Vừa qua, Diễn đàn Kinh tế Thế giới đã công bố bản Báo cáo về năng lực cạnh tranh của 148 nước, trong đó có trụ cột về chất lượng giáo dục và giáo dục đại học, đáng buồn Việt Nam được đánh giá thấp trong nhiều tiêu chí.
Xung quanh chủ đề này, Báo điện tử Giáo dục Việt Nam có cuộc phỏng vấn TS Lê Trường Tùng – Hiệu trưởng Trường Đại học FPT. Ông Tùng cho biết, dù có cho rằng chúng ta tạm quên đi vấn đề “cạnh tranh” với nước ngoài, nhưng nên nhớ cuối cùng thì nhân lực đào tạo sẽ phải tham gia vào nền kinh tế cạnh tranh toàn cầu, và khi đó thì đại học không thể né tránh trách nhiệm khi đào tạo nhân lực không giúp cho doanh nghiệp, rộng hơn là quốc gia – nâng được tính cạnh tranh.
PV: Vừa qua trong Báo cáo về cạnh tranh do Diễn đàn Kinh tế Thế giới công bố cho thấy, trong 12 trụ cột để xác định ưu thế cạnh tranh quốc gia thì có 1 trụ cột là giáo dục đại học, trong đó liên quan tới chất lượng giáo dục đại học thì Việt Nam xếp ở 70/148 nước. Điều đó đã quá rõ về chất lượng giáo dục đại học Việt Nam là thấp, ông có thể lí giải về nguyên nhân dẫn đến tình hình này?
TS Lê Trường Tùng: Chính xác hơn là Việt nam được xếp thứ 95/148 nước về giáo dục đại học, với điểm số là 3,69 (điểm cao nhất là 7) trong báo cáo Cạnh tranh Toàn cầu 2013-2014 được diễn dàn Kinh tế Thế giới công bố đầu tháng 9/2013.
Giáo dục Việt nam trong 25 năm qua - tính từ thời kỳ mở cửa - đã có nhiều thay đổi, có thể kể ra rất nhiều thành tựu liên quan đến việc đảm bảo cơ hội cho người học và cung cấp nhân lực cho xã hội - tuy nhiên có 2 điểm xã hội không yên tâm: thứ nhất là giáo dục đại học Việt nam vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu nhân lực của nền kinh tế - đặc biệt là nền kinh tế trong bối cảnh cạnh tranh ở quy mô toàn cầu – và thứ 2 là nếu so sánh với nhiều nước trên thế giới và trong khu vực, giáo dục đại học Việt nam còn ở thứ hạng thấp.
Về giáo dục đại học, trong 10 nước khối Asean thì thứ hạng Việt nam chỉ hơn được Lào, Campuchia và Myanma, và kém xa các nước khác như Singapore, Thailand, Malaysia, Indonesia, Philippine, Bruney. Nguyên nhân thì tôi thấy cũng khá rõ: việc duy trì một hệ thống giáo dục vận hành theo cơ chế quản lý tập trung nhằm cung cấp nhân lực cho nền một kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường – lại trong bối cảnh hạn chế về ngân sách giáo dục – thì khó có thể làm tốt được.
Nguyên nhân thứ 2 là trong chiến lược phát triển giáo dục đại học còn xem nhẹ phần hội nhập quốc tế, nếu có thì chỉ mang tính “nhập khẩu giáo dục” mà thôi.
PV: Đánh giá năng lực cạnh tranh, trong đó có chất lượng giáo dục đại học Việt Nam đang ở tốp cuối, có thể nói theo bản báo cáo này hệ thống giáo dục chúng ta càng lên cao thì xếp hạng càng thấp. Vì sao có chuyện này?
TS Lê Trường Tùng: Cũng không hẳn là càng lên cao xếp hạng càng thấp. Trong bản báo cáo này, về chất lượng giáo dục tiểu học - một trong các thành tố của trụ cột 4 – Việt nam được xếp thứ 97, trong khi giáo dục đại học được xếp thứ 95 – tốt hơn một chút.
Nếu càng lên cao càng thua kém thì chắc là liên quan đến tỷ lệ nhập học. Trong Báo cáo, Việt Nam được đánh giá rất cao về tỷ lệ trẻ em học tiểu học (xếp thứ 15 – chỉ thua kém 14 nước khác), trong khi tỷ lệ thanh niên nhập học cao đẳng, đại học thì xếp thứ hạng 89.
Trong Quy hoạch hệ thống cao đẳng, đại học Việt nam đến 2020 vừa được Chính phủ điều chỉnh năm 2013, tỷ lệ này tăng không đáng kể, tức trong 7 năm nữa Việt Nam chấp nhận thua kém các nước khác trong chỉ tiêu quan trọng này. Đây là điều đáng buồn.
