Khi những cải cách giáo dục thất bại: Xin được nói thẳng!

23/07/2019 07:31
Nguyễn Thị Lan Hương
(GDVN) - Kiểu “ông đá gà bà đá vịt” từ khắp các cấp, do bởi hệ thống giáo dục Việt Nam đã không phải là một thể thống nhất hay khoa học nào

Xin được nói rõ, hình ảnh và trích dẫn nguồn từ UNESCO trên chỉ để tham khảo, không nhằm bất kỳ mục đích gì, trừ một câu hỏi: tư duy nào cho SDG4 (Giáo dục chất lượng cho tất cả) [1], bài học nào nếu nhìn từ những thất bại trong cải cách giáo dục Việt Nam [2]?

Đã gần 5 năm trôi qua kể từ khi Liên Hợp Quốc thực hiện những Mục tiêu Phát Triển Bền Vững 2030, dự báo của UNESCO chỉ ra các quốc gia trên thế giới sẽ không đạt các cam kết về giáo dục mà chúng ta đồng thuận trong kế hoạch SDG4, trừ khu có những tiến bộ nghiêm túc thực hiện trong 10 năm tới (Ảnh minh họa: UNESCO).
Đã gần 5 năm trôi qua kể từ khi Liên Hợp Quốc thực hiện những Mục tiêu Phát Triển Bền Vững 2030, dự báo của UNESCO chỉ ra các quốc gia trên thế giới sẽ không đạt các cam kết về giáo dục mà chúng ta đồng thuận trong kế hoạch SDG4, trừ khu có những tiến bộ nghiêm túc thực hiện trong 10 năm tới (Ảnh minh họa: UNESCO). 

Trong bài viết gần đây của báo chí nước ngoài, nói về những lãnh đạo thế giới cần giữ cam kết đóng góp cho giáo dục và giải quyết khủng hoảng giáo dục toàn cầu [3], tôi thiết nghĩ, chúng ta có lẽ nên rõ ràng và sòng phẳng ở 2 mặt:

(i) Khía cạnh tài chính trong giáo dục. Tôi hoàn toàn ủng hộ quan điểm “có tiền mới giải quyết được những vấn nạn cơ bản trong giáo dục”, nhưng không phải chỉ có tiền là đủ.

(ii) Những khía cạnh cốt lõi của giáo dục, mà không phải chỉ có tài chính (tiền) quyết định, ví dụ như chất lượng giáo viên, chất lượng giáo dục, môi trường học tập, tinh thần khuyến khích học tập và phát triển tự học của xã hội và cộng đồng, bởi chúng ta đã có nhiều ví dụ về những quốc gia tiêu rất nhiều tiền cho giáo dục, nhưng đa phần là vì mục đích “trình diễn chính trị” [4] hơn là giá trị giáo dục cho con người tiến bộ thực sự.  

Hoặc ngược lại, từ thực tiễn của Việt Nam chúng tôi, những thế hệ giáo viên và nghiên cứu khoa học “vàng”, có tên tuổi với thế giới về năng lực nghiên cứu, tự học và đạo đức nghiên cứu, hầu hết trưởng thành thời kỳ Việt Nam khó khăn, học và làm nghiên cứu trong chiến tranh [5].

Lý giải cho việc tiền và không tiền có hiệu ứng như thế nào trong một chương trình tài trợ giáo dục mới  - VNEN [6] điển hình gần đây của Việt Nam, tôi muốn lấy 1 ví dụ để minh chứng cho lý do thất bại của thí điểm hay cải cách giáo dục.

Nếu chúng ta gọi “thất bại là mẹ thành công”, thì Việt Nam liên tục thành công trong cải cách giáo dục hơn 30 năm qua, tốn hàng chục nghìn tỷ ngân sách nhà nước và vốn vay ODA [7]; còn hệ lụy thì đơn giản thôi: năng lực lao động của Việt Nam, dù đang được quảng bá “sắp thành hổ châu Á”, đứng gần cuối cùng của châu Á. [8]

Câu chuyện thế này, dưới sự tài trợ tiền vay của tổ chức giáo dục quốc tế, Việt Nam thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa và phương pháp giảng dạy, tổ chức lớp học, từ 2013 đến nay. 

