“Ai giết con chim nhạn?”: khủng hoảng giáo dục và đạo đức kinh tế toàn cầu

20/05/2019 06:16
Nguyễn Thị Lan Hương
(GDVN) - Hãy luôn tự hỏi, hỡi những nhà chính trị, kinh tế, quân sự, dẫn đầu thế giới, chúng ta muốn sống, muốn xây dựng một tương lai nào cho con em chúng ta?

LTS: Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam tiếp tục nhận được bài viết "Ai giết con chim nhạn?”: khủng hoảng giáo dục và đạo đức kinh tế toàn cầu" của tác giả Nguyễn Thị Lan Hương hiện là nghiên cứu sinh về giáo dục tại Hoa Kỳ.

Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết này.

Cuốn truyện đoạt giải thưởng lớn “Ai giết con chim nhạn” của Mỹ là một trong những truyện được mang vào dạy trong giáo dục phổ thông (*)

Chuyện đơn giản, nhưng đặt một câu hỏi lớn cho thời đại: Ai đã và đang giết đi sự tử tế, đạo đức của con người? 

Câu trả lời từ cựu Chủ tịch World bank, “do khủng hoảng đạo đức trong giáo dục và kinh tế” [1].

Ở Việt Nam, chuyện này được diễn ra dưới góc độ xã hội: “Ghen vợ, đốt xác, phi tang”, gây ầm ĩ trên mặt báo [2] (phải nói rõ là báo chí, bởi sự thật và báo chí lại là một chuyện vẫn cần tranh luận), trong thời đại đi lên toàn cầu và Chính phủ đang kêu gọi “Đổi Mới, Sáng tạo để Vượt lên thành nước công nghiệp hóa”.

Ở Trung Quốc, Chủ Tịch Trung Quốc kêu gọi “Châu Á, hãy đoàn kết” [3], nhưng ngoài sự kêu gọi đó cả châu Á, đặc biệt là các nước trong khu vực biển quốc tế có liên quan với vùng biển Nam Hải của Trung Quốc thì đặc biệt quan ngại.

Bởi, những hoạt động quân sự hóa những đảo họ chiếm đóng bất hợp pháp của Việt Nam và những nước láng giềng, vi phạm nghiêm trọng quyền đi lại tự do trong khu vực biển quốc tế và vi phạm lãnh thổ của các quốc gia có liên quan, bất chấp trọng tài quốc tế đã đưa ra phán quyết phủ nhận quyền sở hữu hợp pháp của Trung Quốc với những thực thể chiếm đóng bất hợp pháp đó của họ [4].

“Ai giết con chim nhạn?”: khủng hoảng giáo dục và đạo đức kinh tế toàn cầu ảnh 1Cách mạng đại học Mỹ sẽ đi về đâu?

Ở Mỹ, những câu chuyện về đạo đức của chủ nghĩa tư bản [5] và những chính sách kêu gọi “miễn phí tiền học” [6], nhưng hơn 20 năm qua, người dân và sinh viên Mỹ đã gánh chịu từ 25%-50% tiền học và bỏ học ở mức độ lớn (65% tổng số sinh viên đại học cao đẳng bỏ học) [7]. 

Trong hơn 20 năm qua, 100 triệu người Mỹ tụt xuống mức sống nghèo đói [8] (đương nhiên, nghèo đói của Mỹ là $17/ngày [9], gấp 8 lần so với định mức nghèo đói toàn cầu $1,9/ngày do World bank đưa ra [10]). Nghèo đói Mỹ cũng phải khác! Nợ của Mỹ lớn nhất thế giới, với chủ nợ lớn nhất là Trung quốc [11].

Và còn nhiều nữa, những câu chuyện tương tự, vòng quanh thế giới.

Nếu nhìn đến thực trạng của một thế giới mà cựu chủ tịch World bank nêu ra, “khủng hoảng giáo dục là do khủng hoảng đạo đức và kinh tế toàn cầu”, nó không có gì để đúng hơn. 

Nhưng nếu hỏi ông rằng, ai gây ra khủng hoảng đạo đức và kinh tế toàn cầu? Liệu Ông có dám chỉ mặt điểm tên?

Tương tự như, có ai dám nói rõ, ai đã giết con chim nhạn, một biểu tượng của sự tử tế, nhân hậu, vị tha, đạo lý sống làm người?

Khi không có ai dám chỉ thẳng ra, chúng ta đành thử điểm qua một số khía cạnh khác nhau, mà không gì tốt hơn bằng nhìn vào các chỉ số đo lường nhân quyền (Human Rights Index) và phát triển con người (Human Development Index), nêu ra.

Ví dụ như, chúng ta có một thế giới thế này: Máu và sức lao động của trẻ em châu Phi [2016, Amnesty Report].

(Ảnh: tác giả cung cấp).
(Ảnh: tác giả cung cấp).

Bên cạnh một thế giới “lực đẩy” kinh tế thế này: 16 quốc gia đóng góp 80% tăng trưởng kinh tế.

