Trường Đại học Khoa học gây ấn tượng mạnh về nghiên cứu cơ bản và ứng dụng

18/08/2020 13:34
Tùng Dương
0:00 / 0:00
0:00
GDVN- Song song với đào tạo đội ngũ là xây dựng chính sách trọng dụng nhân tài, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học xây dựng uy tín, thương hiệu của Trường Đại học Khoa học.

Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Đăng - Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học (trực thuộc Đại học Thái Nguyên) cho biết: “Nhà trường xác định để đào tạo có chất lượng, nghiên cứu khoa học thành công, tư vấn chính sách hiệu quả thì chất lượng đội ngũ giảng viên có vai trò quyết định.

Chính vì vậy trong nhiều năm qua nhà trường đã kiên trì cử cán bộ đi đào tạo nghiên cứu sinh, làm sau tiến sĩ ở các trường đại học, viện nghiên cứu uy tín trong và ngoài nước để tiếp thu kiến thức mới, tiếp cận và làm chủ các công nghệ hiện đại.

Song song với đào tạo đội ngũ là xây dựng chính sách trọng dụng nhân tài, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học để xây dựng uy tín, thương hiệu của nhà trường.

Nhà trường đã được đầu tư nhiều trang thiết bị chất hiện đại, đủ sức thực hiện các đề tài cần ứng dụng công nghệ cao và sẵn sàng thực hiện các nghiên cứu đặt hàng cho các địa phương, doanh nghiệp trên cả nước...”.

Song song với đào tạo đội ngũ là xây dựng chính sách trọng dụng nhân tài, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học để xây dựng uy tín, thương hiệu của nhà trường.

Song song với đào tạo đội ngũ là xây dựng chính sách trọng dụng nhân tài, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học để xây dựng uy tín, thương hiệu của nhà trường.

Với tỷ lệ giảng viên có trình độ từ Tiến sĩ trở lên đạt 45%, trường Đại học Khoa học đang đào tạo 18 ngành đào tạo bậc đại học, 8 chuyên ngành thạc sĩ và 3 chuyên ngành Tiến sĩ với quy mô gần 6.000 học viên, sinh viên.

Hiện có gần 500 học viên cao học, nghiên cứu sinh và gần 100 lưu học sinh quốc tế đang theo học tại trường.

Từ năm học 2020-2021 Nhà trường bắt đầu tuyển sinh cho 03 Chương trình định hướng chất lượng cao là: Kỹ thuật xét nghiệm y sinh, Dịch vụ pháp luật, Quản trị Khách sạn và Resort.

Hiện nay, Nhà trường có hệ thống phòng thí nghiệm với nhiều trang thiết bị rất hiện đại. Năm 2018 và 2019 trường được Bộ Giáo dục và Đào tạo đầu tư 02 dự án tăng cường năng lực trị giá 62 tỷ đồng.

Các lĩnh vực được đầu tư là: Kỹ thuật xét nghiệm y sinh, Khoa học môi trường, Hóa dược và Hóa phân tích, Vật liệu nano và Khoa học vật liệu...

với nhiều thiết bị hiện đại được trang bị như: Hệ thống hiển vi soi ngược, hệ thống phân tích dòng chảy tế bào, Realtime PCR, ICP-OES, GCMS, Multi TOC/TN- Multi N/C, XRD, Quang phổ hấp thụ nguyên tử, Quang phổ huỳnh quang, Quang phổ hồng ngoại (FTIR), Tán xạ Raman, ...

Mặc dù là một đơn vị non trẻ nhưng những năm qua Trường Đại học Khoa học luôn là đơn vị nằm trong top đầu của Đại học Thái Nguyên về số lượng công bố trên các tạp chí quốc tế uy tín ISI (khoảng 50-60 bài/năm).

Trong giai đoạn 2015-2020, cán bộ giáo viên nhà trường đã công bố 288 bài báo quốc tế thuộc danh mục ISI, 21 bài báo Scopus, 51 bài quốc tế khác cùng hàng ngàn bài báo trong nước.

