Đào tạo giáo viên, bức tranh tổng thể trước ngày...vẽ lại

27/08/2019 06:27
Tiến sĩ Đặng Văn Định
(GDVN) - Bây giờ, Luật Giáo dục sửa đổi (2019) nâng chuẩn giáo viên các cấp lên trình độ đại học, chỉ có giáo viên mầm non là ở trình độ cao đẳng.

LTS: Tiến sĩ Đặng Văn Định - Trưởng ban nghiên cứu và phân tích chính sách (Hiệp hội Các trường đại học cao đẳng Việt Nam), nguyên Phó Chánh Văn phòng Hội đồng Giáo dục quốc gia đã có bài viết gửi đến Báo điện tử Giáo dục Việt Nam nhằm chia sẻ cũng như phân tích một số vấn đề về đào tạo sư phạm.

Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết.

Đang có nhiều ý kiến bức xúc đối với công tác đào tạo giáo viên trong khi Trung ương Đảng đã ban hành Nghị quyết số 19-NQ/TW về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập (NQ-19).

Nhiều địa phương đã tích cực sắp xếp lại các cơ sở đào tạo giáo viên cho dù Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa hoàn thiện Đề án sắp xếp, tổ chức lại các trường sư phạm... để Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Phân tích dưới đây góp tiếng nói để hoàn thiện Đề án trên.

Một số thông tin chung

Trước hết xin xem những con số về các cơ sở đào tạo giáo viên của Việt Nam ở Bảng 1. Phân bố các cơ sở đào tạo giáo viên theo vùng kinh tế (Nguồn: Bộ Giáo dục và Đào tạo).

TT

Vùng kinh tế

Tổng số cơ sở đào tạo giáo viên

Đại học sư phạm

Đại học đa ngành

Cao đẳng sư phạm

Cao đẳng đa ngành

Trung cấp sư phạm

1

Đông Bắc (7 tỉnh)

01

02

04

03

0

2

Tây Bắc (7 tỉnh)

0

02

04

04

0

3

Đồng bằng Sông Hồng (11 tỉnh, thành phố)

06

12

06

02

01

4

Bắc Trung Bộ (5 tỉnh)

02

05

02

02

0

5

Nam Trung Bộ (11 tỉnh, thành phố)

02

13

04

02

01

6

Đông Nam Bộ (9 tỉnh, thành phố)

03

07

06

03

0

7

Đồng bằng Sông Cửu Long (13 tỉnh, thành phố)

01

07

04

03

0

Tổng số

15

48

30

19

02

Ngoài những cơ sở đào tạo giáo viên ở bảng trên, còn 40 trường trung cấp đa ngành đang đào tạo giáo viên mầm non. Như vậy, cả nước có 154 cơ sở đào tạo giáo viên.

Mật độ trường tập trung nhiều ở một vài vùng, cao nhất là Đồng bằng sông Hồng bình quân mỗi tỉnh là 2,45 trường; ở Bắc Trung Bộ là 2,2 trường; Đông Nam Bộ là 2,1 trường; Nam Trung Bộ là 2 trường.

Hiện có 2 trường đại học tư thục, 3 trường cao đẳng tư thục và 40 trung cấp tư thục tham gia đào tạo giáo viên.  

Điều này thể hiện quyền “dân chủ” của các thành phần kinh tế trong tham gia các hoạt động giáo dục, nhưng chưa tìm thấy đánh giá của cơ quan quản lý Nhà nước về  vấn đề này.

Về tuyển sinh, các cơ sở đào tạo giáo viên hàng năm tuyển khoảng 23.000 sinh viên đại học sư phạm chính quy, 26.000 sinh viên cao đẳng sư phạm chính quy, trong khi đó mỗi năm có khoảng gần 20 nghìn giáo viên về hưu. Cung đã vượt cầu hơn hai lần.

Tìm hiểu về các cơ sở giáo dục đại học đào tạo giáo viên

Trong số 15 trường đại học sư phạm có 6 trường tổ chức đào tạo giáo viên khép kín theo kiểu Liên Xô cũ (Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương, Đại học Sư phạm Hà Nội 1, Đại học Sư phạm Hà Nội 2, Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội);

Có 4 trường là trường thành viên thuộc Đại học đa lĩnh vực (Đại học Sư phạm Đà Nẵng, Đại học Sư phạm Kỹ thuật Đà Nẵng, Đại học Sư phạm Huế, Đại học Sư phạm Thái Nguyên);

Có 5 trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật (Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên, Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định, Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh, Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long).