(Ảnh: tác giả cung cấp).
(Ảnh: tác giả cung cấp).

Nhưng sự thật đằng sau những thế giới được vẽ trên là thế nào?

Trong chỉ số về Phát triển Con Người, Mỹ đứng hạng 13/189 và Trung Quốc đứng hạng 86/189 [12].

Trong một thế giới nợ, những nước đang được coi là “thúc đẩy tăng trưởng kinh tế” là những nước có nợ lớn nhất thế giới, những nơi đã và đang là nguy cơ gây “bùng nổ” khủng hoảng kinh tế lớn, dựa trên sự bất bình đẳng thu nhập trong nước và quốc tế lớn nhất!

(Ảnh: tác giả cung cấp).
(Ảnh: tác giả cung cấp).

Nếu ai đó có nghi ngờ gì về việc tại sao hơn 20 năm qua, Trung Quốc tập trung rất lớn để quân sự hóa lực lượng chiến đấu và thúc đẩy chiếm đóng biển đảo của các nước láng giềng, đồng thời với hơn 20 năm của Mỹ “tụt” hậu trong giáo dục và mức sống, đẩy 1% giàu có thu nhập tăng gấp 4, trong khi 40% người dân trung lưu đi xuống nghèo đói, hãy tìm đọc cuốn sách hay nổi tiếng, “Who rules America?” (Ai lãnh đạo nước Mỹ) [12], để hiểu rõ hơn, tại sao giữa việc mô hình quân sự hóa và kinh tế chiến tranh của Mỹ và Trung Quốc đã đẩy thế giới vào khủng hoảng kinh tế - xã hội như thế nào, trong đó có giáo dục, không chỉ cho họ, mà cho toàn thể thế giới!

Với những thực trạng trên đây, quay trở lại với quá trình toàn cầu hóa để “chuyển đổi” lên thời đại số hóa và internet vạn vật (IoT), với con trẻ, với giáo dục khi được công nghệ và internet hóa, mô hình “cá nhân hóa học tập” (personalized learning) [13], được nhận xét thế này:

“Để có thể cá thể hóa giáo dục cho mỗi trẻ, nó đòi hỏi phải có hỗ trợ phức hợp từ công nghệ thuật toán (“algorithm”) nhằm "diễn giải" các hoạt động cho con trẻ.  Nhưng chuyện này phải trả giá. 

Sử dụng thuật toán (“algorithm”) để quyết định những gì chúng được đọc và học là phi nhân tính và không còn tính cá nhân hóa.  

Cách tiếp cận giáo dục công nghệ như vậy tập trung vào xử lý nội dung tài liệu giáo dục, nhưng không phải là cách giáo dục có ý nghĩa sáng tạo” [13].

Để làm rõ hơn về “phải trả giá”, chúng ta được thông báo Trung Quốc đăng cai chương trình Giáo dục AI với UNESCO [14], bất chấp những vi phạm về nhân quyền và đàn áp có chủ đích những hoạt động về luyện tập thân thể [15] và hơn thế, vi phạm về đạo đức nghiên cứu khoa học [16]. 

“Ai giết con chim nhạn?”: khủng hoảng giáo dục và đạo đức kinh tế toàn cầu ảnh 5Những điều thực sự cần để sinh viên Mỹ đạt thành tựu

Trong một số thông tin báo chí, họ đang đề cập đến AI và nghiên cứu của Trung Quốc đang cần hơn nữa “những khuôn mặt của châu Phi” [17].

Không kém, để chạy đua cạnh tranh trong vị thế lãnh đạo thế giới công nghệ trong AI giữa 3 nước lớn hàng đầu [18], các thông báo cập nhật về công nghệ nghiên cứu do TechReview cũng đưa những tin như thế này “mạng xã hội kết nối giữa não người” [19] hay như tuyên bố của IBM – Watson và được Thomas Friedman ghi chép “lần đầu tiên, chương trình máy tính có thể copy 30 năm kinh nghiệm và tri thức chỉ chưa đầy một đêm” [20].

Chúng ta có cần nhìn kỹ lại, ai đã giết con chim nhạn hay không?

Bài học gì từ những thông tin trên, khi chỉ 10-20 năm sau đây thôi, thế hệ lãnh đạo sau đây, hay thế hệ con cháu chúng ta nhìn lại những “thành tựu” giết chết sự tử tế, đạo đức làm người, giữa con người và con người, giữa dân tộc này với dân tộc khác, dù cũng là con người cả, chúng sẽ nghĩ gì?

Chúng ta nói đến xây dựng một thế hệ tương lai không bị giới hạn (UnlimitedGen) [21] và Giáo dục không chờ đợi (EducationcannotWait) [21], liệu có bằng máu, nước mắt, cuộc đời hy sinh của những kẻ khác, đồng loại con người của chính chúng ta, từ kinh tế - chính trị cho tới trí tuệ của kẻ khác? 