Kết thúc buồn cho mô hình trường học mới (VNEN)
Kết thúc buồn cho mô hình trường học mới (VNEN)

Không rõ lý do làm sao, nhưng chương trình được ứng dụng vào Việt Nam do bởi thành tựu của Colombia những năm 1970s tại những khu vực miền núi, nay mọi người nghĩ Việt Nam cũng sẽ thành tựu tương ứng chăng? [9]

Cuộc triển khai chương trình thí điểm và mọi thứ có liên quan đến cải cách, đổi mới hay cách mạng này thật vội vã, chóng váng.

Vì vậy, nó cũng nhanh chóng “đi vào bế tắc” với quyết định của Bộ Giáo dục sau 5 năm thực hiện, “để tùy địa phương quyết định” [10], sau khi tiêu tốn không biết bao nhiêu tiền và công sức triển khai “thí điểm” nhưng trên phạm vi toàn quốc. 

Tổng kết về VNEN thì thú vị làm sao, bởi mỗi bên có nhận định về kết quả thực thi VNEN khá khác nhau, nhất là phụ huynh các địa phương, hoặc phản đối dữ dội hoặc đồng tình ủng hộ [11] và cuối cùng, có tổ chức quốc tế độc lập với 4,2 triệu bảng anh lại tiếp tục nghiên cứu về sự thành tựu của VNEN [12], mặc dù gốc gác lại liên quan đến câu hỏi về “Tại sao học sinh Việt Nam đạt kết quả thi PISA cao như thế?”.

Có nghĩa là một thí điểm giáo dục, nhưng lại thành một cải cách rộng khắp, thay đổi toàn bộ sách giáo khoa (dù được “mông má” lại từ chương trình và sách giáo khoa năm 2000) với giá bán đắt hơn sách giáo khoa thông thường khoảng 400% [13], giáo viên được hướng dẫn dạy mà khi thất bại, người ta đổ cho “giáo viên không biết dạy cái hay, cái chủ động của một giáo dục tiên tiến”.

Hay giả, người ta đề cập đến văn hóa học để thi của Việt Nam, bởi học VNEN đi thi không có đạt điểm cao được, hoặc những học sinh tự học hay học khá thì ổn, nhưng nhìn chung, học sinh kém hay trung bình sẽ ngày càng tệ đi…Và người ta nói là thực hành dân chủ lớp học theo mô hình VNEN, bởi lớp học được “tự quản” [14].

Những công bố về nghiên cứu và đánh giá VNEN được Bộ Giáo dục và tổ chức quốc tế đưa ra, được phản biện bởi một ý kiến nhỏ, nhưng xác đáng vô cùng là bởi hóa ra, nhiều bên đại diện cho Bộ Giáo dục lại đồng thời đại diện cho nhiều lợi ích khác, trong đó có lợi ích của xuất bản và kinh doanh sách giáo khoa mới, mang đầy đủ yếu tố “tham nhũng chính sách giáo dục”[15].

Rất nhiều ý kiến phản đối cách làm thí điểm hay cải cách giáo dục như mô hình trên tại Việt Nam, trong 30 năm qua bởi nó chẳng đem lại điều gì thực sự có giá trị cho học sinh, giáo viên và môi trường giáo dục của Việt Nam cả. 

Kèm theo đó, những kiểu “ông đá gà bà đá vịt” từ khắp các cấp, do bởi hệ thống giáo dục Việt Nam đã không phải là một thể thống nhất hay khoa học nào, khi giáo dục và giáo viên phổ thông được quản lý trực tiếp bởi địa phương, nhưng cải cách giáo dục, đào tạo giáo viên, chương trình và sách giáo khoa lại do Bộ Giáo dục quản lý.

Gánh nặng VNEN đè lên vai các tỉnh, tương lai học sinh thí điểm chông chênh
Gánh nặng VNEN đè lên vai các tỉnh, tương lai học sinh thí điểm chông chênh

Có nghĩa là một cổ học sinh, ba tròng thòng lọng, chưa kể đến thít chặt vào túi tiền của phụ huynh và xã hội qua ngân sách nhà nước, qua mô hình nhà nước và nhân dân cùng làm, qua “n” cách để “vặt tiền” các dịch vụ trong trường lớp.