Trong số 48 cơ sở đào tạo giáo viên thuộc trường đại học đa ngành có: 36 cơ sở thuộc trường đại học đa ngành, 20 trường đại học đa ngành được nâng cấp từ cao đẳng sư phạm trong mươi năm lại đây, 12 cơ sở đào tạo giáo viên thuộc đại học đa lĩnh vực (2 đại học quốc gia và 3 đại học vùng), 1 trường đại học giáo dục thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, 46 cơ sở là trường công, 2 cơ sở là trường tư thục.

Năng lực đào tạo giáo viên của một số cơ sở đại học có thể thấy ở bảng Bảng 2. Đội ngũ giảng viên và quy mô đào tạo của một số trường (Nguồn Bộ Giáo dục và Đào tạo năm học 2017-2918; *Bao gồm cả hệ ngoài sư phạm).

Giáo viên

Tiến sĩ/Giáo sư + Phó giáo sư

Nghiên cứu sinh/ cao học

Đại học chính quy/ vừa học vừa làm

Tổng số

1

Đại học Sư phạm Hà Nội

749

419/181

644/2720

8536/14546

26473 *

2

Đại học Sư phạm Hà Nội 2

340

152/22

57/752

7470/7729

15.199 *

3

Đại học Sư phạm/ Đại học Thái Nguyên

338

164/43

123/773

6220/3662

10778

4

Đại học Sư phạm/ Đại học Đà Nẵng

245

87/8

2/169

6661/2140

8972 *

5

Đại học Sư phạm/ Đại học Huế

258

128/45

71/928

3837/2180

7016

6

Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh

509

167/30

152/1076

12998/12084

26310 *

7

Đại học Cần Thơ

1130

368/121

385/2799

32502/12769

48455 *

8

Đại học Vinh

1078

321/76

47/1218

19095/17433

37793 *

Chỉ riêng nhóm 6 trường đại học sư phạm đã có quy mô 457.22 sinh viên chính quy. Nếu tính cả hệ vừa học vừa làm thì quy mô gần gấp đôi.

Số sinh viên trên một giảng viên ở Trường đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh bây giờ đã lên con số ngoài 50, ở Trường đại học Sư phạm Hà Nội ngoài 35.

Một số trường như Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đang đào tạo một lượng nghiên cứu sinh và học viên cao học rất lớn.

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội bình quân 1 tiến sĩ đảm nhận hướng dẫn khoảng 1,5  nghiên cứu sinh và 6,5 thạc sĩ.

Về hiệu quả đầu tư từ ngân sách nhà nước

Thống kê đầu tư từ ngân sách nhà nước 5 năm liền cho nhóm trường Đại học Sư phạm và nhóm trường đại học đa ngành có đào tạo giáo viên ở Bảng 3, kết quả cho thấy:

(i) Đối với nhóm trường Đại học Sư phạm nhà nước đầu tư 1 đồng từ ngân sách nhà nước thì tổng thu của nhà trường tăng lên từ 1,32 đến 2,86 đồng;

(ii) Đối với nhóm trường đại học đa ngành, con số tương ứng là từ 2,1 đến 4,46 (Xin xem Bảng 3); nhóm trường này còn có khả năng tự chia sẻ nguồn lực tài chính, đội ngũ nhà giáo, phòng thí nghiệm, đảm bảo việc đào tạo giáo viên được bền vững.

Bảng 3. Tổng hợp tài chính 5 năm 2012-2017 của 10 cơ sở giáo dục đại học (Tính theo nguồn số liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo).

Tên trường

Ngân sách nhà nước (tỷ)

Tổng thu (tỷ)

Mức độ tăng

1

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

579,6

1635,3

2,86

2

Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh

560,45

1540,6

2,75

3

Trường Đại học Sư phạm 2

410,1

859,3

2,1

4

Trường Đại học Sư phạm nghệ thuật

165,9

323,1

1,95

5

Trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội

145,2

219,7

1,51

6

Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên

485,2

642,5

1,32

7

Trường Đại học Cần Thơ

566,7

2528,1

4,46

8

Trường Đại học Quy Nhơn

365

964,9

2,64

9

Trường Đại học Vinh

560,4

1644,8

2,57

10

Trường Đại học Đồng Tháp

319,4

669,3

2,1

Xét về tính bền vững và hiệu quả đầu tư thì tổ chức đào tạo giáo viên trình độ đại học ở các cơ sở giáo dục đại học đa ngành, đa lĩnh vực ưu điểm hơn ở các trường Đại học Sư phạm.

