Tự chủ và trách nhiệm giải trình điều kiện để nâng cao chất lượng giáo dục mở

23/05/2018 06:21
Thùy Linh
(GDVN) - Song song với quyền tự chủ cao cơ sở giáo dục phải được yêu cầu có trách nhiệm giải trình cao để điều chỉnh quyền tự chủ theo yêu cầu cầu của môi trường.

Trong thời đại bùng nổ về thông tin và tiến bộ khoa học công nghệ, đặc biệt là về công nghệ thông tin và truyền thông đã làm cho khoa học giáo dục đổi mới và phát triển khôn lường, có nhiều quan điểm và nhận thức về khoa học giáo dục mới, ở mức độ đảo ngược, trong đó có giáo dục mở

Ngoài ra, chính các tiến bộ về khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ 4.0 đã đẩy nhanh tiến độ toàn cầu hóa mọi mặt, trong đó có đào tạo nguồn nhân lực làm cho hoạt động giáo dục phải đổi mới căn bản, toàn diện và phải mở.

Nhìn nhận tầm quan trọng đó, cô Phạm Hương Thảo và Phó giáo sư Lê Đức Ngọc (Đại học Quốc gia Hà Nội) đề cập đến một góc nhìn về quản lý chất lượng giáo dục mở bằng giải pháp nâng cao quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình cho các cơ sở giáo dục mở.

Tự chủ và trách nhiệm giải trình điều kiện để nâng cao chất lượng giáo dục mở ảnh 1
Tự chủ và trách nhiệm giải trình là giải pháp quản lý chất lượng giáo dục mở (Ảnh minh họa: Báo Tuổi trẻ)

Theo đó, về quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình đối với cơ sở giáo dục mở, do cơ sở giáo dục mở thường xuyên tương tác và trao đổi với môi trường kinh tế-chính trị-xã hội trong và ngoài nước để tiếp nhận nguồn lực (nhân lực, tài lực và thông tin) nhằm điều chỉnh, tổ chức và triển khai các hoạt động để tạo ra các sản phẩm đáp ứng với môi trường ngoài. 

Vì môi trường luôn biến động và phát triển nên cơ sở giáo dục mở phải có quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình cao mới có những tương tác và trao đổi kịp thời phù hợp và đáp ứng với các biến đổi và phát triển đó. 

Mặt khác, trong nền kinh tế thị trường, giáo dục là hoạt động dịch vụ, các hoạt động của nó có tính linh hoạt cao, nên không có quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình cao thì không thể có chất lượng phù hợp và đáp ứng yêu cầu/mục tiêu của môi trường luôn thay đổi và phát triểng. 

Ngoài ra, các văn bản hành chính (pháp luật và văn bản dưới luật) đến cơ sở giáo dục luôn luôn chậm nhịp hơn so với biến động của môi trường.

Hậu quả của không có quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình cao hoặc không đủ năng lực để khai thác quyền đó là cơ sở giáo dục không chủ động đổi mới và nâng cao chất lượng phù hợp/đáp ứng với yêu cầu thị trường nên sản phẩm nhân lực thất nghiệp, còn không đáp ứng kịp thời tiến bộ khoa học công nghệ nên sản phẩm khoa học và dịch vụ không được môi trường tiếp nhận như một loại hàng hóa cao cấp. 

Tự chủ và trách nhiệm giải trình điều kiện để nâng cao chất lượng giáo dục mở ảnh 2Những bất cập khi đào tạo theo giáo dục mở và từ xa

Đồng thời, cơ sở giáo dục mở cần được giao quyền tự chủ để chủ động và linh hoạt tương tác và trao đổi với môi trường ngoài và nhờ đó tạo ra nguồn nhân lực, sản phẩm khoa học và dịch vụ cộng đồng phù hợp/đáp ứng môi trường.

Song song với quyền tự chủ cao cơ sở giáo dục phải được yêu cầu có trách nhiệm giải trình cao để điều chỉnh quyền tự chủ cao không bị lệch chuẩn theo yêu cầu của môi trường.

Như vậy, đảm bảo quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình cao chính là giải pháp quản lý chất lượng phù hợp nhất đối với cơ sở giáo dục mở.

Trách nhiệm giải trình trước các bên liên quan cho việc sử dụng quyền tự chủ đối với bất kỳ lựa chọn nguồn lực và thông tin nào từ môi trường để tổ chức và triển khai các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và dịch vụ cộng đồng, đều cần được triển khai, để điều chỉnh các lựa chọn đó cho phù hợp, chính xác, khách quan. 

Kết hợp nâng cao quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình cho cơ sở giáo dục có thể tạo thành mô hình quản lý chất lượng mới phù hợp hơn với các sở giáo dục mở. 

Thay vì quản lý chất lượng theo các mô hình: Kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng... đều dựa trên cơ sở các bộ tiêu chuẩn chất lượng “đóng”, có nghĩa là nó được ban hànhthường lạc hậu với biến động của môi trường và không phù hợp với sứ mạng và hệ giá trị của cơ sở giáo dục xác định. 

Cụ thể là các bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cơ sở đào tạo lâu nay không phân biệt giữa các cơ sở đào tạo nghiên cứu hay ứng dụng, cơ sở đào tạo các ngành khoa học cơ bản với các ngành kỹ thuật-công nghệ hay các ngành văn hóa nghệ thuật...

Tự chủ và trách nhiệm giải trình điều kiện để nâng cao chất lượng giáo dục mở ảnh 3Giáo viên nêu hướng phát triển hệ thống giáo dục phổ thông đảm bảo định hướng mở

Điều này dẫn đến việc không giúp/không bắt buộc các cơ sở giáo dục đại học có sứ mạng khác nhau đó, tạo ra các sản phẩm phù hợp/đáp ứng môi trường luôn biến động, đòi hỏi chất lượng ngày một cao hơn, đặc thù hơn. 

Ngược lại, nếu quản lý chất lượng bằng giao quyền tự chủ kèm theo trách nhiệm giải trình cao, thì chắc chắn rằng, các cơ sở đào tạo phải vận dụng quyền tự chủ và lo lắng trước trách nhiệm giải trình cao để:

- Xây dựng chuẩn đầu ra với định hướng chuẩn bị tiềm năng cho người học phát triển, đáp ứng yêu cầu của các bên liên quan (nhà quản lý, nhà tài trợ, cơ sở sử dụng nhân lực, nhà khoa học, nhân lực thực hiện giáo dục đào tạo, người học...).

- Đổi mới chương trình đào tạo làmcông cụ chuyển tải chuẩn đầu ra đã xác định đến người học.

- Đổi mới phương pháp dạy học gắn với chuyển tải chuẩn đầu ra đến người học có hiệu quả và chất lượng cao,

Và đổi mới kiểm tra đánh giá thành quả học tập để góp phần chuyển tải và đánh giá mức độ đạt được chuẩn đầu ra càng chính xác, khách quan càng cao càng tốt.

Theo cô Phạm Hương Thảo và Phó giáo sư Lê Đức Ngọc, quản lý chất lượng như vậy là quản lý từ dưới lên, từ trong ra (từ nhà khoa học, nhân lực thực hiện giáo dục đào tạo, người học...) và từ trên xuống, từ ngoài vào (nhà quản lý, nhà tài trợ, cơ sở sử dụng nhân lực...).

Do đó hoạt động của cơ sở giáo dục sẽ cho chất lượng các sản phẩm phù hợp hơn, đáp ứng kịp thời biến động và phát triển của môi trường.

Thùy Linh