Nay, nhân có các cải cách mang màu sắc quốc tế, tạo ra một hệ thống “tham nhũng” chính thức và lạm dụng chức quyền để ăn chặn các khoản tiền [16], đáng ra phải dùng cho đúng, cho tốt, để mang lại nền giáo dục thực sự vì tiến bộ của nhân lực Việt Nam, nay toàn ra sông ra biển.

Tôi không biết quốc tế đánh giá Việt Nam ra sao qua kết quả thi PISA và các giải toán, khoa học quốc tế, nhưng tôi biết một sự thật, rằng đó không là giá trị phổ quát cho nền giáo dục chung của Việt Nam, của con người Việt Nam hiện nay, nếu chỉ nhìn sang vài chỉ số khác như năng suất lao động, sáng tạo hay đơn giản hơn, nếp sống văn minh và đạo đức hành xử như một con người có giáo dục.

Tuy nhiên, giống như vô số tội lỗi khác mà chúng tôi mắc phải, đầu tiên phải nói “Lỗi tại chúng tôi”! Nhưng kế bên đấy, xin dùng vài dòng của Angus Deaton để nhắc nhớ chung tất cả chúng ta:

“World Bank không có cơ sở và lý do để cho rằng những gì hiệu quả ở nơi này cũng sẽ có hiệu quả ở nơi khác (thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên). 

Những thử nghiệm về đổi mới dạy học có thể có kết quả trong một thử nghiệm ở một nơi và thất bại ở nơi khác hay không có kết quả tốt ở chỗ nào khác nữa, ở đất nước khác”. (Trang 467, Cuộc Đào Thoát Vĩ Đại, Sức khỏe - Của Cải- Nguồn gốc Bất Bình Đẳng, Angus Deaton).

Thế thì có gì lạ trong việc SDG4 không đạt mục tiêu vào 2030 hay không?

Và chúng ta có gì cần suy ngẫm, trước khi nói về cải cách giáo dục và sử dụng cấu trúc tài chính như thế nào cho giáo dục thực sự hay không, nếu nhìn đến một ví dụ nhỏ 88 triệu đô tiền vay của Việt Nam, trong số hàng nghìn tỷ Việt Nam đồng và hàng tỷ đô la Mỹ đi vay cho những cải cách giáo dục thất bại ở Việt Nam?

Tài liệu tham khảo:

[1] https://en.unesco.org/gem-report/sdg-goal-4

[2]https://vi.wikipedia.org/wiki/C%E1%BA%A3i_c%C3%A1ch_gi%C3%A1o_d%E1%BB%A5c_%E1%BB%9F_Vi%E1%BB%87t_Nam; https://www.chungta.com/nd/tu-lieu-tra-cuu/giao_duc_xin_cho_toi_noi_thang.html

[3]https://www.theguardian.com/global-development/2019/jul/09/world-leaders-damning-figures-education-helen-clark

[4] The school We deserve, Reflections on Educational Crises of Our Time, D. Ravitch; https://nces.ed.gov/programs/coe/indicator_cmd.asp

[5]https://vnexpress.net/khoa-hoc/nguoi-mo-dau-the-he-vang-toan-hoc-viet-nam-2388417.html;https://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1o_d%E1%BB%A5c_Vi%E1%BB%87t_Nam_D%C3%A2n_ch%E1%BB%A7_C%E1%BB%99ng_h%C3%B2a; https://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1o_d%E1%BB%A5c_Vi%E1%BB%87t_Nam_C%E1%BB%99ng_h%C3%B2a;

[6]https://giaoducthoidai.vn/giao-duc/mo-hinh-truong-hoc-moi-vnen-kinh-nghiem-tu-cac-dia-phuong-3669657-b.html; https://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/nguoi-thay/mo-hinh-truong-hoc-moi-vnen-khong-hop-tho-nhuong-giao-duc-viet-nam-hien-tai-397879.html; https://thanhnien.vn/giao-duc/vi-sao-giao-vien-va-phu-huynh-deu-so-vnen-730070.html; https://giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/ket-thuc-buon-cho-mo-hinh-truong-hoc-moi-vnen-post193771.gd

[7]https://giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/can-minh-bach-hang-nghin-ty-dong-vay-oda-cho-giao-duc-dao-tao-va-day-nghe-post161322.gd; https://vnexpress.net/infographics/ngan-sach-chi-cho-giao-duc-tang-the-nao-5-nam-qua-3825357.html; https://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/khoa-hoc/20-ngan-sach-chi-cho-nganh-giao-duc-da-di-dau-394945.html

