Thấy gì khi môn Giáo dục Công dân có nhiều điểm 10?

17/07/2019 07:10
Trần Phương
(GDVN) - Trong tổng số 1270 đểm 10 của kỳ thi trung học phổ thông Quốc gia có đến 784 điểm 10 thuộc về môn Giáo dục công dân

Theo công bố của Bộ Giáo dục và Đào tạo, điểm thi trong kỳ thi Trung học phổ thông năm 2019, môn Giáo dục công dân chiếm 61,7% tổng số điểm 10 của kỳ thi Trung học phổ thông Quốc gia và đạt điểm trung bình cao nhất là 7,37 điểm.

Bên cạnh đó, kỳ thi năm 2019 cũng chứng khiến sự sụt giảm của điểm liệt môn Giáo dục công dân cũng rất đáng kể khi năm 2018 có 321 điểm liệt mồn này, năm 2019 số này chỉ còn lại 11.

Việc “thăng tiến” và trễm trệ ngôi số 1 của môn Giáo dục công dân đang đặt ra câu hỏi phải chăng đề thi môn Giáo dục công dân năm nay quá dễ?

Có xảy ra hiện tượng “bên trọng, bên kinh” khi tổng số những môn còn lại chỉ chiếm chưa đầy 40% về điểm 10, điểm trung bình cũng cực tập như vậy?

Bộ Giáo dục yêu cầu các trường chấn chỉnh công tác tuyển sinh 2019
Bộ Giáo dục yêu cầu các trường chấn chỉnh công tác tuyển sinh 2019 

Môn Giáo dục công dân nhiều điểm 10 như vậy nên mừng hay nên lo?

Đánh giá điểm thi Tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2019, Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Phương Nga, Giám đốc Trung tâm kiểm định chất lượng Giáo dục Việt Nam (Hiệp hội các trường Đại học – Cao đẳng Việt Nam) cho rằng điểm thi nay phản ánh thực chất kết quả dạy học, tạo thuận lợi cho công tác xét tuyển đại học, cao đẳng.

Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Phương Nga cho rằng, phổ điểm thi các môn năm nay phản ánh thực chất năng lực học sinh phổ thông so với chuẩn kiến thức, kỹ năng các em đã đạt được. Tuy nhiên, vẫn còn có sự chênh lệch đáng kể về chất lượng dạy học giữa các vùng miền.

Thống kê điểm trong kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia năm 2019. (Đồ họa: Nguồn Thông tấn xã Việt Nam)
Thống kê điểm trong kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia năm 2019. (Đồ họa: Nguồn Thông tấn xã Việt Nam)

Nói về việc môn Giáo dục công dân năm nay cao hơn hẳn và chiếm đến 61,7% tổng số điểm 10 và điểm trung bình lên đến 7,3, bà Nga cho rằng điều này không có gì bất thường bởi môn Giáo dục công dân là một thiết thực, gắn liền với các em hàng ngày.

“Do đó, chỉ cần nắm vững kiến thức cơ bản là các em có thể đạt được điểm cao”, bà Nga cho biết.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Phương Nga cũng cho rằng, khi đánh giá phổ điểm phải so sánh với chuẩn kiến thức kỹ năng cần đạt chứ không nên so sánh với độ khó dễ của đề thi, bởi độ khó dễ này mỗi năm có thể dao động.

“Năm nay điểm Giáo dục công dân cao không có nghĩa là đề khó hay dễ, việc ra đề phải đáp ứng được chuẩn đầu ra của trình độ phổ thông trung học”.

Hai tỉnh công bố tỷ lệ đậu tốt nghiệp kỳ thi quốc gia trên 93%
Hai tỉnh công bố tỷ lệ đậu tốt nghiệp kỳ thi quốc gia trên 93%

Đánh giá về phổ đểm các môn thi, Phó giáo sư Nga cho rằng, đồ thị phổ điểm các môn thi chủ yếu nghiêng sang phải với đỉnh ở mức 5-6 nhưng độ dốc phổ điểm bên phải lớn, tương ứng với việc phân hóa điểm cao.

Việc môn Giáo dục công dân có số lượng điểm 10 nhiều nhất, là chuyện bình thường và dễ hiểu, bởi nội dung kiến thức trong môn học và đề thi liên quan nhiều đến đời sống thực tế của học sinh.

Phó Giáo sư Nga cũng cho rằng, sau khi môn Giáo dục công dân nằm trong tổ hợp xét tuyển đại học, các trường cũng đã thay đổi cách dạy và học một học này.

Từ một môn phụ, việc dạy và học đã được đầu tư hơn.

 Với đặc thù môn học rất dễ nêu ra những dẫn chứng cụ thể người thật việc thật, phần bài tập còn có nhiều tình huống yêu cầu các em đưa ra cách ứng xử của mình thông qua việc thảo luận nhóm, từ đó trang bị kỹ năng sống cho các em do đó việc học tập và đạt điểm cao môn Giáo dục công dân không hề khó.

Nói về việc các em học sinh đạt được nhiều điểm cao môn Giáo dục công dân, Phó Giáo sư Nga cho rằng, từ việc không bị còn là môn “phụ” mà còn được coi là môn “chính” giúp các em thay đổi tư duy học môn này.

Từ đó, thông qua việc học nghiêm túc sẽ giúp các em hình thành nhân cách, các em có ý thức hơn, có hành vi ứng xử chuẩn mực hơn, từ đó giảm thiểu bạo lực học đường, góp phần xây dựng trường học thân thiện.

Cùng với đó, là ý thức về hiểu biết pháp luật, kỹ năng ứng xử tốt, mỗi học sinh sẽ hình thành thói quen tổt, nhân cách tốt, biết kính trọng ông bà cha mẹ, biết phân biệt phải trái, biết ứng xử chuẩn hơn. Và khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn” sẽ được thực hiện tốt hơn.

Do đó theo Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Phương Nga việc đạt nhiều điểm cao môn Giáo dục công dân là đáng mừng.

Trần Phương