Theo đánh gía chung về chương trình hợp tác đào tạo nguồn nhân lực giữa hai nước kể từ năm 1992, Việt Nam luôn dành khoảng gần 50% tổng số vốn viện trợ không hoàn lại cho Lào để phục vụ cho công tác đào tạo.
Hội nghị Hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và Lào sáng nay tại Hà Nội. Ảnh Xuân Trung |
Từ năm 2005, hai Chính phủ đã thống nhất chủ trương mở rộng hợp tác với nội dung: “Hợp tác đào tạo bằng nhiều kênh, nhiều hình thức, coi trọng hợp tác đào tạo giữa các địa phương, các cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp nhằm xây dựng nền tảng mới cho sự phát triển nguồn nhân lực phục vụ nhu cầu hợp tác và phát triển kinh tế mỗi nước”.
Tính tới cuối tháng 11/2011, số lưu học sinh Lào (LHS) hiện đang học tập ở Việt Nam là hơn 5.000 người, trong đó có hơn 2.000 thuộc diện được học bổng của hai Chính phủ, còn lại là diện tự túc, học bổng trao đổi giữa các địa phương, học bổng các dự án…
Bộ GD&DDT cũng đánh giá, hiện có 23 giáo viên đang giảng dạy tiếng Việt và các môn khoa học tự nhiên tại 10 trường của Lào (6 trường do Việt Nam giúp đỡ xây dựng và 4 trường Việt kiều).
Công tác đào tạo LHS Việt Nam tại Lào, theo báo cáo hiện có 495 người, trong đó diện Hiệp định là 182, diện kết nghĩa giữa các địa phương và các Bộ ngành 187 người, còn lại là tự túc và các doanh nghiệp hỗ trợ theo Đề án 165.
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận trao kỷ niệm chương cho Đai sứ quán Lào tại Việt Nam. Ảnh Xuân Trung |
Theo Bộ GD&ĐT, nhằm nâng cao chất lượng của Đề án hợp tác trong giáo dục của hai nước Việt Nam – Lào, từ năm học 2015-2016 sẽ thực hiện thí điểm giảng dạy song ngữ 4 môn cơ bản Toán, Lý, Hóa, Tin học (hoặc Sinh học) tại 3 cơ sở ở Viêng Chăn. Cũng để nâng cao trình độ tiếng Việt của LHS Lào sang theo học tại Việt Nam, từ năm học 2012-2013 tất cả LHS (diện Hiệp định và ngoài Hiệp định) đều phải có chứng chỉ tiếng Việt trình độ cơ bản được kiểm định do Khoa tiếng Việt (Trường ĐH QG Lào cung câp) sau khi đào tạo từ 4-12 tháng.
Ý kiến chỉ đạo Hội nghị trong sáng nay, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận cho biết, trong những năm qua chương trình hợp tác giáo dục giữa hai nước đã tăng về quy mô, cơ cấu ngành được mở rộng, nguồn tuyển phong phú. Tuy nhiên, LHS của Việt Nam sang học tại Lào chưa nhiều nhưng con số cũng tăng đáng kể so với những năm trước đó.
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận đánh giá cao một số trường đại học ở Việt Nam đã phối hợp với nước bạn Lào mở các lớp đào tạo Thạc sĩ, Tiến sĩ: “Chỉ tiêu số lượng đã rõ nhưng chất lượng đào tạo chưa được tốt, chưa đáp ứng được yêu cầu hiện nay. Chất lượng đào tạo có nhiều vấn đề, có thể có nhiều nguyên nhân như: Chất lượng đầu vào giảm, vướng mắc từ hai phía về ngôn ngữ và văn hóa” Bộ trưởng Luận cho biết.
Rút kinh nghiệm và bài học từ những năm trước, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận đề nghị, cần nghiên cứu lại cơ chế chính sách, nếu cần có thể kéo dài thời gian học tiếng Việt, không nhất thiết chỉ đào tạo 1 năm như hiện nay.
Đối với LHS Lào sang du học tại Việt Nam phải thuần thục tiếng Việt để học. “Đối với các trường đại học có nhiều LHS Lào theo học, cần nghiên cứu thành lập các khoa dự bị, khoa này không chỉ cho LHS Lào mà còn phục vụ cho học sinh dân tộc ở Việt Nam. Trong đào tạo, các trường nên quan tâm tới chất lượng, vấn đề này phải có cán bộ chuyên trách mới chuyển biến được.” Bộ trưởng nhấn mạnh.
Đối với LHS Lào sang du học tại Việt Nam phải thuần thục tiếng Việt để học. “Đối với các trường đại học có nhiều LHS Lào theo học, cần nghiên cứu thành lập các khoa dự bị, khoa này không chỉ cho LHS Lào mà còn phục vụ cho học sinh dân tộc ở Việt Nam. Trong đào tạo, các trường nên quan tâm tới chất lượng, vấn đề này phải có cán bộ chuyên trách mới chuyển biến được.” Bộ trưởng nhấn mạnh.
Xuân Trung