Mềm dẻo mô hình đào tạo giáo viên
GS.TS Phan Văn Kha, Viện trưởng Viện KHGDVN đặt vấn đề: Muốn nâng cao đội ngũ giáo viên trước hết phải tập trung đầu tư cho các trường sư phạm trọng điểm, đồng thời chuyển đổi mô hình bồi dưỡng giáo viên. Hiện nay đang có hai mô hình: Đào tạo song song và chuyển tiếp, trong hai mô hình này thì chọn mô hình nào là tốt nhất? Thông thường giáo viên phổ thông có hai loại: Giáo viên môn chính và giáo viên kĩ thuật, hai loại giáo viên này nên áp dụng mô hình nào là phù hợp nhất?
Trước đó, trong Đề tài “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp cải cách công tác đào tạo giáo viên phổ thông” vừa được nghiệm thu, do nguyên Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình làm chủ nhiệm có đề cập: Đổi mới mô hình đào tạo giáo viên phải là tổ chức mang tính chuyên nghiệp, đổi mới theo hướng gắn kết các nhà trường với cấp học nơi giáo viên do cơ sở đào tạo sẽ hành nghề.
Yếu tố cốt lõi là tính chuyên nghiệp, lấy cấu trúc năng lực nghề nghiệp để thiết kế chương trình đào tạo với định hướng tích hợp được sự phát triển năng lực đó trong tất cả các yếu tố có tác động tới sinh viên.
GS. Đinh Quang Báo, nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Hà Nội lại nhận định, thực tế ở Việt Nam đang có hai mô hình như trên, tuy nhiên ở ta mô hình song song có vẻ được tập trung làm nhiều hơn cho giáo viên mầm non và tiểu học, còn giáo viên phổ thông áp dụng cả hai.
“Chúng ta đừng ngộ nhận rằng chúng ta chưa có mô hình này, đã có mô hình kia. Tùy theo đối tượng đầu vào sẽ đào tạo theo mô hình nào là phù hợp, đào tạo ban đầu phải phù hợp cho tiềm lực về sau” GS. Báo nêu ý kiến.
TSKH. Phạm Đỗ Nhật Tiến đề nghị, học sư phạm 4 năm phải được coi là học xong thạc sĩ. Ảnh Xuân Trung |
Ý kiến của một chuyên gia cho rằng, mô hình chuyển tiếp hoặc song song thực chất là ở kế hoạch đào tạo hai khối kiến thức chính trong sư phạm: Kiến thức khoa học chuyên ngành và nghiệp vụ. Chất lượng giáo viên của nước Mỹ được đào tạo không phải hai mô hình được áp dụng trước hay sau, mà phải kế tục được nhau, gắn kết khối kiến thức sư phạm với nhau, gắn được học và hành trong mỗi con người sư phạm.
TSKH. Phạm Đỗ Nhật Tiến, nguyên trợ lý Bộ trưởng Bộ GD&ĐT nêu ý kiến từ kinh nghiệm nước Pháp, các trường chuyên đào tạo sư phạm của Pháp giờ cũng không đào tạo giáo viên, mà đào tạo các nhà khoa học cơ bản như một trường tổng hợp, đào tạo cán bộ công chức như trường hành chính.
“Tôi thấy trên thế giới có rất ít nơi đào tạo giáo viên chuyên ngành như chúng ta đang làm. Tôi đề nghị đưa đào tào trình độ giáo viên lên trình độ đại học, nhưng cần phân biệt rõ trình độ đại học đó như thế nào đối với giáo viên từng cấp học, không phải tất cả đều đại học”.
Nhiều nước trên thế giới đào tạo đại học cũng chỉ 3 năm, nhưng 3 năm ở ta chỉ là cao đẳng, TS. Tiến cho rằng chúng ta đang lãng phí thời gian đào tạo, 3 năm của chúng ta phải nghiên cứu như thế nào để không phải coi đó là cao đẳng mà đó chính là đại học.
“Các trường sư phạm của ta đào tạo 4 năm tương đương với thạc sĩ của Pháp, các nước khác cũng vậy (3 năm chuyên ngành đào tạo, 1 năm nghiệp vụ sư phạm), tốt nghiệp là thạc sĩ. Tôi đề nghị đào tạo sư phạm ở các trường sư phạm trọng điểm của ta sau 4 năm phải tương đương với trình độ thạc sĩ” TS. Tiến đề nghị.
Chưa nên có Luật Nhà giáo
“Ra luật mới phải kiểm điểm lại luật cũ (Luật Công chức, viên chức) đã đủ bao quát cho nhà giáo chưa, nếu chưa đủ thì chỉ thêm điều chứ không cần thêm bộ luật mới. Vì giáo viên cũng là công chức nhà nước, không có gì khác”, GS. Phạm Tất Dong.
“Ra luật mới phải kiểm điểm lại luật cũ (Luật Công chức, viên chức) đã đủ bao quát cho nhà giáo chưa, nếu chưa đủ thì chỉ thêm điều chứ không cần thêm bộ luật mới. Vì giáo viên cũng là công chức nhà nước, không có gì khác”, GS. Phạm Tất Dong.
Cũng trao đổi với chúng tôi, GS. Phạm Tất Dong – phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam nêu quan điểm, có hai mô hình là chuyển tiếp và song song (giữa chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm), chúng ta không thể máy móc để đặt ra như vậy, có rất nhiều các mô hình khác nhau, ở nơi này trường này làm được, nhưng ở nơi khác trường khác cũng làm được, vậy mô hình nào thuận lợi thì làm.
