Nền móng cho ngôi nhà chung các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam

03/11/2014 10:47
Xuân Trung
(GDVN) - Ngày 18/5/2004 là ngày quan trọng trong dấu ấn cho sự ra đời của Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập Việt Nam, khi chính thức được Bộ Nội vụ công nhận.

Nhưng trước đó cũng phải kể đến từ ngày 19/8/2002 tại Hà Nội, một nhóm nguyên cán bộ Bộ GD&ĐT đã nghỉ hưu, trong đó có những người từng giữ cương vị cao như Bộ trưởng, Thứ trưởng, Chủ tịch Công đoàn …đã cùng nhau trao đổi và đi đến thống nhất thành lập Ban vận động Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập Việt Nam.

Cho tới ngày 16/10/2002 cũng tại Hà Nội có buổi họp đầu tiên giữa các sáng lập viên với Hiệu trưởng, Chủ tịch HĐQT của 6 trường đại học, cao đẳng ngoài công lập trong cả nước. Kết thúc buổi họp, các đại biểu đã nhất trí thành lập Ban vận động gồm 15 thành viên do GS. Trần Hồng Quân, nguyên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, Phó ban Dân vận Trung ương làm Trưởng ban.

Ngày 26/11/2002, Ban vận động có tờ trình số 03 gửi Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đề nghị ủng hộ công nhận Ban vận động. 

Nền móng cho ngôi nhà chung các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam ảnh 1

GS. Trần Hồng Quân (ngoài cùng bên phải) chủ trì buổi họp Ban vận động thành lập Hiệp hội, chuẩn bị Đại hội ra mắt Hiệp hội. Ảnh tư liệu.

Ngày 7/3/2003, Ban vận động họp phiên thứ nhất, các đại biểu đều ủng hộ và đề nghị Bộ Nội vụ sớm cho phép thành lập Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập Việt Nam.

Đến ngày 9/7/2003 Bộ GD&ĐT đã chính thức có Quyết định về việc công nhận Ban vận động thành lập Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập Việt Nam (viết tắt là VIPUA).

Trưởng thành trong khó khăn

Điểm lại một số mốc quan trọng trong quá trình hình thành VIPUA, GS. Trần Hồng Quân – Chủ tịch VIPUA cho biết, từ những năm 1990 Viện đại học mở bán công thành phố Hồ Chí Minh được thành lập, đến tháng 3/1988 Trung tâm đại học dân lập Thăng Long (tiền thân Đại học Thăng Long ngày nay) đưa vào hoạt động. Các cơ sở này không dựa vào ngân sách nhà nước, không có chỉ tiêu biên chế nhà nước, tự chủ về tài chính, tự chủ về lao động, tự chủ về mô hình bộ máy tổ chức, sinh viên ra trường 100% tự tìm việc làm.

Nền móng cho ngôi nhà chung các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam ảnh 2

Chọn trường cho con, đa số là do phụ huynh tưởng tượng

(GDVN) - Và, thông thường, người nghèo chỉ có thể lựa chọn là cho con học hay không. Đây là vấn đề quan trọng được bàn thảo khi tính đến nguồn lực phát triển giáo dục.

Việc ra đời các cơ sở đào tạo này với ý đồ thí điểm để lượng định khả năng huy động nguồn lực của xã hội cho giáo dục. Từ năm 1994 đến năm 2000 khi Chính phủ ban hành Quy chế đại học dân lập, sau đó đã có hàng loạt các trường đại học dân lập được thành lập. 

Dù bắt đầu từ con số không nhưng các trường ngoài công lập có tốc độ phát triển nhanh về mọi mặt. Dù bước đi đầy khó khăn, có định kiến của xã hội còn nặng nề, nhưng không ít trường hoạt động nghiêm túc, nề nếp, không ngừng phấn đấu nâng cao hiệu quả đào tạo,từng bước khẳng định mình. 

Khả năng huy động nguồn lực xã hội (cả nước ngoài) hết sức to lớn. Và đã đến lúc cần mở nhiều các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập hơn nữa với sự chung sức của “ba nhà”: Nhà nước hỗ trợ về đất đai, nhà giáo tâm huyết góp chất xám, nhà đầu tư tâm huyết góp vốn.

Thực tế cho rằng, mặc dầu chất lượng đào tạo ngoài công lập còn những yếu kém, nhưng do phải tự thân vận động, không có sự đầu tư của nhà nước thì những gì mà giáo dục đại học ngoài công lập có được là thành quả đáng khích lệ.