Hay chúng ta, đang bằng những hành động sai trái vô cùng, đã và đang tạo ra những thế hệ “không bị giới hạn”, nhưng theo nghĩa ngược lại, bởi những xâm phạm nghiêm trọng đạo lý làm người của thế hệ cha anh?

Hãy luôn tự hỏi, hỡi những nhà chính trị, kinh tế, quân sự, dẫn đầu thế giới, chúng ta muốn sống, muốn xây dựng một tương lai nào cho con em chúng ta?

Xin đừng giết ai cả! Hãy học làm người, trước khi học làm bất kỳ điều gì!

Tài liệu tham khảo:

(*) https://en.wikipedia.org/wiki/To_Kill_a_Mockingbird;

[1] https://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Tien-da-lo-xong-dat-cam-roi-thu-cua-mot-Nha-nghien-cuu-gui-lanh-dao-toan-cau-post180057.gd

[2] https://thanhnien.vn/thoi-su/an-mang-rung-dong-chong-giet-vo-dot-xac-phi-tang-khoi-to-luong-hoang-vu-1081609.html

[3] https://thoidai.com.vn/ngam-don-tu-ong-trump-trung-quoc-keu-goi-toan-chau-a-doan-ket-77385.html

[4]https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%C6%B0%E1%BB%9Dng_ch%C3%ADn_%C4%91o%E1%BA%A1n; https://vnexpress.net/the-gioi/toan-van-thong-cao-phan-quyet-cua-toa-trong-tai-ve-duong-luoi-bo-3435347.html; http://nghiencuubiendong.vn/nghien-cuu-vietnam/6994-dieu-chinh-chinh-sach-bien-dong-cua-trung-quoc-sau-phan-quyet; https://thediplomat.com/2016/12/its-official-xi-jinping-breaks-his-non-militarization-pledge-in-the-spratlys/; https://www.nytimes.com/2016/08/09/world/asia/china-spratly-islands-south-china-sea.html;

[5] https://news.gallup.com/poll/240725/democrats-positive-socialism-capitalism.aspx; https://www.harvardindependent.com/2019/02/moral-capitalism/; Moral Capitalism: Reconciling Private Interest with the Public Good, 2003, Stephen Young; https://prospect.org/article/call-moral-capitalism;

[6] https://www.insidehighered.com/news/2018/09/26/free-college-proposals-shift-fit-state-needs-and-emulate-successful-examples;

[7] Higher Education in America, 2014, Derek Bok

[8] Wealth Inequality in America, https://www.youtube.com/watch?v=QPKKQnijnsM; https://www.cbpp.org/research/poverty-and-inequality/a-guide-to-statistics-on-historical-trends-in-income-inequality;

[9] https://www.thebalance.com/federal-poverty-level-definition-guidelines-chart-3305843;

[10] https://data.worldbank.org/indicator/SI.POV.DDAY;

[11] https://www.visualcapitalist.com/63-trillion-world-debt-one-visualization/

[12] https://en.wikipedia.org/wiki/Who_Rules_America%3F

[13] https://www.edsurge.com/news/2018-01-21-personalized-learning-is-a-problem-of-privilege

[14] https://en.unesco.org/events/international-conference-artificial-intelligence-and-education;

[15] https://www.hrw.org/world-report/2018/country-chapters/china-and-tibet; https://vi.wikipedia.org/wiki/Cu%E1%BB%99c_%C4%91%C3%A0n_%C3%A1p_Ph%C3%A1p_Lu%C3%A2n_C%C3%B4ng;

[16] https://www.economist.com/science-and-technology/2019/01/31/recent-events-highlight-an-unpleasant-scientific-practice-ethics-dumping; https://www.universityworldnews.com/post.php?story=20190307200925304;  RESEARCH INTEGRITY IN CHINA: PROBLEMS AND PROSPECTS  DAVID RESNIK and WEIQIN ZENG;

[17] https://foreignpolicy.com/2018/07/24/beijings-big-brother-tech-needs-african-faces/;

[18] https://www.thetechedvocate.org/six-countries-leading-the-ai-race/; https://www.weforum.org/agenda/2016/10/top-10-ethical-issues-in-artificial-intelligence/; https://en.wikipedia.org/wiki/Artificial_intelligence_arms_race;

[19] https://www.technologyreview.com/s/612212/the-first-social-network-of-brains-lets-three-people-transmit-thoughts-to-each-others-heads/

[20] Thank you for being late, p. 36, 74, Thomas Friedman

[21] Khẩu hiệu và tên các tổ chức giáo dục, hợp tác cùng UN thực hiện chương trình và mục tiêu SDG 2030, Giáo dục Chất lượng cho Tất cả; https://www.generationunlimited.org/our-work/youth-challenge; http://www.educationcannotwait.org/; https://www.globalpartnership.org/education-cannot-wait và http://newasiagloballearning.com/tin-tuc/quyen-con-nguoi-trong-the-gioi-internet-va-nen-kinh-te-chia-xe.html;

Nguyễn Thị Lan Hương