Sẽ có 800 giáo viên hợp đồng đủ điều kiện để xét tuyển
Thông tin này được Phó Giám đốc phụ trách Sở Nội vụ Nguyễn Đình Hoa xác nhận tại phiên họp tập thể của Ủy ban Nhân dân Thành phố trong sáng ngày 31/7/2019.
Hà Nội cũng nên nói một lời với hơn 2.000 giáo viên hợp đồng |
Ông Nguyễn Đình Hoa cho biết: Thực hiện nhiệm vụ được Thành phố giao trong 6 tháng đầu năm, Sở Nội vụ đã tham mưu hoàn thành xong 2 kỳ thi tuyển cấp xã và công chức hành chính tại các sở, ngành, Ủy ban Nhân dân các quận huyện.
Thời gian tới, Sở sẽ tập trung triển khai thực hiện nhiệm vụ thành phố giao về tuyển dụng giáo viên làm việc tại các trường công lập khối quận, huyện.
Theo đề nghị của các quận, huyện, thị xã, chỉ tiêu đăng ký tuyển dụng giáo viên là 11.182 chỉ tiêu.
Thực hiện chỉ đạo của Ủy ban Nhân dân Thành phố, Sở đã có văn bản hướng dẫn các quận, huyện rà soát để đảm bảo tuyển dụng đúng quy định của pháp luật.
Qua rà soát, hiện có khoảng 2.923 giáo viên hợp đồng tại các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở của 30 quận, huyện, thị xã. Trong đó, số hợp đồng trên 5 năm khoảng gần 800 người.
Thực hiện Quyết định số 3455/QĐ-UBND của Ủy ban Nhân dân Thành phố, các quận, huyện đã rà soát và đăng ký hình thức tuyển dụng.
Trong đó, 21 quận, huyện đăng ký hình thức thi tuyển, 9 quận, huyện đăng ký xét tuyển theo Nghị định 161/NĐ-CP của Chính phủ.
Về việc này, Sở sẽ có báo cáo tổng thể xin ý kiến chỉ đạo của Ủy ban Nhân dân Thành phố đảm bảo việc tuyển dụng được thực hiện công khai, minh bạch, đúng quy định pháp luật, kịp thời bố trí giáo viên đứng lớp trong năm học mới 2019 – 2020.
Thành phố quyết định sẽ xét tuyển đối với toàn bộ giáo viên có hợp đồng lâu năm với một số điều kiện cụ thể như: là giáo viên có hợp đồng và có đóng bảo hiểm ít nhất 5 năm trở lại đây; có kiểm tra đảm bảo sức khỏe; có năng lực, trình độ phù hợp với vị trí việc làm, tức là giáo viên phải dạy môn mà trường có nhu cầu tuyển dụng.
Ông Nguyễn Đình Hoa thông tin: Sẽ có khoảng 800 giáo viên hợp đồng được xét tuyển (Ảnh:anninhthudo.vn) |
Trước đó ngày 25/7/2019, Ủy ban Nhân dân huyện Sóc Sơn ra báo cáo: Đề xuất thay đổi hình thức tuyển dụng viên chức giáo dục năm 2019.
Căn cứ theo báo cáo này Ủy ban Nhân dân huyện đề nghị Ban Thường vụ xem xét cho ý kiến:
Chuyển đăng ký hình thức thi tuyển thành xét tuyển trong tuyển dụng giáo dục năm 2019.
Mục tiêu: Để tất cả các thí sinh đăng ký có thể tham gia được kỳ tuyển dụng đảm bảo theo quy định hiện hành; giải quyết bức xúc và nguyện vọng của giáo viên hợp đồng.
Nếu căn cứ theo Nghị định 161 thì hầu hết giáo viên hợp đồng đều không đủ điều kiện để xét đặc cách.
Điều này đã được Ủy ban Nhân dân Thành phố khẳng định trong văn bản số 1040/SNV-BCĐ gửi Bộ Nội vụ: Về việc xin ý kiến hình thức tổ chức tuyển dụng viên chức giáo dục của thành phố Hà Nội năm 2019.