Tính riêng năm học 2019-2020 cán bộ giảng viên Nhà trường đã công bố 80 bài báo quốc tế thuộc danh mục ISI, 8 bài thuộc danh mục Scopus và 19 bài báo quốc tế khác...

Đặc biệt, lĩnh vực xã hội nhân văn đã có 5 công bố thuộc danh mục ISI/Scopus và 13 bài báo quốc tế khác...

Hiện cán bộ nhà trường đang chủ trì 13 đề tài cấp Nhà nước (11 đề tài thuộc quỹ Nafosted), 13 Đề tài cấp Bộ, 5 Đề tài cấp tỉnh và 21 đề tài cấp Đại học.

Chỉ tính giải thưởng “Sinh viên nghiên cứu khoa học” cấp Bộ sinh viên Nhà trường đã đạt 01 giải Nhất, 06 giải Nhì, 07 giải Ba, 17 giải Khuyến khích.

Bên cạnh những kết quả trong nghiên cứu khoa học cơ bản, Trường Đại học Khoa học cũng rất chú trọng nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ cho các địa phương trong vùng như những đề tài sau:

Đề tài “Nghiên cứu, ứng dụng màng sinh học chitosan-nano bạc điều chế từ vỏ tôm, nhằm kéo dài thời gian bảo quản và giữ chất lượng ổn định cho quýt Bắc Sơn tại tỉnh Lạng Sơn”.

Nhóm nghiên cứu đã phát triển thành công dung dịch tạo màng sinh học chitosan-nano bạc có thể áp dụng được ở quy mô công nghiệp và quy mô hộ gia đình với giá thành rẻ phù hợp với đặc thù của điạ phương.

Đề tài đã triển khai nghiên cứu mô hình bảo quản quả quýt tại xã Chiến Thắng, huyện Bắc Sơn trong các điều kiện bảo quản và tiến hành tập huấn chuyển giao quy trình kỹ thuật bảo quản cho người dân địa phương.

Quýt sau khi được bảo quản bằng dung dịch sinh học chitosan-nano bạc có thể kéo dài được 18-20 ngày ở điều kiện thường và 30 ngày ở kho lạnh, tăng thời gian bảo quản lên 3,5 lần so với quýt không được bảo quản. Từ đó nâng cao giá trị về kinh tế của sản phẩm nông sản.

Đề tài “Nghiên cứu giá trị dinh dưỡng, dược học của cây Mác mật và sản xuất một số sản phẩm từ cây Mác mật tại tỉnh Lạng Sơn”. Với việc tìm ra cao chiết lá mác mật có nhiều hoạt tính sinh học như kháng khuẩn, kháng nấm, chống viêm và giảm nguy cơ tiểu đường.

Từ quả mác mật đã hoàn thiện được quy trình phân tách tinh dầu có giá trị dược học cao và quy trình sản xuất rượu.

Tinh dầu và rượu thu được đều có chất lượng tốt đảm các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm và là đóng góp quan trọng cho tỉnh trong việc tạo ra các sản phẩm mới mang thương hiệu tỉnh, góp phần làm tăng giá trị kinh tế của cây mắc mật.

Ngoài ra, đề tài đang hoàn thiện quy trình tạo viên nang là thực phẩm bảo vệ sức khoẻ hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường từ cây mác mật.

Trường Đại học Khoa học đã khẳng định những công trình nghiên cứu không chỉ có giá trị khoa học cơ bản, hàn lâm mà còn đem lại giá trị thực tiễn, gần với cuộc sống dân sinh, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các địa phương trong khu vực và quốc tế.

Trường Đại học Khoa học đã khẳng định những công trình nghiên cứu không chỉ có giá trị khoa học cơ bản, hàn lâm mà còn đem lại giá trị thực tiễn, gần với cuộc sống dân sinh, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các địa phương trong khu vực và quốc tế.

Đề tài “Nghiên cứu giá trị dinh dưỡng, dược học của mật ong hoa ngũ Gia bì tại huyện Chi Lăng tỉnh Lạng Sơn”.