“Không phải ở Mỹ tất cả đều đạo tạo theo mô hình của OECD, vẫn có đào tạo sư phạm chính thống của nước họ. Tuy nhiên, đây là vấn đề học thuật và trên thế giới chưa ai chịu ai, chúng ta tham khảo là chính” GS. Dong cho biết.
Bồi dưỡng thầy của các thầy
GS. Phạm Tất Dong cho biết, ông rất lấy làm tiếc khi từ Nghị quyết lần thứ 11 năm 1979 không nói gì tới cải cách sư phạm, chỉ nói cải cách phổ thông, đó là sai lầm, sai lầm đó cứ kéo dài mãi nên sư phạm không gắn được với phổ thông.
GS. Phạm Tất Dong cho biết, có thể xóa bỏ trung cấp sư phạm nhưng cần tính tới phương án chuyển đổi các trường này sang đâu? Ảnh Xuân Trung |
Thực tế các trường sư phạm hiện nay chỉ làm công tác đào tạo, còn bồi dưỡng thì yếu. Năm nào Bộ GD&ĐT cũng có chủ trương tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên cơ sở, GS. Dong nói ông là một trong những nạn nhân của việc bồi dưỡng không đến nơi như vậy.
“Hè nào cũng bắt tôi đi, mỗi lần một nơi, tốn kém không biết bao nhiêu tiền mà kể, rồi cuối cùng cũng chả thu được cái gì. Mục đích cuối không đạt được, không nâng cao được năng lực giáo viên, mọi người đến tào lao rồi đi về. Riêng môn lao động và hướng nghiệp của tôi về chẳng ai dạy, sau đó tôi chán quá không tham gia bồi dưỡng nữa, chúng tôi đi tập huấn rất mệt nhưng cuối cùng không có kết quả gì” GS. Phạm Tất Dong bức xúc.
Tốn kém trong bồi dưỡng là vậy, kết quả thu được không như mong đợi nhưng tại sao năm nào Bộ GD&ĐT cũng tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên? “Tôi nghĩ cấp dưới của bộ có phản ánh với lãnh đạo không lại là một chuyện, nhìn về thành tích tập huấn thì năm nào cũng có 700-800 giáo viên mỗi miền được tập huấn. Tôi đi tập huấn nhiều quá chán vì không có kết quả , tôi đề nghị được viết tài liệu tập huấn rồi đưa cho bộ và tôi không tham gia” GS. Dong nêu suy nghĩ.
Theo quan điểm của GS. Phạm Tất Dong, người phải bồi dưỡng và thấm nhuần cải cách không ai khác chính là giáo viên trường sư phạm, nhưng hiện nay lại không có tư tưởng gì lớn để đào tạo giáo viên sư phạm, trước hết phải lo cho sư phạm rồi mới tới phổ thông.
“Muốn làm một viên gạch thì công nhân phải biết viên gạch đó được làm theo kiểu gì, chất liệu gì, nung theo kiểu gì? Để đào tạo người công nhân đó phải cần người huấn luyện về phương pháp và lí thuyết, nhưng người dạy lí thuyết và phương pháp lại phải có người ở trên dạy về phương pháp. Bây giờ chúng ta chỉ kiểm điểm thực trạng giáo viên, thực trạng chính sách giáo viên, còn thực trạng các trường sư phạm là rất lơ mơ. Muốn đào tạo ra người học sinh tốt phải kiểm điểm người thầy, nhưng thực trạng các trường sư phạm hiện nay chưa ai dám đánh giá” GS. Dong nói tiếp.
Trước đó, cũng có nhiều ý kiến xoay quanh việc giảm các trường trung cấp sư phạm, tập trung đầu tư cho các trường sư phạm trọng điểm quốc gia, từng bước thu hút sinh viên giỏi vào sư phạm. “Tôi đồng ý sư phạm phải đưa lên trình độ đại học, đại học phải có hai loại, một là ngắn hạn nhưng vẫn gọi là đại học để đúng chương trình, độ 3 năm. Nếu theo mô hình của Pháp có thể học 5 năm. Người giáo viên phải có trình độ bài bản, có trình độ đạo đức lớn”, GS. Dong nêu ý kiến.
Bỏ trường trung cấp sư phạm?
“Có thể bỏ, nhưng phải trình Chính phủ xem bỏ theo cách nào, chứ không phải nói một câu bỏ là bỏ ngay. Trường trung cấp không phải là phổ thông cũng không phải là đại học, nên bỏ thì vứt đi đâu? Nếu nói chuyển đổi sang làm việc khác thì không ai nghe,nhiều trường trung cấp sư phạm thì chuyển đổi như thế nào?”, GS. Dong đặt câu hỏi trước ý kiến nên bỏ trường Trung cấp sư phạm.
Bài tới: Công thức nào cho lương giáo viên?
Chưa nên có Luật Nhà giáo
“Ra luật mới phải kiểm điểm lại luật cũ (Luật Công chức, viên chức) đã đủ bao quát cho nhà giáo chưa, nếu chưa đủ thì chỉ thêm điều chứ không cần thêm bộ luật mới. Vì giáo viên cũng là công chức nhà nước, không có gì khác”, GS. Phạm Tất Dong.
Chưa nên có Luật Nhà giáo
“Ra luật mới phải kiểm điểm lại luật cũ (Luật Công chức, viên chức) đã đủ bao quát cho nhà giáo chưa, nếu chưa đủ thì chỉ thêm điều chứ không cần thêm bộ luật mới. Vì giáo viên cũng là công chức nhà nước, không có gì khác”, GS. Phạm Tất Dong.
Xuân Trung