Toàn huyện Sóc Sơn còn 186 giáo viên hợp đồng lâu năm chờ xét đặc cách

05/01/2020 06:23
Vũ Ninh
(GDVN) - Sau kỳ thi viên chức năm 2019, toàn huyện Sóc Sơn còn lại 186 giáo viên hợp đồng lâu năm. Số giáo viên này hy vọng sẽ được xét đặc cách trước Tết Nguyên đán.

Ủy ban Nhân dân huyện Sóc Sơn có văn bản số 5421/TB-UBND: Về việc thông báo danh sách giáo viên hiện đang hợp đồng, có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc giảng dạy tại các trường công lập thuộc huyện trước ngày 31/12/2015 đến nay.

Theo thông báo này: Ủy ban Nhân dân huyện Sóc Sơn công khai danh sách giáo viên hiện đang hợp đồng, có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc giảng dạy tại các trường công lập thuộc huyện trước ngày 31/12/2015 đến nay. 

Giáo viên Hà Nội “ngậm cay, nuốt đắng”, Công đoàn Giáo dục ở đâu?
Giáo viên Hà Nội “ngậm cay, nuốt đắng”, Công đoàn Giáo dục ở đâu?

Sau kỳ tuyển dụng viên chức giáo dục năm 2019, huyện Sóc Sơn còn 186 người bao gồm: Khối trường Trung học cơ sở 128 giáo viên; Khối trường Tiểu học 58 người (có danh sách kèm theo).

Ủy ban Nhân dân huyện Sóc Sơn đề nghị Hiệu trưởng các trường rà soát, thông báo tới từng giáo viên hợp đồng kiểm tra lại danh sách và thông tin cá nhân có trong danh sách, nếu có sai sót có văn bản điều chỉnh gửi về Ủy ban Nhân dân huyện để tổng hợp.

Thông báo và danh sách này cũng được đăng tải trên cổng thông tin điện tử của huyện và niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban Nhân dân huyện Sóc Sơn, các đơn vị có chỉ tiêu tuyển dụng.

Cũng theo báo cáo số viên chức sau khi tuyển dụng của phòng Nội vụ huyện Sóc Sơn. Trên toàn huyện Sóc Sơn còn thiếu 160 giáo viên. Trong đó: khối mầm non (67 giáo viên); khối tiểu học (56 giáo viên); khối trung học cơ sở (37 giáo viên).

Trong khi đó căn cứ theo thông báo của Ủy ban Nhân dân huyện Sóc Sơn: Trên toàn huyện còn 186 giáo viên hợp đồng lâu năm chờ xét đặc cách. 

Như vậy nếu so với chỉ tiêu giáo viên của các trường thì số giáo viên hợp đồng lâu năm hiện nay đang nhiều hơn so với số giáo viên cần có. 

Đây cũng là một trong những băn khoăn của nhiều giáo viên hợp đồng huyện Sóc Sơn. 

Toàn huyện Sóc Sơn còn 186 giáo viên hợp đồng lâu năm chờ đặc cách (Ảnh:V.N)
Toàn huyện Sóc Sơn còn 186 giáo viên hợp đồng lâu năm chờ đặc cách (Ảnh:V.N)

Bởi họ thắc mắc: Với số lượng giáo viên hợp đồng lâu năm nhiều hơn chỉ tiêu thực tế Ủy ban Nhân dân huyện Sóc Sơn sẽ giải quyết vấn đề này như thế nào? Liệu trong số giáo viên hợp đồng ai đủ điều kiện xét đặc cách, ai không đủ điều kiện và tiêu chí nào để xét đặc cách cho giáo viên hợp đồng?

Cô Nguyễn Thị Thơm, giáo viên hợp đồng huyện Sóc Sơn nói: “Trải qua gần 8 tháng đấu tranh không biết mệt mỏi, huyện Sóc Sơn là một trong những huyện đi đầu trong vấn đề đặc cách cho giáo viên.

Đến nay, chúng tôi cũng phần nào được an ủi khi công sức và nỗ lực của mình phần nào được đền đáp. 

Tuy nhiên khi huyện công bố chỉ tiêu (số giáo viên còn thiếu ) và số lượng giáo viên hợp đồng đang chênh nhau. 

Cụ thể số giáo viên hợp đồng đang nhiều hơn chỉ tiêu. Vậy đồng nghĩa sẽ có giáo viên được xét đặc cách, giáo viên không được xét đặc cách. 

Chúng tôi thắc mắc là huyện sẽ giải quyết vấn đề này như thế nào? Tiêu chí xét đặc cách giáo viên ra làm sao?”.

