Đại học Quốc gia Hà Nội có thêm 2 nhóm lĩnh vực được xếp hạng thế giới

27/10/2023 11:18
Linh An
0:00 / 0:00
0:00
GDVN-Ngày 26/10, Times Higher Education công bố kết quả xếp hạng theo lĩnh vực – World University Ranking by Subjects 2024 (THE WUR by Subjects 2024).

Đây là bảng xếp hạng các trường đại học theo 11 nhóm lĩnh vực đào tạo. Ở kỳ xếp hạng 2024, Đại học Quốc gia Hà Nội nâng số lượng nhóm lĩnh vực được xếp hạng lên 8/11 nhóm lĩnh vực (tăng thêm 2 nhóm lĩnh vực so với kỳ xếp hạng 2023).

Trong bảng xếp hạng THE WUR by Subjects 2024, Đại học Quốc gia Hà Nội tiếp tục duy trì 6 nhóm lĩnh vực đã được xếp hạng trong kỳ xếp hạng trước và gia tăng thêm 2 nhóm lĩnh vực mới được xếp hạng là Sức khỏe lâm sàng (Clinical and Health) và Giáo dục (Education).

Nhóm lĩnh vực Giáo dục (Education) lần đầu tiên được THE đánh giá, và đạt được thứ hạng 401 – 500 thế giới, là cơ sở giáo dục đầu tiên và duy nhất ở Việt Nam được xếp hạng, khẳng định vị thế của Đại học Quốc gia Hà Nội trong nghiên cứu và đào tạo nhóm lĩnh vực giáo dục. Nhóm lĩnh vực Sức khỏe và lâm sàng (Clinical and Health) cũng lần đầu tiên được THE đánh giá và có thứ hạng 601 – 800. Như vậy Đại học Quốc gia Hà Nội đã có 8/11 nhóm lĩnh vực được THE xếp hạng.

Đại học Quốc gia Hà Nội có thêm 2 nhóm lĩnh vực được xếp hạng thế giới ảnh 1

Đại học Quốc gia Hà Nội có thêm 2 nhóm lĩnh vực được xếp hạng thế giới

Vị trí cụ thể các nhóm lĩnh vực của Đại học Quốc gia Hà Nội trong kỳ xếp hạng 2024 như sau:

Giáo dục (Education) – xếp hạng 401 – 500;

Khoa học xã hội (Social Sciences) – xếp hạng 501 – 600;

Y tế lâm sàng và Sức khoẻ (Clinical and Health) – xếp hạng 601 – 800;

Kinh doanh và kinh tế (Business and Economics) – xếp hạng 601 – 800;

Khoa học sự sống (Life Sciences) – xếp hạng 801 – 1000;

Khoa học máy tính (Computer Sciences) – xếp hạng 801 – 1000;

Kỹ thuật (Engineering) – xếp hạng 801 – 1000;

Khoa học tự nhiên (Physical Sciences) – xếp hạng 801 – 1000.

Đại học Quốc gia Hà Nội ngày càng thể hiện vị thế đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực khi liên tiếp gia tăng số lượng nhóm lĩnh vực được xếp hạng qua các kỳ xếp hạng: từ 2 nhóm lĩnh vực được xếp hạng trong kỳ 2020, đột phá lên 8 nhóm lĩnh vực trong kỳ xếp hạng 2024, cụ thể thứ hạng các lĩnh vực được xếp hạng THE WUR by Subjects của Đại học Quốc gia Hà Nội qua các kỳ xếp hạng như sau:


2020

2021

2022

2023

2024

Giáo dục

(Education)





401-500

Y tế lâm sàng và Sức khoẻ

(Clinical and Health)





601-800

Khoa học sự sống

(Life Sciences)




501-600

801-1000

Kinh doanh và kinh tế

(Business and Economics)




501-600

601-800

Khoa học xã hội

(Social Sciences)



501-600

601-800

501-600

Khoa học máy tính

(Computer Sciences)


501-600

601-800

601-800

801-1000

Kỹ thuật

(Engineering)

401-500

401-500

601-800

601-800

801-1000

Khoa học tự nhiên

(Physical Sciences)

601-800

601-800

601-800

801-1000

801-1000

Nhóm lĩnh vực giáo dục (Education): Đại học Quốc gia Hà Nội trong lần đầu được THE WUR by subject xếp hạng ở nhóm lĩnh vực này cũng là cơ sở giáo dục đại học duy nhất Việt Nam được xếp hạng trong THE WUR by subject 2024 với vị trí trong top 401-500.