Với nghiên cứu giá trị dinh dưỡng, dược học của mật ong hoa ngũ Gia bì tại huyện Chi Lăng tỉnh Lạng Sơn, qua đó đã phát hiện được các đặc trưng riêng của mật ong ngũ gia bì Chi Lăng mà các loại mật ong thông thường không thể có được, đặc biệt là hàm lượng vitamin và khoáng chất có lợi tăng đột biến.

Đây là cơ sở khoa học vô cùng quan trọng nhằm khẳng định giá trị dinh dưỡng rất lớn của loại mật ong đặc hữu này.

Ngoài ra, đề tài cũng đã phát hiện các giá trị dược học khác như kháng khuẩn mạnh, chống oxy hoá và có khả năng ức chế sự phát triển rất mạnh của vi sinh vật gây huỷ hoại răng.

Đề tài “Nghiên cứu xây dụng và phát triển sản phẩm du lịch đặc thù của huyện Bắc Sơn, Lạng Sơn” hiện đang được thực hiện và sẽ có nhiều đóng góp nhất định cho phát triển du lịch của tỉnh Lạng Sơn.

Sản phẩm của các đề tài trên đều theo hướng ứng dụng, đáp ứng bài toán đặt ra của tỉnh Lạng Sơn, khai thác thế mạnh tiềm năng về dược liệu, về văn hóa trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương tạo ra các sản phẩm du lịch đặc thù.

Chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp

Với quy trình công nghệ phân tách tinh dầu cây đơn kim cho công ty THNH Công nghệ cao Hoàng Châu, Khu Công nghiệp Đan Phượng - Hà Nội năm 2016.

Quy trình này đã giải quyết được bài toán công nghệ tách tinh dầu với các loại thực vật có hàm lượng tinh dầu thấp như cây đơn kim để ứng dụng vào công nghiệp tạo hương liệu cho mỹ phẩm, mà các quy trình công nghệ truyền thống trên thị trường không có được, hoặc phải nhập thiết bị với giá thành rất cao từ châu Âu hoặc Mỹ.

Công nghệ đã giải quyết được bài toán này này bằng quy trình chưng cất lôi cuốn hơi nước kết hợp bẫy dung môi để thu được tinh dầu có hiệu suất cao nhất.

Đặc biệt là nhóm nghiên cứu chuyển giao đã kết hợp với Công nghệ Tự động Tân Phát (Hoàng Mai - Hà Nội) đưa ra được giải pháp công nghệ hoàn toàn tự động cho quy trình phân tách tinh dầu này.

Với việc chuyển giao quy trình sản xuất bột tắm trẻ em từ cây đơn đất cho công ty dược An Đức, Vũ Thư, Thái Bình năm 2017, chuyển giao hoàn toàn từ nội dung của sáng chế Bột tắm dược liệu (QĐ23023-2020).

Hiện nay, sản phẩm bột tắm này với nhiều tên thương hiệu khác nhau như Wedelia, spa-da-dược liệu…

Chuyển giao Quy trình tạo cao chiết từ cây đơn đất ứng dụng trong sản xuất mỹ phẩm thiên nhiên cho công ty TNNH Nature Vietnam – Thanh Xuân - Hà Nội năm 2019.

Trong quy trình công nghệ này, nhóm nghiên cứu đã đưa ra được quy trình chiết chọn lọc hoạt chất chống lão hoá ra từ cây thuốc đơn đất làm thành phần chính cho mỹ phẩm dùng để điều trị nám da của người lớn.

Ngoài ra, chuyển giao trên còn đưa ra được công thức, thành phần pha trộn để tạo được mỹ phẩm đang thương mại hoá trên thị trường là kem dưỡng Magic Mask.

Trong giai đoạn 2015-2020, cán bộ giáo viên nhà trường đã công bố 288 bài báo quốc tế thuộc danh mục ISI, 21 bài báo Scopus, 51 bài quốc tế khác cùng hàng ngàn bài báo trong nước.

