

Trường làm đúng quy chế?
![]() |
NCS Phạm Xuân Khánh bị tố làm luận án quá thời hạn |
Ông Khánh chính thức được nhận làm nghiên cứu sinh (NCS) Khoa Kĩ thuật điện tử khóa 2003 – KTT ngày 10/9/2003. Ông Khánh bảo vệ đề tài mã số 62.52.70.01 mang tên “Thiết kế và chế tạo bộ điều khiển thông minh trên cơ sở lý thuyết điều khiển thích nghi và lý thuyết điều khiển mở ứng dụng trong công nghiệp”, thuộc hệ đào tạo không tập trung với thời gian 4 năm.
Trong quá trình làm Luận án phức tạp, NCS đã nộp đơn, hồ sơ xin bảo vệ Luận án Tiến sĩ cấp Bộ môn vào ngày 15/08/2010. Theo như Phó viện trưởng Viện Đào tạo sau Đại Học (ĐH Bách Khoa Hà Nội) - ông Nguyễn Đắc Trung: “Thời gian từ khi có quyết định công nhận NCS đến khi làm hồ sơ Luận án lên cấp cơ sở của đồng chí Khánh trong vòng 84 tháng là đúng quy chế".
Phó Vụ trưởng khẳng định: "Phạm Xuân Khánh NCS 9 năm là sai quy chế"
Vụ Nghiên cứu sinh kéo dài 9 năm: Quy định của Bộ đang bị "bóp méo"?
Hiệu trưởng ĐH Bách Khoa: "Tố cáo NCS 9 năm do thù hằn cá nhân"
Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định: Trường làm sai quy chế
![]() |
Quyết định NCS vào 9 - 2003, thời gian hết hạn tối đa là 9 - 2007 |
“Ai nói Trường Bách Khoa vi phạm là không có tư duy quản lí”
Cũng tại cuộc trao đổi qua điện thoại với phóng viên, ông Nguyễn Trọng Giảng đã phản bác lại lời của bà Phó vụ trưởng khi cho rằng: “Ai ở Bộ nói NCS quá 3 tháng là vi phạm quy chế thì tôi nghĩ cũng không phải tư duy của người quản lí. Quá 1 đến 3 tháng là chuyện bình thường với NCS không phải chỉ riêng Việt Nam mà nó còn khá phổ biến trên thế giới”.
Như vậy, phải chăng Hiệu trưởng Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội “nghi ngờ” tư duy quản lý của Vụ Phó vụ Giáo dục Đại học – Bộ Giáo dục Đào tạo? Với việc NCS được bảo vệ Luận án Tiến sĩ quá thời gian quy định, liệu rằng quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo có đang bị bóp méo? Trường tự ý thay đổi, tự ý quyết định, có phải quy chế của Bộ đã không còn giá trị với những trường lớn như ĐH Bách khoa Hà Nội?
Mặc dù, Bộ Giáo dục Đào tạo khẳng định: “Đối với trường hợp vượt quy định của quy chế thì các trường phải báo cáo lãnh đạo Bộ, xin phép Bộ. Bộ sẽ tùy vào từng trường hợp để xem xét, nếu chậm trễ không nhiều, và có lí do chính đáng thì có thể Bộ vẫn cho phép làm Luận án”.
Tuy nhiên, ông Giảng lại cho rằng: “Đối với chúng tôi quy định thời gian cũng chỉ là tương đối, chất lượng nghiên cứu của đề tài luận án mới là quan trọng. Vì cái đó rất tương đối, cả thế giới đều như thế”.
Có lẽ vì thế mà Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội tự ý quyết định cho NCS bảo vệ Luận án khi quá thời gian quy định mà không cần xin ý kiến của lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo? Như vậy liệu có phải là trường Bách Khoa đã cố ý “phớt lờ” quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo?
Hiệu trưởng Trường ĐH Bách Khoa từng làm luận án quá thời gian quy định
Để minh chứng cho việc quá thời gian cũng vẫn được bảo vệ Luận án, ông Giảng đã đưa chính mình ra làm bằng chứng. “Tôi làm NCS ở Pháp cũng quá 4 tháng trời, chuyện đó là bình thường. Chất lượng đảm bảo hay không mới là quan trọng chứ không phải là thời gian. Thời gian hoàn toàn là tương đối”, ông Giảng nói.
Vị Hiệu trưởng ĐH Bách Khoa cho rằng, quy chế quản lí về tự chủ của mỗi trường chúng ta chưa thực sự đáp ứng được điều đó. Quy chế quản lí của chúng ta đầy những tồn tại, bất cập cần phải thảo luận rất nhiều, và nêu quan điểm: “Trong quy chế tự chủ sau đại học thì nên để từng trường đưa ra những quy định cụ thể cho trường họ chứ không phải đưa ra một quy định chung chung áp dụng cho tất cả các trường”.
Mọi thông tin phản ánh, khiếu nại tiêu cực trong giáo dục, mời quý độc giả gửi về địa chỉ email của tòa soạn:
http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Hom-thu-bay-to-y-kien-to-giac-tieu-cuc-trong-giao-duc/161144.gd
ĐIỂM NÓNG |
|
bình luận (0)