Phổ thông hóa hệ bổ túc các trung tâm giáo dục thường xuyên không chỉ trái Luật Giáo dục, mà còn tạo bất công giữa học sinh với nhau, giữa các trường với nhau, đây là những vấn đề chúng tôi đã nêu ra trong bài viết Phổ thông hóa hệ bổ túc và những hệ lụy khôn lường.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đánh giá thực trạng hoạt động của hệ thống trung tâm giáo dục thường xuyên như thế nào, Quốc hội giám sát ra sao, tình trạng này sẽ tác động thế nào đến chủ trương phân luồng, chúng tôi xin phân tích tiếp trong bài viết này.
Mạng lưới càng phát triển không dựa trên nhu cầu, lãng phí ngân sách và nguồn lực càng lớn
Ngày 13/12/2018, tại Hà Nội đã diễn ra hội nghị Á – Âu về “Học tập suốt đời và mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030”. Hội nghị do Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ Ngoại giao và Quỹ Á – Âu (ASEF) tổ chức.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ phát biểu tại hội nghị, ảnh: Báo Sài Gòn Giải phóng. |
Báo Sài Gòn Giải phóng dẫn phát biểu của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ phát biểu tại hội nghị, cho biết:
Tại Việt Nam, qua 13 năm thực hiện, Việt Nam có mạng lưới cơ sở giáo dục thường xuyên được củng cố và phát triển, đặc biệt là mạng lưới các trung tâm học tập cộng đồng phát triển mạnh mẽ, đáp ứng nhu cầu học tập của mọi lứa tuổi.
Ngày 22/6/2018 Bộ trưởng bộ Giáo Dục và Đào tạo đã ký văn bản số 2574 trả lời chất vấn của Đại biểu Quách Thế Tản tại kỳ hợp thứ 5 Quốc hội khoá XIV, trong đó xác định nguyên nhân giáo dục thường xuyên chưa đạt kết quả như mong đợi là do:
Công tác tuyên truyền cho cán bộ và các tầng lớp nhân dân hiểu được vai trò, tác dụng của học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập hiệu quả chưa cao. Chính sách cho các trung tâm giáo dục thường xuyên còn bất cập, chưa hiệu quả.
Chất lượng hoạt động của một số cơ sở Giáo dục thường xuyên vẫn còn hạn chế về công tác quản lý, điều hành.
Phổ thông hóa hệ bổ túc và những hệ lụy khôn lường |
Một số bộ, ngành chưa quan tâm đến việc thúc đẩy học tập suốt đời của cán bộ, công chức, viên chức; một số địa phương chưa quan tâm đến Giáo dục thường xuyên, chưa tạo điều kiện thuận lợi cho người lớn học tập; thậm chí có địa phương còn giải thể hết các trung tâm Giáo dục thường xuyên cấp huyện.
Việc tham mưu tổ chức sát nhập và các điều kiện đảm bảo cho các trung tâm Giáo dục thường xuyên sau khi sát nhập còn nhiều bất cập. Một số tỉnh không thực hiện đúng như Thông tư 39.
Việc sát nhập dẫn đến một số khó khăn về cơ chế quản lý chồng chéo, nhiều đầu mối quản lý; chưa phân công rõ Bộ nào ban hành các văn bản cần thiết để quản lý trung tâm. [2]
Câu trả lời của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ với Đại biểu Quốc hội Quách Thế Tản cho thấy, Bộ Giáo dục và Đào tạo hiểu rất rõ đối tượng của giáo dục thường xuyên là "người lớn", "vừa làm vừa học" chứ không phải học sinh hoàn thành bậc trung học cơ sở, đi học lấy bằng trung học phổ thông với ít môn hơn để rồi lại thi cao đẳng, đại học.
Nhưng thực tế lại khác hoàn toàn với nhận định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, khi hầu như các trung tâm giáo dục thường xuyên đều tuyển học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở, đào tạo lấy bằng trung học phổ thông, nhưng không tuyển được hoặc tuyển rất khó khăn.
Nếu tình trạng này còn tiếp tục, chính sách phân luồng học sinh sau trung học cơ sở rất đúng đắn của Đảng, Nhà nước để khắc phục căn bản tình trạng thừa thầy thiếu thợ, có thể bị phá hỏng, vì phổ thông hóa hệ bổ túc đã biến trung tâm giáo dục thường xuyên thành một trường phổ thông trung học trá hình.
Kéo dài tình trạng phổ thông hóa hệ bổ túc, tất sinh tiêu cực
Trong bài viết Nhận thức đúng về giáo dục thường xuyên đăng trên Báo Điện tử Đại biểu Nhân dân ngày 16/4/2019, Giáo sư Phạm Tất Dong được dẫn lời, cho biết:
Những ngôi trường hàng chục tỷ đồng bỏ hoang, lãng phí không ai chịu trách nhiệm |
“Giáo dục thường xuyên phải được nhìn nhận như một chính sách giáo dục quốc gia - chính sách về giáo dục suốt đời cho người lớn, yêu cầu người lớn học tập suốt đời, không phân biệt tuổi tác, trình độ học vấn, trình độ tay nghề chuyên môn - nghiệp vụ, cương vị xã hội, giới tính, thành phần dân tộc”. [3]
Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi phiên bản ngày 15/5/2019 đang trình Quốc hội thông qua, điều 42 về nhiệm vụ của giáo dục thường xuyên ghi rõ:
1. Thực hiện xóa mù chữ cho những người trong độ tuổi theo quy định.
2. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực làm việc; cập nhật, bổ sung kiến thức, kĩ năng cần thiết trong cuộc sống cho mọi người; tạo cơ hội cho người có nhu cầu học tập để nâng cao trình độ học vấn.
