Trả lời câu hỏi tại sao không công khai ý kiến thẩm định các loại sách giáo khoa, ông Thái Văn Tài - Vụ trưởng Vụ tiểu học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho hay việc công khai biên bản ý kiến thẩm định đã được thực hiện ở từng vòng với nhà xuất bản và tác giả.
Rất nhiều chi tiết nhỏ được trao đổi với tác giả và nhà xuất bản, nêu rõ chỗ nào cần sửa, góp ý để sách hay hơn. Biên bản của từng hội đồng rất dày, có cái tới 40 trang.
"Chúng tôi đã công khai với những người liên quan và rất minh bạch. Các nhà xuất bản đã được bàn giao biên bản đúng quy định, đúng người, đúng thời điểm theo quy định ở Thông tư 33. Hiện chúng tôi cân nhắc biên tập lại để công khai rộng rãi vì biên bản có nhiều yếu tố kỹ thuật", ông Tài nói.
Nội dung một bài trong cuốn sách giáo khoa Tiếng Việt 1 do thầy Bùi Mạnh Hùng làm Tổng chủ biên kiêm chủ biên (Ảnh minh họa: Thùy Linh) |
Còn việc không công khai chế bản điện tử của các bản mẫu sách giáo khoa để công chúng theo dõi, ông Tài cho rằng sách giáo khoa liên quan đến Luật Sở hữu trí tuệ, việc công khai phụ thuộc phần lớn vào tác giả, sau đó đến nhà xuất bản. Vì vậy, Bộ đang nghiên cứu chế bản điện tử.
Liệu còn tình trạng độc quyền sách giáo khoa lớp 1? |
Về lộ trình tiếp theo sau khi Bộ phê duyệt danh mục sách giáo khoa được sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông, ông Tài cho hay:
Theo kế hoạch, trước tháng 3/2020, các địa phương phải thành lập hội đồng và công bố kết quả lựa chọn sách giáo khoa trong danh mục được Bộ công bố.
Từ tháng 3 đến tháng 5, Sở Giáo dục và Đào tạo cùng các nhà xuất bản tổ chức tập huấn sử dụng sách giáo khoa cho giáo viên.
Từ tháng 3 đến tháng 8, các nhà trường cũng sẽ tổ chức tập huấn, nhà xuất bản in ấn và phân phối sách.