Chuẩn bị nhân sự Hội đồng trường giao hết cho Hiệu trưởng sẽ tạo “cánh hẩu”

08/11/2019 06:51
Tùng Dương
(GDVN) - Đối với các trường mới thành lập, thì đây là mới thành lập hay thành lập mới, thành lập được bao nhiêu năm thì gọi là mới, 3 năm, 7 năm, 30 năm…không rõ ràng.

Tiếp theo bài trước: Dự thảo Nghị định tự chủ cởi mở trên chữ nghĩa, trói buộc trong thực tế.

Giáo sư Trần Đức Viên - Chủ tịch Hội đồng Học viện, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, chia sẻ:

"Tại điều 7: Quy định về việc thành lập Hội đồng trường, bãi nhiệm, bổ nhiệm…

Về thủ tục thành lập Hội đồng trường như sau: A, đối với các trường mới thành lập, thì đây là mới thành lập hay thành lập mới, và thành lập được bao nhiêu năm thì gọi là mới, 3 năm, 7 năm, 30 năm…chỗ này có lẽ thành lập mới là mới thành lập thì có thể hiểu như vậy hay sao? Hoàn toàn không rõ.

Video: Chuẩn bị nhân sự Hội đồng trường giao hết cho Hiệu trưởng sẽ tạo “cánh hẩu”.

Đặc biệt trong này có viết: Tất cả đều giao cho Hiệu trưởng làm, việc này là trái Luật, trong Luật 34 không có quy định như vậy, tại sao cái gì cũng giao Hiệu trưởng chỉ định, Hiệu trường thành lập…?

Nếu như vậy thì việc thành lập Hội đồng trường là một tổ chức bù nhìn của Hiệu trưởng, ông ta sẽ thành lập toàn phe cánh của mình, Hội đồng trường chỉ ngồi đó và không có vai trò gì.

Việc gì cũng giao cho Hiệu trưởng là không được, và giao cho ai thì các nhà viết Luật phải nghĩ ra và cách làm như thế nào."

Khi Hiệu trưởng hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết nhiệm kỳ thì Hiệu trưởng có quyền kéo dài…và yêu cầu nhiệm kỳ sau bầu cho ông ta?

Điều này lại càng không được, theo tôi nhiệm kỳ trước trước khi nghỉ phải có nhiệm vụ hoàn thiện nhân sự cho nhiệm kỳ sau, tức là Hội đồng trường của nhiệm kỳ này phải đầy đủ ban bệ để bầu cho nhiệm kỳ sau thì họ mới được nghỉ.

Không phải hết nhiệm kỳ là nghỉ đột ngột, nhưng lại quy định là Hiệu trưởng tiếp tục được kéo dài và Phó hiệu trưởng cũng vậy.

Báo cáo về nhân sự tôi đề nghị trong này nói rõ về quy trình nhân sự như thế nào, nếu cứ mập mờ như hiện nay thì rất khó.

Vậy việc nhân sự thì người viết Luật phải nêu rõ bao nhiêu bước, như thế nào, Đảng ủy bỏ phiếu trước hay Hội đồng trường bỏ phiếu trước?

Về nguyên tắc của Đảng là Đảng ủy chỉ cử 1 người trên 1 vị trí, khi quy hoạch thì có thể là 5 người nhưng khi đưa ra giới thiệu thì chỉ có 1.

Nhưng Hội đồng trường thì không như vậy, vì nó đại diện cho quyền dân chủ cơ sở thể hiện tiếng nói của người dân, vì trong đó có đại diện cả quần chúng, cán bộ viên chức.

Trường đại học cần được tham gia quá trình xây dựng luật

Các trường đại học cứ tự chủ đi, rồi tự khắc sẽ có tiền

Nó còn là một thiết chế thể hiện quyền dân chủ cơ sở, mà đã là dân chủ thì tôi phải có số dư, không có số dư thì tôi không bầu. Đến lúc tôi nêu ý kiến là Đảng ủy làm trước hay Hội đồng trường làm trước?

Cuối cùng quyết định là Đảng ủy làm quy hoạch 5 người xứng đáng làm Hiệu trưởng, Hội đồng trường lấy số dư để bầu 1 trong 5 người trúng đều được. Chứ lúc đó mà Đảng ủy bảo chỉ có 1 người thì thôi.

Sau khi được công nhận thì Hội đồng trường được phép sử dụng con dấu và bộ máy tổ chức của nhà trường để làm việc giúp mình, vậy có thể hiểu bộ máy của nhà trường ở đây là bộ máy của Hiệu trưởng.

Trong khi một chức năng quan trọng của Hội đồng trường là giám sát, vậy mà Hiệu trưởng lại nhờ bộ máy của Hiệu trưởng đi giám sát chính Hiệu trưởng thì đâu còn ý nghĩa gì nữa.

Vậy việc sử dụng con dấu và bộ máy của Hiệu trưởng để phục vụ công việc của Hội đồng trường thì cũng đúng, nhưng lại không đúng hoàn toàn, vẫn thiếu.

Hội đồng trường vẫn có các cơ quan làm việc độc lập như giám sát tài chính, giám sát quyền lực…tôi phải có bộ máy của tôi, chứ việc gì tôi cũng dựa vào Hiệu trưởng thì thôi khỏi phải thành lập Hội đồng trường làm gì nữa."

Ngày 28/10, Báo điện tử Giáo dục Việt Nam tổ chức Tọa đàm: “Rào cản tự chủ đại học trong Dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học”.

Tới dự Tọa đàm có Giáo sư Lâm Quang Thiệp - nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Tiến sĩ Lê Viết Khuyến - nguyên Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo

Giáo sư Lê Vinh Danh - Hiệu trưởng Trường Đại học Tôn Đức Thắng.

Giáo sư Trần Đức Viên - Chủ tịch Hội đồng Học viện, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

Cùng nhiều phóng viên của các cơ quan báo chí Trung ương và Hà Nội, tham dự và đưa tin.

Tùng Dương