Đại sứ Trung Quốc tại Nhật Bản Trình Vĩnh Hoa |
Tờ “Tin tức Trung Quốc” ngày 19 tháng 6 đưa tin, trang mạng Đại sứ quán Trung Quốc tại Nhật Bản cho biết, Đại sứ Trung Quốc tại Nhật Bản Trình Vĩnh Hoa ngày 17 tháng 6 đã đăng bài viết trên tờ “Yomiuri Shimbun” Nhật Bản để bịa đặt về cái gọi là “sự thật hoạt động của giàn khoan Trung Quốc ở vùng biển quần đảo Hoàng Sa, bị Việt Nam quấy rối”.
>> Học giả TQ: Ông Trì sang Việt Nam là để thăm dò về khả năng "ổn định"
Ông Hoa ngang ngược tuyên bố và xuyên tạc: “Quần đảo Hoàng Sa là lãnh thổ cố hữu của Trung Quốc, Trung Quốc phát hiện sớm nhất, khai thác sớm nhất, quản lý sớm nhất quần đảo Hoàng Sa (TQ gọi là Tây Sa, tên gọi này không có giá trị đối với người Việt Nam)".
Lý luận vô căn cứ, bằng chứng của ông này cho rằng: "Ngay từ thời Bắc Tống, Trung Quốc đã đưa quần đảo Hoàng Sa vào phạm vi quản lý, đồng thời điều thủy quân đến vùng biển này tuần tra. Sau khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai, quần đảo Hoàng Sa - từng bị Nhật Bản xâm chiếm phi pháp - quay trở lại dưới sự quản lý của chính phủ Trung Quốc”.
Theo tuyên truyền bịa đặt của ông Hoa thì “trước năm 1974, chính phủ các khóa của Việt Nam đều không đưa ra bất cứ dị nghị nào về chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa, đồng thời thông qua tuyên bố chính phủ, công hàm chính thức thừa nhận”. Ông ta điểm lại một số tư liệu tiếng Việt do Bộ Ngoại giao Trung Quốc bịa đặt ngày 8 tháng 6, sau đó gửi lên Liên hợp quốc ngày 9 tháng 6 năm 2014 để tuyên truyền.
Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan 981 trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam |
Ông ta cho rằng, giàn khoan 981 khoan thăm dò ở “vùng tiếp giáp quần đảo Hoàng Sa”, “cách đảo Tri Tôn chỉ 17 hải lý, cách bờ biển đất liền Việt Nam khoảng 150 hải lý” (đây là thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam), nên “hoạt động của doanh nghiệp Trung Quốc hoàn toàn là việc trong phạm vi chủ quyền của Trung Quốc” – một luận điệu nực cười, bất chấp luật pháp quốc tế.
Ông Hoa còn vu cáo cho rằng, nhiều ngày qua, Việt Nam điều rất nhiều tàu trong đó có “tàu vũ trang”, “quấy rối mạnh mẽ và phi pháp hoạt động của phía Trung Quốc, đâm va tàu công vụ chính phủ Trung Quốc chấp pháp tại hiện trường”, rằng Việt Nam còn điều đặc công lặn như “người nhái” tới vùng biển này, đồng thời rải các vật cản như “lưới đánh cá, vật nổi”. Ý của ông Hoa là Việt Nam “đe dọa an ninh hàng hải” trên Biển Đông như tuyên truyền xuyên tạc chính thức Trung Quốc trong thời gan gần đây.
Về lời vu cáo, bịa đặt này, cách đây không lâu, các cơ quan chức năng của Việt Nam đã tuyên bố bác bỏ, đồng thời khẳng định lực lượng chấp hành pháp luật của Việt Nam không sử dụng người nhái, các "vật cản nổi" như Trung Quốc bịa đặt, cáo buộc là những vật dụng như thùng phi, can nước có trên tàu Việt Nam bị vòi rồng của tàu Trung Quốc bắn gây hư hỏng.
Ông Hoa bịa thêm rằng, đến nay phía Việt Nam đã xông vào “khu cảnh giới” của Trung Quốc “đâm va tổng cộng trên 1.500 lần” đối với tàu công vụ Trung Quốc. Đồng thời, Việt Nam “dung túng để xảy ra sự kiện bạo lực nghiêm trọng liên quan đến Trung Quốc ở trong nước, gây ra thương vong và tổn thất tài sản của công dân Trung Quốc”.
Trung Quốc cho tàu chiến (như tàu đổ bộ Type 071, tàu hộ vệ Type 054A, tàu tuần tiễu tấn công nhanh... ) xâm phạm vùng biển chủ quyền của Việt Nam xung quanh vị trí hạ đặt trái phép của giàn khoan 981, đồng thời cho tàu hải cảnh, tàu cá vỏ sắt... ra sức đâm va tàu Việt Nam, thậm chí đâm chìm tàu cá Việt Nam. |
Ông Hoa tỏ ra “cao thượng” cho rằng, đối với “hành động khiêu khích” trên biển của phía Việt Nam, Trung Quốc đã “giữ kiềm chế rất cao”, đã áp dụng biện pháp “đề phòng cần thiết” để “bảo đảm an toàn cho hoạt động (bất hợp pháp) và nhân viên” của Trung Quốc. Theo đó, ông Hoa “tự tin” nhấn mạnh: “Ai đang khiêu khích, ai đang tạo ra căng thẳng và bất an, tin rằng bất cứ ai không có thành kiến đều nhìn thấy rõ ràng”.
Ông Hoa thể hiện “lòng tốt” của Trung Quốc và kêu gọi: “Trung Quốc sẽ tiếp tục giữ kiềm chế tối đa, cố gắng thông qua đối thoại để giải quyết vấn đề. Hy vọng độc giả Nhật Bản tìm hiểu và nhận rõ bản chất sự thực, giữ lập trường khách quan, công bằng”.
Như vậy, gần đây, mặc dù Trung Quốc cử ông Dương Khiết Trì sang Việt Nam để "giữ đại cục", "quản lý, kiểm soát tình hình", nhưng Trung Quốc vẫn tiếp tục cho Đại sứ của họ ở nước ngoài cũng như truyền thông ra sức tuyên truyền xuyên tạc về chủ quyền bất hợp pháp của họ ở Biển Đông và ra sức vu vạ cho Việt Nam trên trường quốc tế. Việt Nam cần tiếp tục lên tiếng phản bác và đáp trả kiên quyết và mạnh mẽ hơn, làm rõ lòng tham của Trung Quốc cho cộng đồng quốc tế thấu hiểu.
Trung Quốc điều cả máy bay quân sự, máy bay do thám... xâm phạm vùng biển chủ quyền của Việt Nam, uy hiếp vũ lực đối với Việt Nam. |
>> Học giả TQ: Ông Trì sang Việt Nam là để thăm dò về khả năng "ổn định"