Bài viết: Thi thăng hạng cần đặc cách thi ngoại ngữ cho thầy cô già của tác giả Phan Tuyết đăng trên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, ngày 3/1/20, bày tỏ quan điểm cấp trên nên đặc cách (tức là miễn thi) đối với môn Ngoại ngữ cho các giáo viên lớn tuổi khi đăng ký dự thi thăng hạng vì lý do tuổi tác, thời trước đây không được học hành bài bản môn Ngoại ngữ.
Thi thăng hạng giáo viên (Ảnh minh họa: baotintuc.vn). |
Tuy nhiên, nhiều độc giả bình luận ở dưới bài viết lại không đồng tình với đề xuất trên của tác giả.
Tài khoản THĂNG cho rằng: “Đã già không biết tiếng anh thì cần gì thăng hạng. Hay vì lương thôi”.
Bạn đọc TRẦN TOÀN THẮNg chỉ rõ: “Những năm 80 thế kỷ XX đã có nhiều cơ sở dạy ngoại ngữ ban đêm rồi, chủ yếu là dạy cho những người đi làm ban ngày nhưng ham học và nhìn thấy yêu cầu trong tương lai.
Bởi vậy, những giáo viên có tuổi thời 6x, 7x mà trông chờ vào sự đào tạo chính thống của ngành về ngoại ngữ là thụ động, trì trệ (không tự nâng cao trình độ).
Hàng năm, việc đánh giá thi đua cán bộ, viên chức bao giờ cũng có tiêu chí tự trau dồi nâng cao kiến thức. Bởi vậy giáo viên nói lớn tuổi cần được xét miễn ngoại ngữ là vô lý”.
Độc giả MẠNH CƯỜNG biện luận: “Câu hỏi đặt ra, tại sao phải đặc cách? Với những giáo viên già khác nhưng có tinh thần liên tục trau dồi năng lực, họ đủ kiến thức ngoại ngữ, thi đạt yêu cầu không cần phải đặc cách. Vậy đặc cách có phải là hình thức khuyến khích trì trệ hay không?”.
Thực ra, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quy định cụ thể các trường hợp được miễn thi môn Ngoại ngữ và Tin học tại Thông tư số 20/2017/TT- BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về các tiêu chuẩn, điều kiện, nội dung, hình thức thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập và giáo viên dự bị đại học có hiệu lực từ ngày 03/10/2017 như sau:
Thăng hạng giáo viên, nơi quan tâm, nơi hờ hững |
Giáo viên tính đến ngày 31/12 của năm tổ chức thi thăng hạng, có tuổi đời từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nam và từ đủ 50 tuổi trở lên đối với nữ.
Giáo viên ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi hoặc ở các trường phổ thông dân tộc nội trú/bán trú, có chứng chỉ bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số do cơ sở đào tạo cấp theo thẩm quyền.
Đã học tập, nghiên cứu toàn thời gian ở nước ngoài và được cấp bằng đại học, bằng thạc sĩ hoặc bằng tiến sĩ của cơ sở đào tạo nước ngoài sử dụng một trong các ngôn ngữ Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc trong đào tạo; văn bằng đã được cơ quan có thẩm quyền công nhận theo quy định hiện hành.
Có bằng tốt nghiệp đại học thứ hai là bằng ngoại ngữ thuộc một trong các ngôn ngữ Anh, Pháp, Nga, Đức, Trung Quốc.
Có chứng chỉ ngoại ngữ Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (tương đương cấp B1 trở lên theo Khung tham chiếu chung Châu Âu) hoặc có chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế TOEFL PBT 450 điểm, TOEFL CBT 133 điểm, TOEFL iBT 45 điểm, IELTS 4,5 điểm trở lên đối với thi thăng hạng giáo viên từ hạng IV lên hạng III;
Có chứng chỉ ngoại ngữ Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (tương đương cấp B1 trở lên theo Khung tham chiếu chung Châu Âu) hoặc có chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế TOEFL PBT 450 điểm, TOEFL CBT 133 điểm, TOEFL iBT 45 điểm, IELTS 4,5 điểm trở lên đối với thi thăng hạng giáo viên từ hạng III lên hạng II;
Có chứng chỉ ngoại ngữ Bậc 4 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (tương đương cấp B2 trở lên theo Khung tham chiếu chung Châu Âu) hoặc có chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế TOEFL PBT 500 điểm, TOEFL CBT 173 điểm, TOEFL iBT 61 điểm, IELTS 5,5 điểm trở lên đối với thi thăng hạng giáo viên hạng II lên hạng I.
Cách thi và tính điểm thăng hạng giáo viên |
Miễn thi tin học đối với giáo viên dự thi đã tốt nghiệp từ trung cấp chuyên ngành tin học hoặc công nghệ thông tin trở lên.
Theo tôi, quy định miễn thi như vậy của Bộ Giáo dục và Đào tạo là đã đầy đủ, hợp lý với các trường hợp, thể hiện tính nhân văn đối với trường hợp các giáo viên nam (55 tuổi), giáo viên nữ (50 tuổi).
Thực tế cho thấy, khi thi hoặc xét thăng hạng, cũng hiếm có trường hợp thầy giáo ở tuổi 55, cô giáo ở tuổi 50 đăng ký tham gia.
Bởi vì, qua tính toán kỹ, các thầy cô giáo gần hết khung, bậc lương hoặc đang hưởng phụ cấp vượt khung, bậc lương, nếu được thăng hạng hưởng ngạch, bậc lương mới thì tổng lương hằng tháng cũng thay đổi không đáng kể, chỉ thêm được vài chục ngàn đồng đến hai trăm ngàn đồng là cùng.
Việc thăng hạng chỉ có ý nghĩa và giá trị đối với diện giáo viên trẻ, khi ngạch, bậc lương đang hưởng còn thấp.
Ví dụ, cô giáo A, giáo viên trung học phổ thông hạng 3, mã số: V.07.05.15, đang hưởng bậc: 3.0 (3/ 9).
Nếu, cô giáo đó trúng tuyển thăng hạng 2, mã số: V.07.05.14 thì sẽ được hưởng bậc: 4.0 (1/8). Tổng lương ở ngạch, bậc mới sẽ cao hơn 2 triệu đồng so với tổng lương ở ngạch, bậc cũ.