Theo lãnh đạo Hiệp hội, kỳ thi tốt nghiệp bậc phổ thông để công nhận tốt nghiệp và lấy kết quả xét tuyển vào đại học là một hoạt động giáo dục ở nước ta được xã hội quan tâm nhiều nhất, vì nhiều lẽ:
Thứ hai, tâm lý truyền thống của hầu hết mọi gia đình ở Việt Nam (và nhiều nước Đông Á) là hy sinh đầu tư cho con cái học “đến nơi đến chốn”.
Thứ ba, với xu hướng “học suốt đời” trong một “xã hội học tập”, nhiều người tự học hoặc học kiến thức phổ thông theo nhiều cách khác nhau ngoài trường phổ thông mong muốn được xác nhận trình độ của mình và được dự tuyển vào đại học, cao đẳng.
Đề xuất kỳ thi tốt nghiệp mới triển khai từ năm 2015. Ảnh minh họa |
Do đó chọn thể thức hợp lý để tổ chức kỳ thi tốt nghiệp bậc phổ thông thật sự chất lượng để mọi người có cơ hội được kiểm tra trình độ chuẩn theo chương trình phổ thông và có kết quả để xin dự tuyển đại học, cao đẳng là trách nhiệm của mọi hệ thống giáo dục của các quốc gia.
Theo lãnh đạo Hiệp hội, đối tượng của kỳ thi là mọi học sinh đã hoàn thành chương trình phổ thông (đã hoặc chưa tốt nghiệp THPT). Mọi người có nhu cầu được xác nhận trình độ tương đương tốt nghiệp phổ thông và được dự tuyển vào đại học, cao đẳng.
Đề thi được thiết kế chủ yếu theo phương pháp trắc nghiệm khách quan, kết hợp một số câu hỏi tự luận ngắn cho các môn có nhu cầu bổ sung.Việc phát triển ngân hàng câu hỏi, thiết kế đề thi, xây dựng các đề thi tương đương được triển phai theo theo lý thuyết và công nghệ đo lường hiện đại (Lý thuyết Ứng đáp Câu hỏi). Công nghệ phát triển ngân hàng câu hỏi, xây dựng đề thi tương đương … sẽ được trình bày cụ thể trong đề án chi tiết.
Theo đó, các môn thi (đơn và tích hợp) được dự kiến chia như sau: Gồm 3 môn thi đơn : Toán, Ngữ Văn, Ngoại ngữ (một trong các thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga, Trung, Đức). 2 bài thi tích hợp: Khoa học tự nhiên (liên quan đến các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học), Nhân văn và Khoa học xã hội (liên quan đến các môn Sử, Địa, Chính trị).
Các đề Toán và Ngữ Văn sử dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan (TNKQ) kèm câu tự luận (TL) ngắn để thí sinh làm trung bình trong khoảng 30 phút. Phần TL của đề Toán nhằm đánh giá khả năng giải quyết các vấn đề toán học. Phần TL của đề Ngữ Văn nhằm đánh giá khả năng viết và diễn đạt bằng tiếng Việt, sẽ hạn chế thí sinh viết không quá 400 từ. Thời gian làm bài cho mỗi đề Toán và Ngữ Văn là 90 phút (60 phút TNKQ, 30 phút TL).
Đề Ngoại ngữ (các tiếng Anh, Pháp, Nga, Trung quốc, Đức…) đánh giá khả năng đọc hiểu, ngữ pháp, bằng phương pháp TNKQ, thời gian 90 phút.
Mọi thí sinh đều phải thi ba môn đơn Toán, Ngữ Văn, Ngoại ngữ và được chọn 1 trong 2 môn tích hợp (hoặc thi cả 2) Khoa học tự nhiên, Nhân văn và Khoa học xã hội.
Mỗi năm có thể tổ chức nhiều lần để giảm bớt sự tập trung căng thẳng và tạo cơ hội nhiều hơn cho thí sinh. Trước mắt nên tổ chức mỗi năm ít nhất 2 lần, tương ứng với các thời điểm đầu hai học kỳ của trường đại học.
Thí sinh đạt điểm trung bình của 4 (hoặc 5) môn/bài thi là cơ sở để xét trình độ tốt nghiệp THPT và tương đương (theo hướng khoa học tự nhiên hoặc nhân văn – khoa học xã hội hoặc cả hai hướng).
Bảng điểm của 4 (hoặc 5) môn thi cho từng thí sinh là cơ sở để các trường đại học, cao đẳng xét tuyển thí sinh vào ngành học mà họ xin dự tuyển. Các trường đại học, cao đẳng đưa ra phương án tính tổng điểm của các môn thi để tuyển sinh vào các ngành học theo yêu cầu của trường mình (có thể tính tổng điểm các môn có hệ số).
Đối với phần lớn các trường tổng điểm này + bằng tốt nghiệp phổ thông trung học có thể xem là điểm chung tuyển. Đối với một số trường đại học có yêu cầu đặc biệt hoặc yêu cầu cao hơn về chất lượng đầu vào có thể xem đây là điểm sơ tuyển. Trên cơ sở số thí sinh đã được sơ tuyển, các trường này có thể tổ chức thêm các kỳ thi về năng khiếu, các kỳ thi nâng cao hoặc/và phỏng vấn để chung tuyển. Xét tuyển theo phương án nào là quyền tự chủ của mỗi trường, nhưng các trường phải công khai cách xét tuyển trước để xã hội có thể đánh giá về chất lượng đầu vào của các trường và giám sát việc thực hiện.