Từ chuyện trường ĐHDL Hùng Vương, nghĩ về chất lượng giáo dục đại học

11/03/2012 13:49
Theo Đại Đoàn Kết
Các biểu hiện thiếu lành mạnh về nhiều mặt trong họat động kinh doanh giáo dục kiểu như ở Đại học Hùng Vương đang góp thêm dữ liệu thực tiễn nhức nhối, lý giải gam màu thiếu sáng của bức tranh tổng thể hệ giáo dục đại học hiện nay với hệ thống các trường đại học, cao đẳng vừa mới ra đời. 
Xung quanh việc đình chỉ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Quản trị và Hiệu trưởng Đại học Hùng Vương: Hệ lụy của sự tha hóa do kinh doanh giáo dục (11/03/2012)
Câu chuyện tiêu cực nhức nhối tại Trường Đại học Hùng Vương là dẫn chứng rõ nét cho những bất cập trong quản lý giáo dục trước sự phát triển "nóng” ở lĩnh vực đã và đang tiêu tốn tỷ trọng thu nhập đáng kể nhất trong tổng thu nhập của toàn xã hội.

Việc gia tăng ồ ạt số lượng lên đến con số khoảng 400 trường đại học cả nước trong khoảng thời gian ngắn gần đây kéo theo hệ lụy biến dạng méo mó chính sách xã hội hóa giáo dục.

Mở rộng cánh cửa đầu tư cho giáo dục đối với tư nhân nhưng lại thiếu cơ chế quản lý, giám sát hợp lý về quy mô và chất lượng đào tạo, tạo nguy cơ biến trường đại học thành công ty tư nhân kinh doanh trên sự vất vả ưu tiên tiền bạc, công sức cho việc học của phụ huynh và học sinh, sinh viên.
Sự kiện Giám đốc Sở Nội vụ TP.Hồ Chí Minh cùng các thành viên của Đoàn công tác liên ngành bị khống chế, giam lỏng tại Trường Đại học Hùng Vương gây ngỡ ngàng dư luận cả nước suốt cả tuần qua.

Trước hàng loạt sai phạm tiêu cực, bê bối kéo dài trong hoạt động "kinh doanh giáo dục”, cấp có thẩm quyền buộc phải đình chỉ chức Chủ tịch Hội đồng Quản trị và Hiệu trưởng Trường Đại học Hùng Vương, đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức ban hành quyết định về việc ngừng tuyển sinh năm 2012 đối với cơ sở giáo dục tư thục bậc đại học này.

Câu chuyện dù xưa cũ về những bất cập trong quá trình thực thi chính sách xã hội hóa giáo dục nhưng vẫn tiếp tục nóng bỏng tính thời sự cấp thiết trong bối cảnh số lượng trường đại học cả nước mọc nhanh như nấm sau mưa, với không ít hệ lụy của sự tha hóa vì mục đích kinh doanh giáo dục...
Những sai phạm ở trường ĐH DL Hùng Vương đã góp phần làm xấu hình ảnh của các trường dân lập
Những sai phạm ở trường ĐH DL Hùng Vương đã góp phần làm xấu hình ảnh của các trường dân lập

Hệ lụy tư nhân hoá cực đoan trong giáo dục
Câu chuyện tiêu cực nhức nhối tại Trường Đại học Hùng Vương là dẫn chứng rõ nét cho những bất cập trong quản lý giáo dục trước sự phát triển "nóng” ở lĩnh vực đã và đang tiêu tốn tỷ trọng thu nhập đáng kể nhất trong tổng thu nhập của toàn xã hội.

Việc gia tăng ồ ạt số lượng lên đến con số khoảng 400 trường đại học cả nước trong khoảng thời gian ngắn gần đây kéo theo hệ lụy biến dạng méo mó chính sách xã hội hóa giáo dục.

Mục tiêu giảm áp lực đối với ngân sách Nhà nước và nâng cao chất lượng của nền giáo dục khi gia tăng loại hình giáo dục tư thục bậc đại học đang đối diện với không ít hệ quả tiêu cực, bất cập.

Sự phát triển quá nhanh về số lượng các cơ sở giáo dục nhưng không được kiểm soát một cách sát sao, khoa học là nguyên nhân gây nhiễu loạn môi trường và chất lượng giáo dục đại học.

Mở rộng cánh cửa đầu tư cho giáo dục đối với tư nhân nhưng lại thiếu cơ chế quản lý, giám sát hợp lý về quy mô và chất lượng đào tạo, tạo nguy cơ biến trường đại học thành công ty tư nhân kinh doanh trên sự vất vả ưu tiên tiền bạc, công sức cho việc học của phụ huynh và học sinh, sinh viên.
Các chuyên gia về giáo dục đã từng cảnh báo nhiều lần, một khi trách nhiệm của Nhà nước đối với giáo dục thuyên giảm để nhường chỗ cho sự gia tăng hiện tượng tư nhân hóa cực đoan, phủ nhận giáo dục với tính chất lợi ích công cộng, ắt sẽ dẫn đến hệ quả biến giáo dục thành thứ hàng hóa thuần túy trong quan hệ thị trường.

Lâu nay dư luận xã hội đã hết sức băn khoăn về phong trào đại học hóa ồ ạt với sự ra đời hàng trăm trường đại học, cao đẳng chỉ trong vòng mấy năm, nhưng các cơ sở giáo dục ấy lại thiếu cả lực lượng giảng viên đúng chuẩn.

Chủ trương xã hội hóa giáo dục không có nghĩa là việc tư nhân hóa giáo dục vô nguyên tắc, giáo dục bị thương mại hóa vì lợi nhuận, gây hậu quả tiêu cực nặng nề ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục đại học vốn đã tụt hậu xa so với khu vực và thế giới.

Các biểu hiện thiếu lành mạnh về nhiều mặt trong họat động kinh doanh giáo dục kiểu như ở Đại học Hùng Vương đang góp thêm dữ liệu thực tiễn nhức nhối, lý giải gam màu thiếu sáng của bức tranh tổng thể hệ giáo dục đại học hiện nay với hệ thống các trường đại học, cao đẳng vừa mới ra đời.

Đó là các cơ sở giáo dục đang đối diện với không ít vấn đề nhức nhối về chất lượng đào tạo, xa rời yêu cầu thực tiễn phát triển đất nước trong thời kỳ hội nhập quốc tế.

Bên cạnh một số thành tựu nhất định đã đạt được trong những năm qua, dư luận đang có thêm cơ sở để đặt vấn đề về một bộ phận giáo dục đại học đang có xu hướng tha hóa so với những giá trị học đường cao quý.

Bởi, giáo dục đại học là nơi đào tạo nguồn lực trí thức cho xã hội, không có chỗ cho những biểu hiện đạo đức băng hoại, trật tự, phép tắc bị đảo lộn, thầy không ra thầy, trường không ra trường.

Hệ lụy tiêu cực từ sự tha hóa do kinh doanh giáo dục chắc chắn sẽ quay ngược với lý tưởng cao đẹp về dân chủ, công bằng, văn minh mà cả xã hội đang hướng tới, mà trước hết lý tưởng đó phải được xác lập từ nền tảng chất lượng giáo dục.
Theo Đại Đoàn Kết