Thời báo Hoàn Cầu ngày 14/1 có bài viết tuyên truyền rằng, Việt Nam là nước láng giềng của Trung Quốc, hai nước có truyền thống hữu nghị sâu đậm, Việt Nam cũng có nhiều chỗ rất giống Trung Quốc, chẳng hạn trên phương diện mua sắm máy bay chiến đấu.
Máy bay chiến đấu Su-30MK của Không quân Việt Nam |
Là khách hàng truyền thống của vũ khí Nga, Việt Nam đã trang bị lượng lớn máy bay chiến đấu do Nga chế tạo, bao gồm Mi-21, Su-27, Su-30MKV.
Thời báo Hoàn Cầu dẫn nguồn tạp chí The National Interest Mỹ ngày 13/1 cho rằng, Việt Nam hầu như đang thay đổi truyền thống trước đây, bắt đầu cùng các nhà chế tạo của Mỹ và châu Âu đàm phán mua các máy bay quân sự mới, bao gồm máy bay chiến đấu, máy bay tuần tra trên biển và máy bay không người lái.
Việt Nam làm như vậy là để giảm lệ thuộc vào máy bay chiến đấu Nga và ứng phó với sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc, The National Interest bình luận.
Theo bài viết, Việt Nam luôn đàm phán với các nước Âu-Mỹ, cân nhắc lựa chọn mua sắm máy bay chiến đấu trong số các loại như máy bay chiến đấu JAS-39E/F Gripen của Thụy Điển, máy bay chiến đấu Typhoon của châu Âu, máy bay chiến đấu F-16 và máy bay chiến đấu F/A-18E/F của Mỹ.
Ngoài ra Việt Nam còn rất quan tâm đến máy bay chiến đấu F/A-50 được nghiên cứu phát triển trên nền tảng máy bay huấn luyện T-50 do Hàn Quốc và Công ty Lockheed Martin Mỹ hợp tác phát triển.
Máy bay chiến đấu JAS-39 Gripen Thụy Điển |
Bài viết cho rằng, nếu Việt Nam có thể đạt được thỏa thuận với các nước Âu-Mỹ, mua gần 100 máy bay chiến đấu, thì có thể dùng để thay thế 144 máy bay chiến đấu Mi-21 và 38 máy bay tấn công Su-22.
Trong khi đó, các máy bay chiến đấu có thể bổ sung cho các máy bay chiến đấu dòng Su-27/Su-30 do Nga chế tạo hiện có của Việt Nam.
Hiện nay, Việt Nam có hơn 10 máy bay chiến đấu Su-27 phiên bản cũ và 32 máy bay chiến đấu Su-30MK2 trở lên đã được nâng cấp hiện đại hóa. Ngoài ra, còn có đơn đặt hàng 4 máy bay chiến đấu Su-30MK2.
Mặc dù Mỹ và Việt Nam đã có quan hệ không tồi trong những năm gần đây, hơn nữa Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đã thăm Việt Nam vào tháng 6/2015, nhưng Việt Nam muốn mua sắm máy bay chiến đấu Mỹ hiện vẫn là một mục tiêu không thể đạt được.
Những hồi ức không tốt của Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam có thể sẽ không dễ dàng làm cho Mỹ đồng ý bán máy bay chiến đấu cho Việt Nam. Vì vậy, máy bay chiến đấu của châu Âu có thể có ưu thế hơn.
Trên thực tế, các cuộc đàm phán dự định mua sắm máy bay chiến đấu Typhoon giữa Việt Nam và công ty máy bay chiến đấu châu Âu đã rất sâu sắc.
Máy bay tuần tra săn ngầm Saab 2000 Thụy Điển |
Nhưng Việt Nam không chỉ cần máy bay chiến đấu. Theo The National Interest, Việt Nam muốn chiếm ưu thế trong đối phó với các mưu đồ và hành động đe dọa chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của mình ở Biển Đông từ các đối thủ tiềm tàng cho nên cần tới năng lực tuần tra và giám sát trên biển.
Việt Nam đã thảo luận với Thụy Điển về máy bay cảnh báo sớm Saab 340 hoặc máy bay cảnh báo sớm và tuần tra trên biển Saab 2000.
Việt Nam còn đang bàn bạc việc mua sắm phiên bản tuần tra trên biển của Airbus C-295 và máy bay vận tải C-130 trang bị thiết bị theo dõi trên biển P-8 của Công ty Lockheed Martin, nhưng Công ty Lockheed Martin hoàn toàn không cung cấp thiết bị săn ngầm.
Việt Nam cũng đang tìm kiếm máy bay trinh sát không người lái để hỗ trợ cho tiến hành tuần tra đường bờ biển dài và hẹp của mình, nhưng hiện còn chưa biết được loại máy bay muốn sở hữu của Việt Nam.
Máy bay chiến đấu Typhoon châu Âu có lượng tải đạn lớn |