[8] https://tuoitre.vn/ky-vong-viet-nam-20-nam-toi-nang-suat-lao-dong-vuon-tam-khu-vuc-766527.htm

[9]https://giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/tai-sao-mo-hinh-truong-hoc-moi-thanh-cong-tai-colombia-post172562.gd

[10] https://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/vnen-tiep-tuc-hay-dung-lai-20180608090417027.htm

[11] VNEN và sách giáo khoa: //thanhnien.vn/giao-duc/vi-sao-giao-vien-va-phu-huynh-deu-so-vnen-730070.html; //giaoduc.net.vn/Ban-doc/Phu-huynh-buc-xuc-vi-sach-VNEN-mua-ve-khong-hoc-tra-lai-nha-truong-khong-nhan-post171353.gd; //giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Phu-huynh-mat-rat-nhieu-tien-cho-sach-VNEN-post170422.gd; //laodong.com.vn/giao-duc/nghe-an-phu-huynh-keu-troi-vi-vnen-hieu-truong-khong-nghe-585434.bld; //giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/VNEN-la-vay-no-post163657.gd

[12]4,2 triệu bảng Anh nghiên cứu cải thiện hệ thống giáo dục Việt nam.  Tham chiếu //dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/dau-tu-42-trieu-bang-anh-nghien-cuu-cai-thien-he-thong-giao-duc-viet-nam-20160818224928438.htm

[13]https://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/goc-phu-huynh/tai-sao-sach-hoc-theo-mo-hinh-vnen-cao-hon-sgk-thong-thuong-479818.html; https://tuoitre.vn/thi-truong-sach-giao-khoa-sap-toi-gia-sach-la-yeu-to-canh-tranh-20180929101134168.htm; https://giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/nha-giao-pham-toan-toi-thay-bong-dang-cua-chuong-trinh-2000-dang-hien-hien-post177083.gd; https://giaoduc.net.vn/GDVN/VNEN-va-bieu-hien-tham-nhung-chinh-sach-giao-duc-post180070.gd

[14]https://www.giaoduc.edu.vn/mo-hinh-chu-tich-hoi-dong-tu-quan-trao-quyen-tu-chu-cho-hoc-sinh-tu-som.htm; https://tuyensinh.tuoitre.vn/thi-diem-phan-doi-va-bo-ngo-1359052.htm

[15]http://tiasang.com.vn/-giao-duc/Nghien-cuu-tong-the-dau-tien-ve-VNEN--10981; https://giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/bo-giao-duc-chinh-thuc-giai-dap-thac-mac-ve-du-an-mo-hinh-truong-hoc-moi-vnen-post164022.gd; " chúng tôi học theo mô hình VNEN cách đây hơn 40 năm nay rồi. Này nhé, một buổi đi học, một buổi chăn trâu cắt cỏ, tối học bài và làm bài tập. Đến vụ thu hoạch lúa thì học sinh nghỉ luân phiên khoản 1/3 sĩ số", https://giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/tai-sao-mo-hinh-truong-hoc-moi-thanh-cong-tai-colombia-post172562.gd; https://giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/vay-77-trieu-do-la-my-cho-doi-moi-giao-duc-pho-thong-va-quyen-duoc-thong-tin-post173983.gd; https://giaoduc.net.vn/GDVN/VNEN-va-bieu-hien-tham-nhung-chinh-sach-giao-duc-post180070.gd; https://giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/quyen-tu-quyet-vnen-va-cau-hoi-gui-cac-thay-nguyen-vinh-hien-le-tien-thanh-post179544.gd;  https://baomoi.com/vnen-va-bieu-hien-tham-nhung-chinh-sach-giao-duc/c/23431222.epi

[16]https://e.vnexpress.net/news/business/data-speaks/vietnam-s-corruption-ranking-improves-amid-global-stagnation-survey-3714185.html; https://www.transparency.org/gcr_education; https://giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/can-minh-bach-hang-nghin-ty-dong-vay-oda-cho-giao-duc-dao-tao-va-day-nghe-post161322.gd;

Nguyễn Thị Lan Hương