Điều này được khẳng định nếu thu học phí như các nước phát triển thì chất lượng giáo dục đại học ngoài công lập sẽ không thua kém chất lượng giáo dục đại học như Mỹ hay Nhật Bản. Bên cạnh những thành tích đó, do thiếu kinh nghiệm trong quản lý, thiếu tài chính, lại hoạt động theo kiểu “đèn nhà ai nhà ấy rạng” nên hoạt động giáo dục đại học ngoài công lập vừa qua đã nảy sinh nhiều tiêu cực trong tổ chức quản lý, trong tuyển sinh, trong quản lý và sử dụng tài chính.

Nền móng cho ngôi nhà chung các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam ảnh 3

PGS. Trần Xuân Nhĩ chủ trì Hội thảo một số trường ĐH, CĐ ngoài công lập Việt Nam, góp ý Điều lệ và phương hướng công tác nhiệm kỳ 1 của Hiệp hội. Ảnh tư liệu

Giáo dục đại học ngoài công lập cũng chưa nhận thức rằng: trong kinh tế thị trường sẽ đến lúc giáo dục đại học sẽ trở thành hàng hóa đối với sinh viên và sinh viên chỉ chọn trường chất lượng để học mà không phân biệt công hay tư. 

Hiện nay, một bất cập khác là do cách đầu tư quá chênh lệch nhau nên chất lượng đào tạo và vị thế của một số trường đại học, cao đẳng ngoài công lập so với chất lượng giáo dục đại học công lập còn có sự bất đồng lớn. Đây được xem là nguyên nhân của sự bất bình đẳng trong hệ thống, làm hạn chế sự phát triển của loại hình.

Mặc dù vậy, GS. Trần Hồng Quân cũng cho rằng, với tính tự chủ cao, với sự đối mặt thường xuyên trước mọi thách thức để tồn tại và phát triển mà không có và không thể chờ bất cứ sự nâng đỡ nào về ngân sách Nhà nước, các trường ngoài công lập đang là yếu tố năng động nhất trong hệ thống giáo dục đại học nước ta.

Nền móng cho ngôi nhà chung các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam ảnh 4

Hiệu trưởng đại học trẻ nhất Việt Nam muốn đi thẳng lên tầm thế giới

(GDVN) - Cộng đồng kinh tế Asean chính thức hình thành vào năm 2015, Giáo dục Việt Nam cần có sự chuẩn bị để đối mặt với thách thức và tìm kiếm những cơ hội vàng.

“VIPUA ra đời nhằm tạo một diễn đàn trao đổi kinh nghiệm, phát hiện các vướng mắc, khó khăn chung, nghiên cứu, đề xuất cách tự giải quyết hoặc kiến nghị với Nhà nước, tổ chức hợp tác hỗ trợ lẫn nhau trong công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế, làm chức năng phản biện xã hội với những dự thảo, quyết định, chính sách của Nhà nước trong những lĩnh vực liên quan” GS. Quân cho hay.

VIPUA thúc đẩy giáo dục đại học phát triển

Đây là một tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp, liên kết tự nguyện, phi vụ lợi nên ngày từ khi ra đời VIPUA đặt mục tiêu là góp phần phát triển giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực, phục phụ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước thông qua việc tổ chức liên kết các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập, cùng nhau xây dựng mô hình và cơ chế hoạt động phù hợp với điều kiện Việt Nam. 
Bên cạnh đó, VIPUA sẽ góp ý với các cơ quan có thẩm quyền về chủ trương, chính sách quy định của nhà nước có liên quan đến các trường ĐH, CĐ ngoài công lập nói riêng và các trường ĐH, CĐ công lập nói chung.

VIPUA cũng xúc tiến việc trao đổi kinh nghiệm giảng dạy, nghiên cứu khoa học, quản lý giữa các hội viên với các trường đại học, cao đẳng khác ở trong và ngoài nước. VIPUA có mục tiêu hỗ trợ các trường thành viên trong hội nhập quốc tế phục vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.

Thông qua VIPUA, làm cho xã hội hiểu rõ hơn hệ thống các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập, từng bước nâng cao vị thế các trường này, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh và hợp tác bình đẳng giữa các trường, góp phần tạo ra động lực mới trong tiến trình phát triển và chấn hưng nền giáo dục đại học Việt Nam.

Còn nữa...

Xuân Trung