Nhóm lĩnh vực Y tế lâm sàng và Sức khoẻ (Clinical and Health): Đại học Quốc gia Hà Nội cùng với 4 cơ sở giáo dục đại học khác ở Việt Nam (Trường Đại học Tôn Đức Thắng, Trường Đại học Duy Tân, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Huế) được xếp hạng trong THE WUR by subject 2024. Trong đó, Đại học Quốc gia Hà Nội lần đầu tiên được được xếp hạng và có vị trí trong top 601-800.

Nhóm lĩnh vực Khoa học xã hội (Social Sciences): Đại học Quốc gia Hà Nội cùng với 3 cơ sở giáo dục đại học khác ở Việt Nam (Trường Đại học Tôn Đức Thắng, Trường Đại học Duy Tân, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) được xếp hạng trong THE WUR by subject 2024. Trong đó, Đại học Quốc gia Hà Nội gia tăng thứ hạng khi được xếp hạng top 501-600 trong kỳ xếp hạng này.

Nhóm lĩnh vực Kinh doanh – Kinh tế (Business and Economics): Đại học Quốc gia Hà Nội và 3 cơ sở giáo dục đại học khác ở Việt Nam (Trường Đại học Tôn Đức Thắng, Trường Đại học Duy Tân, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) được xếp hạng trong THE WUR by subject 2024. Trong đó, Đại học Quốc gia Hà Nội được xếp hạng trong top 601-800 trong kỳ xếp hạng này.

Nhóm lĩnh vực Khoa học máy tính (Computer Science): Đại học Quốc gia Hà Nội cùng với 4 cơ sở giáo dục đại học khác ở Việt Nam (Trường Đại học Tôn Đức Thắng, Trường Đại học Duy Tân, Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) được xếp hạng trong THE WUR by subject 2024. Trong đó, Đại học Quốc gia Hà Nội được xếp hạng trong top 801-1000.

Nhóm lĩnh vực Kỹ thuật (Engineering): Đại học Quốc gia Hà Nội cùng với 4 cơ sở giáo dục đại học khác ở Việt Nam (Trường Đại học Duy Tân, Trường Đại học Tôn Đức Thắng, Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) được xếp hạng trong THE WUR by subject 2024. Trong đó, Đại học Quốc gia Hà Nội được xếp hạng trong top 801-1000.

Nhóm lĩnh vực Khoa học Sự sống (Life sciences): Đại học Quốc gia Hà Nội cùng với 4 cơ sở giáo dục đại học khác ở Việt Nam (Trường Đại học Tôn Đức Thắng, Trường Đại học Duy Tân, Đại học Bách Khoa Hà Nội, Đại học Huế, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) được xếp hạng trong THE WUR by subject 2024. Trong đó, Đại học Quốc gia Hà Nội được xếp hạng trong top 801-1000.

Nhóm lĩnh vực Khoa học vật lý và tự nhiên (Physical sciences): Đại học Quốc gia Hà Nội cùng với 5 cơ sở giáo dục đại học khác ở Việt Nam (Trường Đại học Tôn Đức Thắng, Trường Đại học Duy Tân, Đại học Bách Khoa Hà Nội, Đại học Huế, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) được xếp hạng trong THE WUR by subject 2024. Trong đó, Đại học Quốc gia Hà Nội được xếp hạng trong top 801-1000.

Được biết, THE World University Ranking by Subject sử dụng các nguồn dữ liệu được lấy từ khảo sát (do THE thực hiện), cơ sở dữ liệu Scopus (thuộc NXB Elsevier) và dữ liệu do cơ sở giáo dục đại học cung cấp. Ở kỳ xếp hạng 2024, THE đã sử dụng bộ tiêu chí mới (THE WUR 3.0) bao gồm 18 tiêu chí đánh giá với trọng số được điều chỉnh để phù hợp với từng nhóm lĩnh vực riêng lẻ (tăng 5 tiêu chí so với THE WUR 2.0 ở các kỳ xếp hạng trước) ở 5 nhóm tiêu chí:

Giảng dạy (Teaching);

Môi trường nghiên cứu (Research Environment);

Chất lượng nghiên cứu (Research Quality);

Chuyển giao công nghệ (Industry);

Mức độ quốc tế hóa (International Outlook).

Linh An