Tiền dạy thêm trong nhà trường là vấn đề mà nhiều giáo viên quan tâm bởi đây được xem là nguồn thu nhập tăng thêm của các thầy cô trong bối cảnh lương giáo dục thấp.
Trong đó, việc quy định trích phần trăm tiền dạy thêm, học thêm trong nhà trường là vấn đề được chú ý nhiều.
Có một thực tế, mỗi địa phương lại có cách quy định khác nhau về số tiền giáo viên được lĩnh khi dạy thêm.
Có địa phương giáo viên được hưởng 80% tiền thu dạy thêm nhưng có địa phương lại chỉ được 70%.
Tiền dạy thêm, học thêm chia cho thầy cô mỗi nơi một khác (ảnh minh họa - nguồn internet). |
Điển hình như tại tỉnh Bình Phước thì Ủy ban nhân dân tỉnh quy định tại văn bản số 14/2019/QĐ-UBND cho thấy giáo viên trên địa bàn được hưởng tối thiểu là 80% trên tổng số tiền thu học thêm trong năm học.
Cụ thể, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước quy định: “Đối với dạy thêm, học thêm trong nhà trường:
Thu tiền học thêm để chi trả thù lao cho giáo viên trực tiếp dạy thêm, công tác quản lý dạy thêm, học thêm của nhà trường; chi tiền điện, nước; bổ sung, sửa chữa cơ sở vật chất phục vụ dạy thêm, học thêm.
Mức thu tiền học thêm do thỏa thuận giữa cha mẹ học sinh với nhà trường bằng văn bản. Tuy nhiên, mức thu phải đảm bảo theo nguyên tắc thu vừa đủ chi (số tiền tồn quỹ không quá 1% trên tổng số thu/năm học).
Nội dung và mức chi: Chi cho giáo viên trực tiếp dạy thêm tối thiểu 80% trên tổng số tiền thu học thêm trong năm học.
Ban giám hiệu nhà trường có được phép dạy thêm? |
Trong khi đó, tại tỉnh Vĩnh Phúc, trong van bản số: 29/2019/QĐ-UBND Ủy ban nhân dân tỉnh này lại quy định, mức chi tối thiểu 70% chi cho giáo viên trực tiếp giảng dạy;
Tối đa 15% chi cho công tác quản lý dạy thêm, học thêm của nhà trường (bao gồm công tác chủ nhiệm, quản lý, phục vụ, bảo vệ, trông xe và các nhiệm vụ liên quan);
Chi tiền điện, nước văn phòng phẩm, vệ sinh, sửa chữa cơ sở vật chất phục vụ dạy thêm, học thêm, nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước khác (nếu có) theo quy định. Phần chênh lệch còn lại (nếu có) thực hiện trích nguồn cải cách tiền lương, bổ sung các loại quỹ theo quy định của pháp luật.
Tại tỉnh Nam Định, tại văn bản số: 22/2018/QĐ-UBND, Ủy ban nhân dân tỉnh này quy định, Chi thù lao cho giáo viên dạy trực tiếp là 70%; Chi công tác quản lý dạy thêm, học thêm của nhà trường (bao gồm công tác chủ nhiệm, quản lý nền nếp, kỷ cương, phục vụ, bảo vệ, coi xe và các nhiệm vụ có liên quan) là 15%;
Chi tiền điện, nước và sửa chữa cơ sở vật chất phục vụ dạy thêm, học thêm là 15%.
Tại tỉnh Hòa Bình, trong văn bản số: 18/2013/QĐ-UBND, Ủy ban nhân dân tỉnh này quy định, chi 75% cho thù lao giáo viên trực tiếp giảng dạy và công tác quản lý nhà trường (trong đó công tác quản lý nhà trường là 5%).
Chi 15% cho mua sắm, sửa chữa cơ sở vật chất nhà trường. Chi 2% cho đơn vị cấp phép, quản lý và kiểm tra. Chi 8% theo quy chế chi tiêu nội bộ của nhà trường.
Tại Hà Nội, trong văn bản Số: 22/2013/QĐ-UBND, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội lại quy định tỷ lệ chi: 70% chi thù lao giáo viên trực tiếp giảng dạy;
15% chi công tác quản lý dạy thêm học thêm của nhà trường;
15% hỗ trợ chi tiền điện, nước, vệ sinh và sửa chữa cơ sở vật chất phục vụ dạy thêm, học thêm.