Các cơ sở giáo dục cao đẳng đào tạo giáo viên

Cao đẳng sư phạm là loại hình đào tạo lâu nhất, phổ biến nhất ở nước ta với chức năng đào tạo giáo viên các loại cho các trường mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở và các trường dạy nghề. [1]

Những năm 90 của thế kỷ trước nhà nước cùng các địa phương hợp sức thực hiện thành công Chương trình mục tiêu Quốc gia về sư phạm.

Theo đó, nhiều nhà trường sư phạm đã đến với tư tưởng không khép kín và chia sẻ. Một hệ thống trường sư phạm khang trang trên mọi miền đất nước được hình thành.

Trong cái chung ấy các trường cao đẳng sư phạm [2] khởi sắc, cung cấp đội quân chủ lực cho công cuộc phổ cập mầm non năm tuổi, phổ cập tiểu học, phổ cập trung học cơ sở trên phạm vi cả nước. [3]

Bộ Giáo dục hướng dẫn thanh tra tuyển sinh nhóm ngành đào tạo giáo viên 2019

Bây giờ, Luật Giáo dục sửa đổi (2019) nâng chuẩn giáo viên các cấp lên trình độ đại học, chỉ có giáo viên mầm non là ở trình độ cao đẳng.

Việc thay đổi chương trình, sách giáo khoa phổ thông đã khởi động. Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các nhà trường sư phạm phải đào tạo nhà giáo dục thay cho việc đào tạo thợ dạy như lâu nay.

Mặt khác, các cao đẳng sư phạm đều là đối tượng giảm đầu mối, giảm nhân sự theo tinh thần NQ-19 của Đảng.

Thông tin từ một số trường cao đẳng sư phạm và đại học được nâng cấp từ cao đẳng sư phạm cho thấy Nhà nước đầu tư thường xuyên cho mỗi trường cao đẳng sư phạm khoảng từ 15- 28 tỷ, tính theo đầu sinh viên thì vào khoảng 6-20 triệu đồng/một năm.

Kết quả đầu tư từ ngân sách nhà nước có hiệu quả rõ rệt ở một số trường. Ví dụ Cao đẳng sư phạm Đăk Lăk, Cao đẳng sư phạm Nam Định, Cao đẳng sư phạm Thái Bình…

Và đặc biệt hiệu quả đầu tư của nhóm trường cao đẳng và đại học đa ngành (Cao đẳng Cần Thơ, Đại học Hoa Lư, Đại học Hạ Long, Đại học Thủ Dầu Một) cao hơn hẳn (Xin xem Bảng 4. Một số đặc điểm đáng lưu ý từ một số cơ sở đào tạo giáo viên.

Ngân sách nhà nước /T.thu *

Gia tăng

Cán bộ nhân viên/giáo viên

Quy mô sinh viên

T/s 2018

TNSNN/SV*

1

Cao đẳng Sư phạm Thái Bình

28,98/33,8

1,166

255/….

2111

494

13,70

2

Cao đẳng Sư phạm Nam Định

22,04/25,83

1,172

160/133

1541

389

11,9 0

3

Cao đẳng Sư phạm Hưng Yên

18,05/…….

……

…./113

……

103

5,80 !

4

Cao đẳng Sư phạm Bắc Ninh

14,00/14,48

1,060

163/…

2405

725

5,80

5

Cao đẳng Sư phạm Yên Bái

13,41/……..

…….

…../100

810

97

16,55

6

Cao đẳng Sư phạm Sơn La

35,83/48

1,34

324/277

3988

351

8,98

7

Cao đẳng Sư phạm Quảng trị

15,484/17,99

1,162

145/100

1257

153

12,32

8

Cao đẳng Sư phạm Đắk Lắk

26,19/35,67

1,361

144/128

2613

419

10,02

9

Cao đẳng Sư phạm Bà Rịa Vũng Tàu

17,66/22,54

1,276

127/86

1636

434

10,79

10

Cao đẳng Sư phạm Bình Phước

14,97/16,179

1,081

101/81

698

174

21,45

11

Cao đẳng Sư phạm Bến tre

22,66/…….

……

242/177

1510

501

15,00

12

Cao đẳng Sư phạm Tây Ninh

……./21,27

…..

123/93

1043

182

………

13

Cao đẳng Sư phạm Bắc Kạn

9,23/ …….

……

83/52

839

75

11,00

14

Cao đẳng cộng đồng Cà Mau

10,37/16,253

1,567

104/86

631

….

16,4

15

Cao đẳng Bình Định

17,33/ ….

…..

