường tiểu học Mường Típ 2, ngôi nhà nội trú của trường đã bị "hà bá" cho đi theo dòng nước giữ, các gian phòng học thì bị rạn nứt và ngập chìm sâu trong bùn đất. có nơi bùn vẫn còn nằm ngập hơn 2/3 phòng học.

Được biết, trường vừa được đưa vào sử dụng tháng 10 năm 2010 trong chương trình kiên cố hóa trường học. Thầy Đàm Huy Quang hiệu trưởng trường Mường Típ 2 vẫn còn hoang mang khi nói vê cơn lũ: “Năm 2005 lũ cũng lên nhưng chỉ ngập có đến nền nhà, nhưng năm nay lũ về nhanh ngập hết toàn bộ. May mà giáo viên, học sinh đang nghỉ hè và lũ về ban ngày không thì ngập lũ chêt người ròi các anh ạ. Giờ sách vở tài liệu, dụng cụ học tập, đồ dung sinh hoạt, quàn áo của giáo viên, học sinh chẳng còn cái gì nữa. Giờ không biết lấy chỗ đâu cho các em ngồi học nữa”.

Riêng thầy cô giáo do không có chỗ ở nên hiện tại tất cả đang phải ở tạm tại nhà của chủ tịch UBND xã.

Tại bản Xốp xăng, xã Mường Ải điểm trường tiểu học của xã này tại đây đã bị lũ cuốn trôi không còn nổi viên gạch. Trường mầm non thì bị rạn nứt không thể sử dụng được nữa.

Tại xã Bắc Lý, mọi việc lại thê bộn bề hơn khi vừa trải qua đợt lũ tháng 6 xong, đến tháng 7 vừa rồi trường tiểu học xã Bắc Lý lại tiếp tục phải hứng chịu thêm một một trận đại cuồng phong nữa. Khung cảnh nơi đây vẫn chưa xóa đi được xác xơ tiêu điều của trận lũ vừa đi qua.

“Huyện đang chỉ đạo sát sao việc khắc phục hậu quả tại các trường học. Cố gắng không để học sinh phải chậm học trong năm học mới. Tuy nhiên do nhiều điểm trường bị thiệt hại nặng nên việc khắc phục không thể trong ngày một ngày hai” ông Bùi Trầm chủ tịch UBND huyện Kỳ sơn cho biết.

Trường mần non tại bản Xốp Xăng (xã Mường Ải, huyện Kỳ Sơn) đã bị rạn nứt không thể sử dụng được nữa
Trường mần non tại bản Xốp Xăng (xã Mường Ải, huyện Kỳ Sơn)
đã bị rạn nứt không thể sử dụng được nữa
Nhân dân và giáo viên trường Mường Típ vẫn đang tích cực khắc phục hậu quả của cơn lũ gấy ra để kịp cho ngày tựu trường
Nhân dân và giáo viên trường Mường Típ vẫn đang tích cực
khắc phục hậu quả của cơn lũ gấy ra để kịp cho ngày tựu trường

Đại biểu Lương Thanh Hải (huyện miền núi Tương Dương) cho biết hiện Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện rất ít học sinh. Một số xã ở Tương Dương có đến 50% học sinh bỏ học sau khi học xong bậc THCS do điều kiện khó khăn hoặc lo sợ học xong sẽ không có việc làm.

Hoàng Sơn