Nhiều em có năng khiếu văn học nhưng chọn thi các khối tự nhiên

01/05/2019 07:40
Trinh Phúc
(GDVN) - Hứng thú học văn của học sinh thời này bị tác động mạnh đến xu hướng chọn nghề nghiệp, vì thế ít em có đam mê văn học.

Bên lề Hội thảo Khởi nghiệp trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 do Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam và Trường Trung học Phổ thông Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam có cơ hội trao đổi với cô giáo Đỗ Thu Hà, giáo viên dạy văn của trường về dạy và học văn hiện nay.

Làm giáo viên đứng lớp dạy 10 năm, cô Hà cảm nhận được sự thay đổi của từng thế hệ học sinh trong việc cảm thụ văn học.

Theo đó, càng ngày học sinh yêu thích môn văn ít hơn. Các em thiên về các khối tự nhiên nhiều nên ngay cả những học sinh có năng khiếu học môn nhưng khi lựa chọn ngành nghề các em vẫn lựa chọn các môn tự nhiên vì thuận lợi trong việc lựa chọn trường đại học.

Cô Đỗ Thu Hà chia sẻ về dạy và học văn hiện nay ở Trường Trung học phổ thông Lục Nam, tỉnh Bắc Giang (ảnh Trinh Phúc).
Cô Đỗ Thu Hà chia sẻ về dạy và học văn hiện nay ở Trường Trung học phổ thông Lục Nam, tỉnh Bắc Giang (ảnh Trinh Phúc).

Việc học văn, các em cũng thích quan tâm đến thể loại truyện hơn là thơ và ký. Trong chương trình 12 phần thơ nặng và ký thì khó cảm thụ.

Để tạo sự đam mê cho các em học sinh học văn, các thầy cô đã phải sử dụng nhiều phương pháp, trong đó tổ chức ngoại khóa ở trường, hoặc sân khấu hóa một số trích đoạn văn học hoặc dạy học văn bằng việc đi trải nghiệm.

Cô Đỗ Thu Hà cho rằng, sân khấu hóa không chỉ tiến hành cho cả khối mà chúng tôi sân khấu hóa ngay ở trong tiết học. Tùy từng nội dung mà có thể tiến hành sân khấu hóa từng bài.

Đánh giá về thái độ của học trò, cô Đỗ Thu Hà cho rằng, việc học trò tham gia sân khấu hóa khiến các em rất tích cực. Các em rất hào hứng và thích thú.

Nhiều em có năng khiếu văn học nhưng chọn thi các khối tự nhiên ảnh 2Lý do cô giáo vẫn quyết giữ thói quen đến thăm từng nhà học sinh

“Việc sân khấu hóa thì các em có điều kiện nhập vai hơn. Trong quá trình để sân khấu hóa có quá trình tập luyện và rèn thêm các kỹ năng và gần gũi nhau hơn. Các em được sống vì tác phẩm nhiều hơn” – cô Hà chia sẻ.

Gần đây, có nhiều việc gây tranh cãi liên quan đến việc học sinh ở thành phố Hồ Chí Minh sân khấu hóa những tình tiết được cho là “nhạy cảm” trong các trích đoạn của Bỉ Vỏ - của Nguyên Hồng, Số Đỏ của Vũ Trọng Phụng, hay Quan Âm Thị Kính… cô Hà cho rằng, việc sân khấu hóa cần đặt ra mục tiêu, yêu cầu bám sát văn bản, nhập vai làm sao diễn xuất để hòa nhập, hiểu nhân vật sâu hơn.

Theo cô Hà: “Khi đã hiểu được nhân vật, tác phẩm, hiểu thông điệp của nhà văn thì yêu cầu bám sát tác phẩm và chỉ cho diễn ở những đoạn trích trong văn bản sắc nét để giúp học sinh hiểu sâu về nhân vật, tác phẩm, hóa thân vào nhân vật để hiểu các kỹ năng khác.

Tuy nhiên, những trích đoạn cần thiết phải đảm bảo tính giáo dục, thẩm mỹ”.

Cũng theo cô Hà, học sinh thích được diễn phần kịch hay truyện. Còn đọc thơ hoặc ngâm thì đối với học sinh có năng khiếu.

Một trong những vấn đề lên quan đến dạy văn hiện nay mà các bạn học sinh lớp 12 quan tâm đó là đề thi mô phỏng của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Trao đổi, với cô Hà về vấn đề này và được cô cho biết, đề văn mô phỏng khá là phù hợp, lượng kiến thức chủ yếu ở lớp 12 nên sẽ thuận lợi hơn với học sinh.

Nhiều em có năng khiếu văn học nhưng chọn thi các khối tự nhiên ảnh 3Thầy ơi cho con hỏi, không có ước mơ gì thì chọn ngành nào?

Theo dự kiến lộ trình 2 năm thì Bộ sẽ cho chương trình thi cả khối 10 và 11 nhưng với bộ đề mô phỏng thì phần lớn kiến thức nằm ở khối 12 nên đó là thuận lợi cho học sinh.

Trăn trở nhất đối với học sinh theo khối C đó phần trăm còn lại không biết rơi vào chương trình lớp 10, 11. Đây là phần chiếm tỉ lệ điểm ít nhưng lại quyết định để cạnh tranh vào các trường top trên.

Đánh giá về cấu trúc đề, cô Hà cũng cho rằng đã có sự đổi mới. So với trước đây, học sinh phần lớn chỉ học tủ những tác phẩm trong chương trình.

Với cách học mới, học sinh không chỉ nắm căn bản, học chắc những tác phẩm trên lớp mà các em đã nắm được kỹ năng làm bài.

Không chỉ học kiến thức sách vở mà còn phải nắm thông tin bên ngoài mới có thể làm bài tốt đặc biệt phần nghị luận xã hội.

Do đó, cô Hà cho rằng, là luôn luôn nhắc học sinh quan tâm đến thời sự để có thể nắm bắt phản ứng trái chiều, nhiều chiều, từ đó sẽ dễ nắm bắt để viết hơn.

Trinh Phúc