--152--

2487

442

6,97

16

Cao đẳng Cần Thơ

14,27/32,49

2,28

186 /120

863

297

16,54

17

Trường đại học Hạ Long

58,73/77,44

1,32

312/222

2460

1520 +

23,9

18

Trường đại học Hoa Lư

33,97/42,305

1,245

322/199

2167

500

18,44

19

Đại học Thủ Dầu Một

144,4/220,53

1,53

717/588

7195

3703

20,07

20

Đại học Văn hóa, Thể dục, Thể thao Thanh Hóa

30,17/36,5

1,21

--193--

2888

850

10,45

21

Đại học Hồng Đức

101,45/140,8

1,39

…/509

8589

2498

11,81

22

Đại học Thể dục Thể thao Đà Nẵng

21,7/……

……

-- 201--

2400

220

9,04

23

Đại học Hùng Vương

…../110,25

…..

--379--

8360

1145

…….

Quỹ đất của 13 trường cao đẳng sư phạm là 298 ha (bình quân 22,9 ha/trường). Trên khuôn viên mỗi trường có hệ thống nhà học kiên cố.

Đội ngũ cán bộ nhân viên, giáo viên các cao đẳng sư phạm trung bình mỗi trường từ 50-200. Quy mô đào tạo trong khoảng từ 600-2600.

Tiềm năng lớn như vậy nhưng năm học 2017-2018 đầu vào ở hầu hết các trường cao đẳng sư phạm suy giảm mạnh. Ví dụ: Cao đẳng sư phạm Bắc Kạn là 75, Cao đẳng sư phạm Yên Bái là 97, Cao đẳng sư phạm Bình Phước là 174, Cao đẳng sư phạm Tây Ninh 182…

Chúng tôi đặt câu hỏi: ngoài ngân sách nhà nước phần thu nhập do nhà trường tự lo có thể giúp nhà trường tự trang trải tài chính ở mức nào (theo NĐ-16)?

Đáp lại câu hỏi này thì: (i) Trong nhóm 10 trường đa ngành (có 7 trường cao đẳng sư phạm đã lên đại học) thì 5 trường đề nghị Nhà nước tiếp tục hỗ trợ  tiền lương, 1 trường tuyên bố có thể tự lo tiền lương, chi phí trực tiếp, 2 trường tuyên bố có thể tự  lo tiền lương, chi phí trực tiếp, chi phí quản lí, 1 trường tuyên bố ngoài đảm nhận các khoản chi trên còn có thể tự lo cả khấu hao tài sản cố định.

Giải thể trường trung cấp sư phạm, không đào tạo giáo viên ở các trường đa ngành

(ii) Trong khi đó 13 trường cao đẳng sư phạm có 10 trường đề nghị Nhà nước tiếp tục hỗ trợ tiền lương, 2 trường không trả lời, 1 trường tuyên bố có thể tự lo tiền lương, chi phí trực tiếp.

Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, trước thực trạng trên, một số địa phương đã tự tìm giải pháp bằng cách giải thể trường Cao đẳng sư phạm (Trường Cao đẳng sư phạm Cà Mau…).

Một số khác thực hiện sáp nhập (Trường Cao đẳng sư phạm Hà Nam chuyển thành phân hiệu của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Trường Cao đẳng sư phạm Lào Cai sáp nhập vào Đại học Thái Nguyên…), chuyển đổi mô hình đào tạo sư phạm sang đào tạo đa ngành hoặc chuyển sang thực hiện nhiệm vụ chủ yếu là liên kết đào tạo và bồi dưỡng thường xuyên.

Cách làm trên đang là sự lo lắng của không ít những người tâm huyết với sự nghiệp đào tạo giáo viên để có lời giải hợp lý nên nhìn nhận thấu đáo hơn nữa về thực trạng hệ thống trường sư phạm.

Có một điều chắc chắn là trẻ em phải được “phát triển thể chất, tình cảm, hiểu biết, thẩm mỹ, hình thành yếu tố nhân cách đầu tiên” như tinh thần NQ-29 của Đảng.

Tài liệu tham khảo:

[1] Xem một số tư liệu về đổi mới GDĐH Việt Nam trang 547; NXB GDVN 2017

[2] Thường được nâng cấp từ trường trung cấp sư phạm  (7+2, 10+1, 10+2, 12+1, 12+2 rồi 12+3..).

[3]  Việt Nam hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi; 63/63 tỉnh, thành phố đã đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 2, trong đó có 14 tỉnh, thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3; và 63/63 tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 1, trong đó có một số tỉnh đạt chuẩn trung học cơ sở mức độ 2 và mức độ 3. (Số liệu năm học 2017-2018)

Tiến sĩ Đặng Văn Định