PV: Điều ông còn băn khoăn khi tiếp xúc với bản Báo cáo do Diễn đàn Kinh tế Thế giới công bố, trong đó có tiêu chí về giáo dục đại học ở Việt Nam được đánh giá ở mức độ thấp là gì?
TS Lê Trường Tùng: Trong báo cáo này hình ảnh về giáo dục Đại học Việt nam không được đánh giá cao, điều này làm chúng tôi sẽ phải cố gắng nhiều hơn trong việc thuyết phục sinh viên từ nước ngoài đến Việt Nam du học và mở trụ sở đại học FPT ở nước ngoài.
Báo cáo Cạnh tranh Toàn cầu 2013-2014 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới cũng nói rõ chất lượng giáo dục đại học là “khả năng hệ thống giáo dục đại học cung cấp nhân lực cho nền kinh tế trong môi trường cạnh tranh” - và như vậy cái yếu của giáo dục đại học chính là cái yếu của cả nền kinh tế Việt nam.
Với một quốc gia tài nguyên hạn chế như Việt Nam, cần xem phát triển giáo dục là yếu tố sống còn để phát triển đất nước, và Báo cáo của Diễn dàn Kinh tế thế giới tháng 9/2013 gióng một hồi chuông cảnh báo chúng ta về vấn đề này.
PV: Vừa qua, thông tin từ ông Trịnh Ngọc Thạch – Phó Chủ nhiệm UB Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho hay, chúng ta đầu tư tới 20% ngân sách cho giáo dục, nhưng đích thực chỉ có 5%. Như vậy, với 5% này rõ ràng cung ứng cho cả hệ thống là cực kì khó. Theo ông có giải pháp nào khác không?
TS Lê Trường Tùng: Với nước nghèo như Việt nam, chi cả 20% ngân sách cũng không đủ để duy trì một nền giáo dục có chất lượng nếu như không tăng cường xã hội hóa, và xã hội hóa là xã hội hóa thật sự, chấp nhận một nền giáo dục đa thành phần – chứ không phải xã hội hóa mang tính “trang điểm cho có” như hiện nay.
PV: Ngân sách của nhà nước có hạn đòi hỏi chúng ta phải xã hội hóa giáo dục, với định hướng xã hội hóa bằng cách tăng đầu tư từ các thành phần kinh tế trong và ngoài nước. Tuy nhiên, dường như xã hội hóa hiện nay lại đi theo một hướng khác (tăng học phí từng bước của trường công để chi cho giảng viên, chi thường xuyên và tính khấu hao cơ sở vật chất), điều đó dẫn tới tập trung ở trường công nhiều thì không phát huy được tính năng động, tính tích cực trong hệ thống và hệ quả là chúng ta đã thấy giáo dục đại học vẫn ì ạch. Ông có thể nói rõ hơn về quan điểm này?
TS Lê Trường Tùng: Giáo dục đại học tạo ra sức lao động – và sức lao động là hàng hóa, cho nên nó là ngành kinh tế- dịch vụ (như Việt nam đã thừa nhận khi tham gia WTO năm 2006). Như mọi ngành kinh tế - dịch vụ khác, vai trò nhà nước là quan trọng, nhưng nếu tập trung hầu hết vào quốc doanh thì sẽ thiếu đi tính năng động, tính đổi mới sáng tạo, và khi đó khó có thể nói đến việc cạnh tranh với nước ngoài.
Tất nhiên có quan điểm là tạm quên đi việc cạnh tranh với đại học nước ngoài, làm tốt trong nước cái đã, nhưng nên nhớ là cuối cùng thì nhân lực đào tạo sẽ phải tham gia vào nền kinh tế cạnh tranh toàn cầu, và khi đó thì đại học không thể né tránh trách nhiệm khi đào tạo nhân lực không giúp cho doanh nghiệp, rộng hơn là quốc gia – nâng được tính cạnh tranh.
PV: Thế giới vẫn đánh giá sinh viên Việt Nam thông minh trong khả năng lý thuyết, còn thực hành thì hoàn toàn thua xa các nước, ngay cả các nước trong khu vực. Liệu đây có phải là nguyên nhân dẫn tới năng lực cạnh tranh trong chất lượng giáo dục đại học của chúng ta tụt hậu?
TS Lê Trường Tùng: Tôi không tin là có thể chỉ ra rạch ròi dân tộc nào thông minh hoặc ngu dốt hơn dân tộc nào. Sinh viên Việt Nam học tập trong môi trường nước ngoài chẳng thua kém ai, cho nên rất nhiều điều phụ thuộc vào hệ thống giáo dục như thế nào.
Cũng em học sinh Việt Nam đó, dạy theo kiểu cũ thì có nhiều khả năng biết chữ lại tái mù chữ, còn học theo cách khác theo kiểu của GS Hồ Ngọc Đại thì ổn. Giáo dục đại học cũng vậy thôi.