Trong giai đoạn 2015-2020, cán bộ giáo viên nhà trường đã công bố 288 bài báo quốc tế thuộc danh mục ISI, 21 bài báo Scopus, 51 bài quốc tế khác cùng hàng ngàn bài báo trong nước.

Luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của Tỉnh Thái Nguyên giao phó

Là trường Đại học đóng trên địa bàn Tỉnh, trong những năm qua trường đã được Tỉnh Thái Nguyên giao nhiều nhiệm vụ nghiên cứu thông qua các đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh.

Với nhiệm vụ nghiên cứu “Khai thác giá trị văn hóa dân gian nhằm phát triển du lịch tỉnh Thái Nguyên”, với mục tiêu khai thác tiềm năng du lịch của tỉnh từ trữ lượng văn hóa dân gian dồi dào, phong phú, độc đáo tạo ra giá trị đặc thù, thu hút du khách tại một số điểm đến trong hành trình du lịch Thái Nguyên.

Đặc biệt là đề tài “Nghiên cứu và phát triển bộ sinh phẩm phát hiện nhanh SARS-CoV-2 virus bằng kỹ thuật Realtime”, Tiến sĩ Nguyễn Phú Hùng chủ trì thực hiện.

Đây là nhiệm vụ cấp bách được Ủy ban nhân dân Tỉnh Thái Nguyên giao cho Trường Đại học Khoa học chủ trì thực hiện, phối hợp cùng Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên thực hiện trong tình hình dịch bệnh Covid - 19 diễn biến vô cùng phức tạp hiện nay.

Nhóm nghiên cứu đã tập trung cao độ, trong thời gian ngắn (chỉ 3 tháng) và đã đạt được kết quả cao do Bộ Y tế thẩm định:

- Độ nhạy lâm sàng: 100%

- Độ đặc hiệu lâm sàng: 100%

- Độ đặc hiệu phân tích: 100%

- Độ nhạy phân tích: 10-50 copy/phản ứng

Kết quả này tương đương với các bộ kit tốt nhất trên thế giới hiện nay đang được nhiều nước sử dụng.

Với thành tựu bước đầu trong công tác nghiên cứu khoa học theo hướng ứng dụng và chuyển giao công nghệ, các giảng viên, nhà khoa học, Trường Đại học Khoa học đã khẳng định những công trình nghiên cứu không chỉ có giá trị khoa học cơ bản, hàn lâm mà còn đem lại giá trị thực tiễn, gần với cuộc sống dân sinh, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các địa phương trong khu vực và quốc tế.

Để trả lời được câu hỏi tại sao Trường Đại học Khoa học (TNUS) lại làm được như vậy?

TNUS đã có một chiến lược xây dựng phát triển con người qua nhiều thế thệ lãnh đạo với các nội dung đào tạo và xây dựng đội ngũ nhân lực chất lượng cao được đưa vào nghị quyết và kế hoạch năm.

TNUS đã tập hợp được một đội ngũ các nhà Khoa học có trình độ cao, được đào tạo bài bản ở trong và ngoài nước có lòng nhiệt huyết và quyết tâm cống hiến rất lớn cho nghiên cứu khoa học.

TNUS đã từng bước xây dựng cơ sở vật chất trang thiết bị thí nghiệm công nghệ cao song hành với sự phát triển nhân lực.

TNUS có chính sách khuyến khích và đãi ngộ hợp lý với các nhà Khoa học.

TNUS có mối quan hệ đặc biệt với nhiều trung tâm nghiên cứu mạnh đã đỡ đầu trong công tác đào tạo nhân lực chất lượng cao;

Các nhà Khoa học của TNUS có khả năng nhạy bén cao trong các vấn đề tiếp cận thực tế, đặc biệt là các bài toán về khoa học công nghệ, nó không chỉ gắn liền với khối lượng kiến thức đã được đào tạo mà còn gắn kết với sự tự tìm tòi học hỏi thêm ở bên ngoài

Bài toán về kinh tế cũng là một động lực không nhỏ để thôi thúc các nhà khoa học của TNUS làm việc vì nghiên cứu và chuyển giao đều làm tăng thu nhập.

Tùng Dương