Khoản 2 điều 43 quy định các hình thức thực hiện chương trình giáo dục thường xuyên bao gồm: a) vừa làm vừa học; b) học từ xa; c) tự học, tự học có hướng dẫn; d) các hình thức học khác theo nhu cầu của người học.
So với Luật Giáo dục hiện hành, dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi xuất hiện thêm điểm d) các hình thức học khác theo nhu cầu của người học.
Tiếp theo Thông tư 29/2015/TT-BGDĐT loại bỏ nội dung ghi loại hình đào tạo (chính quy / bổ túc) trên bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, nếu Luật Giáo dục sửa đổi thêm "các hình thức học khác theo nhu cầu người học" có dẫn đến việc hợp pháp hóa tình trạng phổ thông hóa hệ bổ túc?
Ảnh có tính chất minh họa, nguồn: giaoducnghenghiepquan1.edu.vn |
Chỉ 2 tháng sau khi Thông tư 29/2015/TT-BGDĐT được ban hành, thành phố Hồ Chí Minh đã xuất hiện xu thế học sinh trung học phổ thông "nhảy trường" sang trung tâm giáo dục thường xuyên để hưởng các lợi thế:
Giáo dục thường xuyên là ngành học không chính quy với đối tượng, nội dung giáo dục khác hẳn giáo dục chính quy, được quy định từ Luật Giáo dục 1998.
Tuy nhiên, không biết từ bao giờ các trung tâm giáo dục thường xuyên đã rời xa chức năng, nhiệm vụ của mình để làm hệ B (bán công) cho các trường trung học phổ thông công lập, chuyên "hứng học sinh cá biệt"?
Với Thông tư 29/2015/TT-BGDĐT và nếu Luật Giáo dục sửa đổi được thông qua bao gồm điểm d) trong khoản 2 Điều 43 (dự thảo ngày 15/5/2019), trung tâm giáo dục thường xuyên có thể cạnh tranh trực tiếp với các trường trung học phổ thông và phá hỏng chính sách phân luồng.
Nguy cơ này không phải không có cơ sở. Website của Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 4/1/2019 dẫn lại bài viết Giáo dục thường xuyên: Không còn là nơi hứng học sinh cá biệt trên Báo Phụ nữ, cho biết:
Giáo dục tư thục không vì lợi nhuận thì vì cái gì? |
Trung tâm giáo dục thường xuyên không còn là “chiếu dưới” phải nhặt nhạnh những học sinh trượt công lập, học dở, quậy phá.
Người học chủ động chọn ngay từ đầu, thậm chí nhiều học sinh từ bỏ trường trung học phổ thông công lập để học giáo dục thường xuyên là hiện tượng đang diễn ra tại thành phố Hồ Chí Minh. [4]
Còn các trung tâm giáo dục thường xuyên ở các tỉnh thành khác thì sao?
Cổng thông tin điện tử Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ngày 22/5/2019 tường thuật phiên thảo luận tại tổ cùng ngày của Quốc hội, dẫn lời Đại biểu Triệu Thế Hùng đoàn Lâm Đồng, cho hay, có một sự lãng phí lớn là hiện các trung tâm giáo dục thường xuyên, dạy nghề, cộng đồng… tại các huyện quá nhiều:
Tôi cho rằng cần đánh giá lại vai trò lịch sử các trung tâm này, để sử dụng cho việc khác..." [5]
Lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo có thấy, có biết những điều này? Thiết nghĩ đã đến lúc Bộ Giáo dục và Đào tạo cần nghiêm túc đánh giá lại hệ thống trung tâm giáo dục thường xuyên trên cả nước, cả về chức năng nhiệm vụ lẫn quản lý nhà nước.
Cần chấm dứt tình trạng phổ thông hóa hệ bổ túc và xóa bỏ tận gốc sự lãng phí nguồn lực quốc gia, phân luồng học sinh sau trung học cơ sở bằng chính sách, chứ không phải phân luồng cơ học và làm sai lệch bản chất của hệ giáo dục thường xuyên, trách nhiệm chính thuộc về Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Tài liệu tham khảo:
[1]http://www.sggp.org.vn/moi-ca-nhan-co-trach-nhiem-hoc-tap-thuong-xuyen-suot-doi-565181.html
[2]http://quochoi.vn/UserControls/Publishing/News/BinhLuan/pFormPrint.aspx?UrlListProcess=/content/tintuc/Lists/News&ItemID=37500
[3]http://daibieunhandan.vn/default.aspx?tabid=78&NewsId=419062
[4]http://www.moet.gov.vn/giaoducquocdan/giao-duc-thuong-xuyen/Pages/default.aspx?ItemID=5770
[5]https://bvhttdl.gov.vn/bo-truong-nguyen-ngoc-thien-tham-gia-phien-thao-luan-cho-y-kien-ve-bao-cao-kinh-te-xa-hoi-20190522150540234.htm