Trân trọng cảm ơn ông.
Xung quanh chủ đề này, Báo điện tử Giáo dục Việt Nam có cuộc phỏng vấn TS Lê Trường Tùng – Hiệu trưởng Trường Đại học FPT. Ông Tùng cho biết, dù có cho rằng chúng ta tạm quên đi vấn đề “cạnh tranh” với nước ngoài, nhưng nên nhớ cuối cùng thì nhân lực đào tạo sẽ phải tham gia vào nền kinh tế cạnh tranh toàn cầu, và khi đó thì đại học không thể né tránh trách nhiệm khi đào tạo nhân lực không giúp cho doanh nghiệp, rộng hơn là quốc gia – nâng được tính cạnh tranh.
TS Lê Trường Tùng - Hiệu trưởng Trường Đại học FPT. |
PV: Vừa qua trong Báo cáo về cạnh tranh do Diễn đàn Kinh tế Thế giới công bố cho thấy, trong 12 trụ cột để xác định ưu thế cạnh tranh quốc gia thì có 1 trụ cột là giáo dục đại học, trong đó liên quan tới chất lượng giáo dục đại học thì Việt Nam xếp ở 70/148 nước. Điều đó đã quá rõ về chất lượng giáo dục đại học Việt Nam là thấp, ông có thể lí giải về nguyên nhân dẫn đến tình hình này?
TS Lê Trường Tùng: Chính xác hơn là Việt nam được xếp thứ 95/148 nước về giáo dục đại học, với điểm số là 3,69 (điểm cao nhất là 7) trong báo cáo Cạnh tranh Toàn cầu 2013-2014 được diễn dàn Kinh tế Thế giới công bố đầu tháng 9/2013.
Giáo dục Việt nam trong 25 năm qua - tính từ thời kỳ mở cửa - đã có nhiều thay đổi, có thể kể ra rất nhiều thành tựu liên quan đến việc đảm bảo cơ hội cho người học và cung cấp nhân lực cho xã hội - tuy nhiên có 2 điểm xã hội không yên tâm: thứ nhất là giáo dục đại học Việt nam vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu nhân lực của nền kinh tế - đặc biệt là nền kinh tế trong bối cảnh cạnh tranh ở quy mô toàn cầu – và thứ 2 là nếu so sánh với nhiều nước trên thế giới và trong khu vực, giáo dục đại học Việt nam còn ở thứ hạng thấp.
Về giáo dục đại học, trong 10 nước khối Asean thì thứ hạng Việt nam chỉ hơn được Lào, Campuchia và Myanma, và kém xa các nước khác như Singapore, Thailand, Malaysia, Indonesia, Philippine, Bruney. Nguyên nhân thì tôi thấy cũng khá rõ: việc duy trì một hệ thống giáo dục vận hành theo cơ chế quản lý tập trung nhằm cung cấp nhân lực cho nền một kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường – lại trong bối cảnh hạn chế về ngân sách giáo dục – thì khó có thể làm tốt được.
Nguyên nhân thứ 2 là trong chiến lược phát triển giáo dục đại học còn xem nhẹ phần hội nhập quốc tế, nếu có thì chỉ mang tính “nhập khẩu giáo dục” mà thôi.
PV: Đánh giá năng lực cạnh tranh, trong đó có chất lượng giáo dục đại học Việt Nam đang ở tốp cuối, có thể nói theo bản báo cáo này hệ thống giáo dục chúng ta càng lên cao thì xếp hạng càng thấp. Vì sao có chuyện này?
TS Lê Trường Tùng: Cũng không hẳn là càng lên cao xếp hạng càng thấp. Trong bản báo cáo này, về chất lượng giáo dục tiểu học - một trong các thành tố của trụ cột 4 – Việt nam được xếp thứ 97, trong khi giáo dục đại học được xếp thứ 95 – tốt hơn một chút.
Nếu càng lên cao càng thua kém thì chắc là liên quan đến tỷ lệ nhập học. Trong Báo cáo, Việt Nam được đánh giá rất cao về tỷ lệ trẻ em học tiểu học (xếp thứ 15 – chỉ thua kém 14 nước khác), trong khi tỷ lệ thanh niên nhập học cao đẳng, đại học thì xếp thứ hạng 89.
Trong Quy hoạch hệ thống cao đẳng, đại học Việt nam đến 2020 vừa được Chính phủ điều chỉnh năm 2013, tỷ lệ này tăng không đáng kể, tức trong 7 năm nữa Việt Nam chấp nhận thua kém các nước khác trong chỉ tiêu quan trọng này. Đây là điều đáng buồn.
PV: Điều ông còn băn khoăn khi tiếp xúc với bản Báo cáo do Diễn đàn Kinh tế Thế giới công bố, trong đó có tiêu chí về giáo dục đại học ở Việt Nam được đánh giá ở mức độ thấp là gì?