Trong văn bản đề xuất phương án thi, tuyển viên chức Thành phố cũng nói rõ: Hầu hết giáo viên hợp đồng không đủ điều kiện xét đặc cách (Ảnh:V.N) |
Văn bản này ghi rõ: Nếu tổ chức xét đặc cách thì chỉ có một số ít giáo viên đủ kiện theo quy định tại Nghị định 161.
Mặt khác việc tuyển dụng đặc biệt cũng sẽ gây tình trạng mất công bằng đối với việc quản lý giáo viên hợp đồng.
Điều mà dư luận thắc mắc: Vì sao thành phố biết hầu hết số giáo viên hợp đồng sẽ không đủ điều kiện để xét đặc cách theo Nghị định 161 nhưng lại vẫn ra quyết định để xét đặc cách cho số giáo viên này?
Điều này khiến giáo viên hợp đồng thắc mắc đây có phải là quyết định để đẹp lòng dư luận hay không?
Giáo viên hợp đồng: Hy vọng Thành phố không để chúng tôi mừng hụt
Trước thông tin có 800 giáo viên hợp đồng đủ điều kiện để xét tuyển. Nhiều giáo viên hợp đồng vừa mừng, vừa lo vì không biết các Quận, huyện có thực hiện việc xét tuyển hay không.
Bộ Nội vụ đề nghị rà soát, thống kê số lượng giáo viên hợp đồng tại Hà Nội |
Cô Nguyễn Thị Thơm, giáo viên hợp đồng huyện Sóc Sơn bày tỏ:
“Chỉ sợ như những lần trước khiến giáo viên hợp đồng mừng hụt.
Chúng tôi mong các Quận, huyện, thị xã thực hiện đúng theo chỉ đạo của thành phố.
Trước đây mặc dù đã có Quyết định của thành phố về việc thực hiện xét đặc cách, chỉ đạo của Chủ tịch Nguyễn Đức Chung xét tuyển cho giáo viên hợp đồng. Tuy nhiên Huyện vẫn ra văn bản thi tuyển.
Chỉ đến khi báo chí vào cuộc, dư luận chú ý thì Huyện lại đưa ra văn bản đề xuất thay hình thức thi tuyển bằng xét tuyển.
Vì thế chúng tôi rất mong thực hiện đúng và thực hiện nghiêm theo chỉ đạo của thành phố.
Ngoài ra cũng cần có có cơ chế xem xét đặc cách cho giáo viên hợp đồng theo Nghị định 29.
Vì Nghị định 161 mới chỉ được ban hành cách đây mấy tháng không phù hợp với số giáo viên hợp đồng lâu năm”.
Giáo viên hợp đồng Hà Nội bày tỏ: Không muốn bị mừng hụt (Ảnh:V.N) |
Một giáo viên khác, cô Vũ Thị Hằng nói:
“Năm 2013 có đợt xét đặc cách nhưng số giáo viên hợp đồng bị bỏ qua, không được thông báo. Nghị định 161 mới ra đời mấy tháng đã áp ngay không thương tiếc.
Trong khi rõ ràng các Nghị quyết, Nghị định ra đời phải có thời gian để còn điều chỉnh, sửa đổi cho phù hợp thế mà họ vẫn lờ đi.
Nghị định 161 ra đời đầu năm thì tháng 7 mới ra đời luật giáo dục mới thì tại sao bắt những giáo viên đang ở chế độ luật giáo dục cũ phải tuân theo Nghị định này trong khi biết trước không ai đủ điều kiện”.
Việc thực hiện xét tuyển cũng không thống nhất trên toàn thành phố. Theo như thông báo của ông Nguyễn Đình Hoa chỉ có 9 huyện đăng ký hình thức xét tuyển.
Hầu hết 9 huyện này lại tập trung ở những huyện có giáo viên hợp đồng làm đơn thư, kiến nghị lên thành phố.
Ngoài ra điều giáo viên hợp đồng cảm thấy lo lắng: Liệu họ có bị làm khó dễ trong vòng xét tuyển viên chức giáo dục năm 2019 hay không?