Giáo viên hợp đồng tại Hà Nội mong muốn được xét đặc cách trước Tết Nguyên đán (Ảnh:V.N)
Giáo viên hợp đồng tại Hà Nội mong muốn được xét đặc cách trước Tết Nguyên đán (Ảnh:V.N)

Thắc mắc của cô giáo Nguyễn Thị Thơm cũng là tâm sự chung của giáo viên hợp đồng các huyện. 

Không chỉ huyện Sóc Sơn mà một số Quận, huyện, thị xã cũng đang có tình trạng chỉ tiêu giáo viên ít hơn so với số giáo viên hợp đồng đang có.

Tại huyện Phúc Thọ, ngày 31/12/2019, Ủy ban Nhân dân huyện có họp toàn thể giáo viên hợp đồng. Huyện thông báo bậc Trung học cơ sở có 34 chỉ tiêu, trong khi đó có đến 90 giáo viên hợp đồng đủ điều kiện xét đặc cách. 

Như vậy là sẽ có khoảng 56 giáo viên hợp đồng đủ điều kiện xét đặc cách nhưng không được xét đặc cách do thiếu chỉ tiêu.

Không được đóng bảo hiểm, giáo viên hợp đồng nguy cơ không được xét đặc cách
Không được đóng bảo hiểm, giáo viên hợp đồng nguy cơ không được xét đặc cách

Cô giáo N.T.H, giáo viên hợp đồng Phúc Thọ nói:

“Chúng tôi mặc dù nằm trong danh sách được công bố đủ điều kiện xét đặc cách nhưng mọi người vẫn rất hoang mang.

Mặc dù là có danh sách nhưng chúng tôi cũng chưa được biết chỉ tiêu cụ thể và tiêu chí xét đặc cách của thành phố.

Bên cạnh đó đơn cử khối cấp 2, trong khi chỉ có 34 chỉ tiêu nhưng có đến 90 giáo viên hợp đồng đủ điều kiện xét đặc cách.

Thời điểm này tôi muốn nhắc lại lời của Chủ tịch thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung từng nói sẽ dành khoảng 3000 chỉ tiêu để xét đặc cách hết giáo viên hợp đồng. 

Nhưng theo căn cứ thực tế sẽ có người được, người không được đặc cách mặc dù theo điều kiện công bố có đến 90 giáo viên đủ tiêu chuẩn. 

Như vậy sẽ có một sự thiệt thòi không nhỏ đối với các giáo viên không được đặc cách”.

Liệu sẽ là kết thúc buồn hay vui dành cho số giáo viên hợp đồng này (Ảnh:V.N)
Liệu sẽ là kết thúc buồn hay vui dành cho số giáo viên hợp đồng này (Ảnh:V.N)

Tại thị xã Sơn Tây, giáo viên hợp đồng mong muốn lãnh đạo Thành phố và Ủy ban Nhân dân các huyện giải quyết vấn đề xét đặc cách của giáo viên trước Tết Nguyên đán.

Thầy giáo Nguyễn Viết Tiến tâm tư: “Tết Nguyên đán Canh Tý đang đến gần. Chúng tôi là những giáo viên hợp đồng của Thành phố mong muốn Hà Nội sớm có văn bản hướng dẫn các quận, huyện, thị xã xét đặc cách cho giáo viên hợp đồng lâu năm.

Chúng tôi mong mỏi thành phố sẽ thực hiện đúng như chỉ đạo của Bộ Nội vụ và lời hứa của Chủ tịch thành phố Nguyễn Đức Chung với các tiêu chí nhân văn nhất và có chỉ tiêu cụ thể đến từng địa phương. 

Đó cũng coi như là món quà của Thành phố dành tặng giáo viên hợp đồng lâu năm nhân dịp năm mới”.

Đối với giáo viên đã bị cắt hợp đồng và không được đóng bảo hiểm liệu có cơ hội được xét đặc cách hay không? (Ảnh:V.N)
Đối với giáo viên đã bị cắt hợp đồng và không được đóng bảo hiểm liệu có cơ hội được xét đặc cách hay không? (Ảnh:V.N)

Hiện nay vẫn còn nhiều khúc mắc trong vấn đề xét đặc cách cho giáo viên hợp đồng.

Cụ thể tại một số Quận, huyện, thị xã giáo viên đã bị cắt hợp đồng và mòn mỏi chờ đợi xét đặc cách. 

Huyện Mỹ Đức mặc dù báo chí đã nhiều lần phản ánh thế nhưng vấn đề bảo hiểm của giáo viên vẫn không được thực hiện. Trong thời gian này, hàng nghìn giáo viên vẫn chờ đợi Tết nguyên đán trong một tâm trạng lo âu. 

Đặc biệt khi đồng lương thấp hoặc đã bị cắt hợp đồng, gánh nặng cơm áo ngày càng đè nặng đôi vai họ.

Vũ Ninh