Người học viên lớn tuổi nhất nước ấy là cụ ông Lê Phước Thiệt (83 tuổi, ngụ thị trấn Ái Nghĩa, Đại Lộc, Quảng Nam), lớp cao học Nghành quản trị kinh doanh (Trường Đại học Duy Tân).
“Nghiện” học
Gần hai năm qua, nhiều sinh viên của Trường Đại học Duy Tân đã quen với hình ảnh cụ ông đeo ba lô, chống gậy đến lớp cao học. Mọi người vẫn đùa gọi “cụ” học viên lớn tuổi nhất nước này là “ông già gân”.
Bởi dù tuổi đã già, nhà ở tận mãi Quảng Nam nhưng cụ Thiệt vẫn đều đặn lên lớp, không vắng buổi nào.
Ở tuổi 83, cụ Thiệt vẫn cháy bỏng ngọn lửa say mê học tập. (Ảnh: AN) |
Chia sẽ về quá trình đi học của mình, cụ kể, sinh ra trên vùng quê Đại Lộc nghèo khó, quanh năm mưa lũ bao vây. Kiếm được miếng cơm, manh áo mặc qua ngày đã khó, nghĩ gì đến việc học. Vậy mà cụ vẫn gắng theo đuổi nghiệp đèn sách.
Khâm phục nghị lực của cô giáo Tây Nguyên đi gieo chữ nơi vùng sâu, vùng xa(GDVN) - Tôi thầm nghĩ, ước gì đoạn đường cô Tâm đi hàng ngày bằng phẳng hơn, ngắn hơn sẽ giúp cô làm tốt hơn sứ mệnh "trồng người" của mình. |
“Hồi đó chiến tranh loạn lạc nên 13 tuổi tôi đã xa nhà ra Đà Nẵng học lên Trung học đệ nhất cấp (cấp 2 ngày nay). Ngoài giờ học, tôi phải ở đợ cho người ta rồi đi dạy thêm để đủ tiền trang trãi cuộc sống” cụ nhớ lại.
Ngày đêm dùi mài kinh sử, cậu học trò nghèo mang hoài bão sẽ vào Sài Gòn thi lên tú tài. Nhưng rồi cuộc chiến nổ ra, cụ phải gác lại bút nghiêng để lao vào cuộc sống mưu sinh, nuôi sống gia đình.
“Ngày tôi về quê chỉ có hai quang ghánh nặng đầy sách, vở. Nhưng gia cảnh khốn khó nên tôi tiếp tục nghề gõ đầu trẻ và làm thuê cho người ta” cụ nói.
Năm 1970, mặc dù đã có vợ và ba người con nhưng cụ Thiệt vẫn gồng ghánh cả nhà vào Sài Gòn để thi lên tú tài. “Nhờ hai lần thi đậu tú tài 1 và tú tài 2 nên tôi không phải đi quân dịch. Sau năm 1975, cả gia đình tôi sang Mỹ định cư. Cuộc sống bên đó bận tối ngày nên việc học phải tạm dừng” cụ tâm sự.
Khi mái tóc đã bạc trắng, cụ mới có thời gian rãnh rang. Con cháu tưởng cụ sẽ ở nhà nghỉ ngơi, bù lại tháng ngày làm việc vất vả nhưng ở tuổi 60 cụ lại đi nộp hồ sơ thi vào trường ĐH California state University, East Bay (chuyên nghành kinh tế tài chính).
Những ngày tháng đó, cụ Thiệt lân la đến khắp các thư viện lớn ở Califonia tìm sách, tài liệu nghiên cứu. Có lúc, cụ còn ngủ lại trong thư viện 4-5 ngày mới chịu về nhà. Năm 2001, cụ tốt nghiệp với tấm bằng hạng ưu (loại giỏi).
Năm 2013, cụ trở lại cố hương. “Ở cái tuổi của tôi, nhiều người dành thời gian để cà phê, đánh cờ... nhưng riêng tôi không đam mê mấy món đó. Tôi thích đi học hơn” cụ cười nói.
Vậy là cụ học viên 82 tuổi nộp hồ sơ đi học cao học trong sự ngỡ ngàng, thán phục của nhiều người.
“Học để không bị tụt hậu...”
Đầu giờ chiều, cụ Thiệt sửa soạn sách vở đến trường. Quãng đường xa hơn 40 km, dù bất kể nắng mưa cũng không làm nhụt chí cụ ông ham học.
Chia sẽ về quyết định học lên cao học, cụ cười xòa: “Ở cái tuổi của tôi, đi học không phải để lấy bằng cấp leo cao, chức tước này nọ. Tôi đi học chỉ để thỏa mãn niềm đam mê. Mình đi học để tiếp thu những thay đổi của thời đại. Trong thế giới vận động và phát triển từng giờ, từng ngày, nếu không học thì sẽ tụt hậu ngay”.
Cũng bởi suy nghĩ này mà suốt mấy chục năm qua, chưa bao giờ cụ để cho bộ não của mình “nghỉ hè” dài ngày. Hồi còn ở Mỹ, lâu lâu, cụ lại đăng ký học một loại chứng chỉ nào đấy như: công nghệ thông tin, kế toán...
“Bộ óc đã hoạt động suốt 83 năm rồi nên cũng như cái bánh xe cũ sắp xì, không thể nhớ và ‘ôm’ hết mọi thứ được như ngày còn trẻ được. Nhưng tôi vẫn cố gắng để rèn luyện trí nhớ, kiểm soát thông tin”.
Cụ chia sẽ thêm, việc học tập mỗi ngày đều được lên “giáo trình” rất rõ ràng. Chuyện nào làm trước, việc nào làm sau. Để tránh bị quên và nhầm lẫn, cụ ghi lại những việc quan trọng trong một quyển sổ để tra cứu khi cần.
Ba học sinh thắp lửa tình yêu học Sử bằng phần mềm |
Nói về lời khuyên cho các bạn trẻ, cụ Thiệt khiêm tốn: “Các bạn trẻ bây giờ học giỏi và tiếp thu công nghệ rất nhanh.
Nhưng tôi vẫn luôn nhắc tụi nhỏ phải cố gắng học để đổi đời, học để thành người có ích cho xã hội”.
Từ ngày hồi hương đến nay, cụ đã tổ chức và tài trợ kinh phí cho năm hội khuyến học ở quê nhà.
Có hôm đang học ở Đà Nẵng nhưng nghe tin hội khuyến học trao thưởng cho các cháu học giỏi, cụ cũng gắng về dự để động viên.
Lướt qua bảng điểm năm nhất lớp cao học của “ông già gân”, nhiều bạn trẻ không khỏi ngưỡng mộ. Những môn chính như: tài chính, quản trị… cụ đều đạt điểm cao.