Cả nước hiện có 5 trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục trong nước được thành lập và cấp phép hoạt động gồm:
Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục – Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam;
Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội;
Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh;
Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục – Đại học Đà Nẵng;
Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục - Trường Đại học Vinh.
Trong số này, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định cho phép Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam thành lập Trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục trực thuộc Hiệp hội.
4 trung tâm còn lại là các trung tâm kiểm định của nhà nước do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quyết định thành lập, đặt tại các cơ sở giáo dục đại học. Đặc biệt, đối với 4 trung tâm này, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo là người quyết định bổ nhiệm Giám đốc trung tâm.
Hiện nay, các trung tâm đều hoạt động theo quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo và theo quy chế tổ chức và hoạt động riêng của trung tâm.
Tính độc lập, khách quan trong hoạt động của các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục đã được quy định trong Luật và các văn bản dưới luật.
Có 3 nhóm nguyên tắc cơ bản của kiểm định đã được quy định trong Luật Giáo dục đại học, đó là: Độc lập, khách quan, đúng pháp luật; Trung thực, công khai, minh bạch; Bình đẳng, bắt buộc, định kỳ. Trong đó, “độc lập” là nguyên tắc quan trọng nhất của tất cả các mô hình kiểm định.
Bởi lẽ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học có hiệu lực thi hành từ 1/7/2019 trong đó nêu rõ tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục phải độc lập về tổ chức với cơ quan quản lý nhà nước và với cơ sở giáo dục đại học.
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội lưu ý rằng, đảm bảo chất lượng là một quá trình và chất lượng bên trong cơ sở giáo dục đại học mới là yếu tố quan trọng nhất chứ không phải nhãn mác đạt hay không đạt 25 tiêu chuẩn, 111 tiêu chí của kiểm định chất lượng. (Ảnh: Thùy Linh) |
Ngày 14/9, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội tiến hành khảo sát chuyên đề về việc thi hành chính sách bảo đảm và kiểm định chất lượng giáo dục đại học tại Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục – Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam.
Về phía Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội có ông Phan Thanh Bình – Chủ nhiệm Ủy ban và một số thành viên.
Trong buổi khảo sát có 3 nhóm vấn đề được Ủy ban chú trọng khảo sát liên quan đến nguyên tắc “độc lập” của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục là: tổ chức, chuyên môn và tài chính.
Theo đó, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội lưu ý rằng, đảm bảo chất lượng là một quá trình và chất lượng bên trong cơ sở giáo dục đại học mới là yếu tố quan trọng nhất chứ không phải nhãn mác đạt hay không đạt 25 tiêu chuẩn, 111 tiêu chí của kiểm định chất lượng.
Hơn nữa hiện nay các cơ sở giáo dục đại học đang sống chung với lũ đó là “xếp hạng đại học” do đó muốn được xếp hạng thì bản thân nhà trường phải có chất lượng thực sự chứ không phải hình thức.
Ngày 14/9, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội tiến hành khảo sát chuyên đề về việc thi hành chính sách bảo đảm và kiểm định chất lượng giáo dục đại học tại Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục – Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam. (Ảnh: Thùy Linh) |
Nhiều ý kiến đã được đưa ra trao đổi, thảo luận, kết thúc buổi khảo sát, Phó giáo sư Nguyễn Thị Phương Nga – Giám đốc trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục (Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam) có một số kiến nghị, đối với Chính phủ cần sớm ban hành nghị định hướng dẫn việc thực hiện Luật giáo dục đại học sửa đổi năm 2018 trong đó cần có hướng dẫn cụ thể về việc các trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục tách ra khỏi các cơ sở giáo dục để độc lập về tổ chức.
Đồng thời có hướng dẫn về việc xếp hạng các cơ sở giáo dục đại học để các tổ chức, cơ sở giáo dục hiểu đúng về xếp hạng đại học.
Chính phủ cũng cần có quy định về việc yêu cầu các cơ sở giáo dục trích tối thiểu 3% kinh phí từ nguồn thu hợp pháp cho hoạt động đảm bảo chất lượng bên trong của cơ sở giáo dục và thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục.
Đồng thời Chính phủ cần có nghị định cụ thể hơn về việc các tổ chức kiểm định chất lượng nước ngoài vào kiểm định chất lượng các cơ sở giáo dục của Việt Nam, mặc dù họ không đặt trụ sợ tại Việt Nam.
Còn kiến nghị với Bộ Giáo dục và Đào tạo thì Trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục – Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam cho rằng, Bộ cần thông báo rõ cho các cơ sở giáo dục bản chất của AUN-QA là thực hiện đánh giá chất lượng (đánh giá đồng cấp) chứ không phải kiểm định chất lượng giáo dục.
Hơn nữa, hiện nay rất nhiều cơ sở đã được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục đã quá ½ chu kỳ đánh giá nhưng Bộ chưa ban hành các văn bản quy định về đánh giá giữa kỳ.
Đồng thời Bộ cần có quy định cụ thể về thành phần và năng lực chuyên môn của các cán bộ thực hiện kiểm tra giám sát các hoạt động kiểm định chất lượng của các trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục; khi Bộ cần đánh giá chất lượng của các báo cáo đánh giá ngoài, Bộ cần thành lập một hội đồng/ tổ chuyên ga có năng lực chuyên sâu về kiểm định chất lượng và có học hàm học vị tối thiểu tương đương với các đoàn đánh giá ngoài của các trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục…
Quy trình kiểm định có 4 bước: Tự đánh giá, đánh giá ngoài, thẩm định và công nhận kết quả đánh giá. Sau khi hoàn thành tự đánh giá, nhà trường gửi báo cáo tự đánh giá cho cơ quan chủ quản và Cục Quản lý chất lượng (Bộ Giáo dục và Đào tạo) để báo cáo. |