Cuối năm, thời điểm mà tất cả giáo viên đang căng sức ôn tập cho học sinh bước vào kỳ thi cuối cấp thì thầy cô vẫn phải miệt mài hoàn thành 4 modun Bồi dưỡng thường xuyên nộp cho trường và một bài thi kiểm tra viết, đề do Phòng Giáo dục ra.
Áp lực hồ sơ sổ sách đè nặng giáo viên (Ảnh minh họa VOV) |
Trường quy định làm bài thu hoạch trên vi tính còn đỡ. Những trường bắt giáo viên viết tay quả là một cực hình.
Ngày đi dạy không có thời gian chép. Tối về còn làm đề, làm đề cương ôn tập, chấm thi…cũng phải bớt thì giờ để ghi ghi, chép chép cho đầy vở để nộp.
Giáo viên trẻ còn đỡ vì nhanh tay lẹ mắt. Giáo viên già mắt mũi tèm hem, viết vài chữ cũng phải mang kính, căng mắt, nhíu mày, nheo nheo nhìn từng nét.
Điều đáng nói, trong những nội dung bồi dưỡng thường xuyên ấy, phần lớn kiến thức lại quá quen thuộc và cũ rích từ hồi nào.
Những kiến thức về phương pháp dạy học, kĩ thuật dạy học, về bồi dưỡng học sinh giỏi, yếu, về kĩ thuật dạy lớp ghép, về công tác chủ nhiệm, về tin học, về dạy học sinh dân tộc…
Một số chuyện kỳ lạ vẫn còn tồn tại trong ngành giáo dục địa phương |
Những nội mà chỉ cần hỏi, giáo viên nào cũng nói vanh vách.
Bởi những nội dung này đã được học từ thời sư phạm và được vận dụng vào giảng dạy hằng ngày trên lớp.
Hiểu và biết ngỡ là đủ, nhưng bắt chép ra những điều mình đã biết, đã hiểu lại ngán ngẩm vô cùng.
Chưa kể, gọi là bồi dưỡng thường xuyên thì nội dung bồi dưỡng phải mang tính mới, tính thời sự, những điều thầy cô còn yếu, những điều họ còn thiếu, những điều họ chưa biết, chưa hiểu…mới cần “bồi” và “dưỡng” với mục đích hoàn thiện và nâng cao.
Từ đó, mới góp phần cho công tác giảng dạy của giáo viên được tốt hơn.
Đằng này, những nội dung bồi dưỡng phần nhiều là những điều đã quá quen chưa nói còn không ít nội dung đã xưa cũ.
Ví như học sinh tiểu học đã không còn đánh giá là học sinh giỏi, học sinh tiên tiến hay học sinh yếu…
Hay không còn kiểu chấm điểm mà nhận xét bằng lời, đánh giá bằng năng lực, phẩm chất.
Nhiều trường không thêm hồ sơ sổ sách nhưng thêm cách làm nhiêu khê |
Vậy mà nội dung bồi dưỡng vẫn gọi là học sinh giỏi, học sinh tiên tiến, học sinh yếu…vẫn đánh giá bằng những con điểm…
Học Bồi dưỡng thường xuyên là quy định của Bộ Giáo dục.
Nhưng cách mà nhiều trường học ở địa phương buộc giáo viên thực hiện như chép tay 4 modun, làm 2 bài kiểm tra (một ở trường, một của phòng) đã tiêu tốn khá nhiều thời gian, công sức không thật sự cần thiết.
Nếu muốn biết kết quả bồi dưỡng của giáo viên thế nào chỉ cần làm một bài kiểm tra là đủ.
Vậy có nhất thiết phải quy định vở tự học, bài kiểm tra của trường, của phòng như hiện nay không?
Giáo viên áp lực về hồ sơ sổ sách là đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chẳng có chỉ đạo giám áp lực cho nhà giáo bằng những hồ sơ vô bổ.
Thế nhưng dưới cơ sở giảm cái này lại nảy nòi ra cái khác, họ phải biết làm sao đây?