TS Lê Trường Tùng: Trong báo cáo này hình ảnh về giáo dục Đại học Việt nam không được đánh giá cao, điều này làm chúng tôi sẽ phải cố gắng nhiều hơn trong việc thuyết phục sinh viên từ nước ngoài đến Việt Nam du học và mở trụ sở đại học FPT ở nước ngoài.
Báo cáo Cạnh tranh Toàn cầu 2013-2014 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới cũng nói rõ chất lượng giáo dục đại học là “khả năng hệ thống giáo dục đại học cung cấp nhân lực cho nền kinh tế trong môi trường cạnh tranh” - và như vậy cái yếu của giáo dục đại học chính là cái yếu của cả nền kinh tế Việt nam.
Với một quốc gia tài nguyên hạn chế như Việt Nam, cần xem phát triển giáo dục là yếu tố sống còn để phát triển đất nước, và Báo cáo của Diễn dàn Kinh tế thế giới tháng 9/2013 gióng một hồi chuông cảnh báo chúng ta về vấn đề này.
PV: Vừa qua, thông tin từ ông Trịnh Ngọc Thạch – Phó Chủ nhiệm UB Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho hay, chúng ta đầu tư tới 20% ngân sách cho giáo dục, nhưng đích thực chỉ có 5%. Như vậy, với 5% này rõ ràng cung ứng cho cả hệ thống là cực kì khó. Theo ông có giải pháp nào khác không?
TS Lê Trường Tùng: Với nước nghèo như Việt nam, chi cả 20% ngân sách cũng không đủ để duy trì một nền giáo dục có chất lượng nếu như không tăng cường xã hội hóa, và xã hội hóa là xã hội hóa thật sự, chấp nhận một nền giáo dục đa thành phần – chứ không phải xã hội hóa mang tính “trang điểm cho có” như hiện nay.
PV: Ngân sách của nhà nước có hạn đòi hỏi chúng ta phải xã hội hóa giáo dục, với định hướng xã hội hóa bằng cách tăng đầu tư từ các thành phần kinh tế trong và ngoài nước. Tuy nhiên, dường như xã hội hóa hiện nay lại đi theo một hướng khác (tăng học phí từng bước của trường công để chi cho giảng viên, chi thường xuyên và tính khấu hao cơ sở vật chất), điều đó dẫn tới tập trung ở trường công nhiều thì không phát huy được tính năng động, tính tích cực trong hệ thống và hệ quả là chúng ta đã thấy giáo dục đại học vẫn ì ạch. Ông có thể nói rõ hơn về quan điểm này?
TS Lê Trường Tùng: Giáo dục đại học tạo ra sức lao động – và sức lao động là hàng hóa, cho nên nó là ngành kinh tế- dịch vụ (như Việt nam đã thừa nhận khi tham gia WTO năm 2006). Như mọi ngành kinh tế - dịch vụ khác, vai trò nhà nước là quan trọng, nhưng nếu tập trung hầu hết vào quốc doanh thì sẽ thiếu đi tính năng động, tính đổi mới sáng tạo, và khi đó khó có thể nói đến việc cạnh tranh với nước ngoài.
Tất nhiên có quan điểm là tạm quên đi việc cạnh tranh với đại học nước ngoài, làm tốt trong nước cái đã, nhưng nên nhớ là cuối cùng thì nhân lực đào tạo sẽ phải tham gia vào nền kinh tế cạnh tranh toàn cầu, và khi đó thì đại học không thể né tránh trách nhiệm khi đào tạo nhân lực không giúp cho doanh nghiệp, rộng hơn là quốc gia – nâng được tính cạnh tranh.
PV: Thế giới vẫn đánh giá sinh viên Việt Nam thông minh trong khả năng lý thuyết, còn thực hành thì hoàn toàn thua xa các nước, ngay cả các nước trong khu vực. Liệu đây có phải là nguyên nhân dẫn tới năng lực cạnh tranh trong chất lượng giáo dục đại học của chúng ta tụt hậu?
TS Lê Trường Tùng: Tôi không tin là có thể chỉ ra rạch ròi dân tộc nào thông minh hoặc ngu dốt hơn dân tộc nào. Sinh viên Việt Nam học tập trong môi trường nước ngoài chẳng thua kém ai, cho nên rất nhiều điều phụ thuộc vào hệ thống giáo dục như thế nào.
Cũng em học sinh Việt Nam đó, dạy theo kiểu cũ thì có nhiều khả năng biết chữ lại tái mù chữ, còn học theo cách khác theo kiểu của GS Hồ Ngọc Đại thì ổn. Giáo dục đại học cũng vậy thôi.
Trân trọng cảm ơn ông.
Xuân Trung