LTS: Thời gian vừa qua, Báo Giáo dục Việt Nam đã thực hiện một loạt các clip trắc nghiệm câu hỏi về kiến thức lịch sử, đời sống dành cho học sinh từ 9 – 11 tuổi tại Hà Nội. Và thật bất ngờ khi có rất nhiều em không biết hoặc lúng túng trước kiến thức cơ bản về lịch sử, truyện cổ tích hay đời sống. Báo Giáo dục Việt Nam đăng tải lời tâm sự của một giáo viên dạy sử không yêu nghề. Theo giáo viên này, chính bản thân cô đã góp phần tạo nên việc thiếu hụt kiến thức của học sinh.
Trong tiết trả bài kiểm tra môn lịch sử của một lớp học kém trong khối 9, có đến 60% các em bị dưới điểm 5 môn lịch sử. Vừa trả bài cho các em, tôi vừa nêu ra những lỗi sai cơ bản nhiều bạn mắc phải, để các em lắng nghe và sửa chữa. Thế nhưng, các em hầu như không buồn lòng với kết quả thấp, vẫn râm ran nói chuyện riêng.
Trong khi tôi nói trước cả lớp: “Tại sao cùng một cô giáo dạy, cùng một nhà trường, một bài giảng mà kết quả học tập của các em lại chênh nhau như vậy? Ở những lớp khác, thậm chí có bạn còn được điểm 10 môn lịch sử. Điều này là do đâu? Các em hãy xem mình đã học hành chăm chỉ chưa?”.
Bỗng ở dưới lớp có tiếng nói vọng lên: “Các bạn đó đầu óc trâu bò mà cô!”.
Tuy bất ngờ nhưng tôi vẫn nhẹ nhàng hỏi: “Vậy đầu óc của các em là gì?”.
Vẫn giọng nói của em học sinh đó: “Đầu óc bọn em là con người mà...”.
Nhiều thành viên trong lớp bật cười thích thú.
Bỗng ở dưới lớp có tiếng nói vọng lên: “Các bạn đó đầu óc trâu bò mà cô!”.
Tuy bất ngờ nhưng tôi vẫn nhẹ nhàng hỏi: “Vậy đầu óc của các em là gì?”.
Vẫn giọng nói của em học sinh đó: “Đầu óc bọn em là con người mà...”.
Nhiều thành viên trong lớp bật cười thích thú.
Tôi tủi thân và uất ức, bật khóc ngay trước lớp học...
Ảnh minh họa. (Nguồn Internet) |
Đây không phải là lần đầu tiên tôi nghe được những phát ngôn gây sốc của học sinh trong thế giới học đường nhiều trò nghịch ngợm. Thế nhưng, những lần trước hầu như tôi không chấp mà bỏ qua, nhiều lần như vậy, quả thực ngoài sức tưởng tượng của tôi.
Đó chỉ là trường hợp cụ thể như một giọt nước tràn ly, thực tế là phần lớn học sinh chán ghét môn sử, làm những giáo viên dạy sử như tôi rất buồn lòng. Các em không thích học môn sử đến nỗi còn chép cả lời bài hát, chép thơ, chép thư tình vào giữa những bài kiểm tra lịch sử. Đã không ít lần tôi cho học trò 0 điểm, bắt học sinh viết bản kiểm điểm vì điều đó. Cách học của học sinh khiến nhiều khi tôi nghĩ rằng môn học của mình bị “kỳ thị”, coi thường vì là giáo viên “môn phụ” nên đâm ra chán nản.
Quan chức từ chức ở Bộ Giáo dục: "Học sinh kém do nền giáo dục kém"
Nguyên Thứ trưởng Bộ GD: "1/4 kiến thức rơi vào các môn học buồn ngủ"
Nhớ lại, suốt những năm phổ thông tôi không thích học môn sử và không nghĩ rằng mình sẽ chọn nghề giáo. Nhưng "duyên phận" đã đưa đẩy tôi đến với ngành lịch sử, và rồi qua những bài giảng của người thây tôi yêu mến đã cho tôi cảm nhận mình đã "bén duyên" với nghề gõ đầu trẻ từ khi nào không hay… Từ một giáo viên trẻ mới ra trường, còn đầy tâm huyết, tôi thường xuyên chán nản về nghề nghiệp của mình, dẫn tới việc không còn yêu nghề, cũng giống như nhiều giáo viên khác. Bởi nghề giáo không mang lại chỉ số hạnh phúc cho tôi, không nuôi nổi gia đình bé nhỏ của tôi...
Ngày tốt nghiệp đại học, gia đình tôi đã phải lo chạy vạy hàng trăm triệu mới xin được một chỗ dạy ở tỉnh lẻ, tiền lương còn thấp, chế độ cho giáo viên còn nhiều hạn hữu. Điều đặc biệt là không chỉ học sinh mà ngay cả những giáo viên không dạy môn sử cũng phân biệt đây là môn học phụ. Cả xã hội không để tâm đến môn sử ngoài sự than phiền chất lượng thấp sau mỗi kỳ thi.
Là giáo viên dạy sử, tôi nhận ra một điều rằng, có một nghịch lý là học sinh ngày nay nhiều em thích sử và nhiều em không thích sử, chung quy lại cũng cuối cùng cũng...từ bỏ sử mà đi. Có rất nhiều học sinh giỏi sử đến tôi cũng phải bất ngờ. Nhiều em tuy còn nhỏ nhưng thích đọc sách sử, thông suốt lịch sử. Nhưng những sở thích này của các em thường bị bố mẹ… không cho phát triển.
Với sự lo lắng học sử thì sau này thi gì, làm gì nên họ chuyển hướng sang cho con học khối A càng sớm càng tốt. Còn lại học sinh thi khối C phần nhiều vì không biết chọn khối gì khác, học sử qua loa, chỉ mong điểm môn văn và môn địa có thể vớt vát lại được.
Với sự lo lắng học sử thì sau này thi gì, làm gì nên họ chuyển hướng sang cho con học khối A càng sớm càng tốt. Còn lại học sinh thi khối C phần nhiều vì không biết chọn khối gì khác, học sử qua loa, chỉ mong điểm môn văn và môn địa có thể vớt vát lại được.
Đã rất nhiều năm môn sử không được xếp vào dạng thi tốt ngiệp, đến cuối cấp lại bị cắt xén thời gian dạy để dành học môn thi tốt nghiệp.
Môn sử thật sự đã không được coi trọng, vì vậy tôi cảm thấy buồn lòng, không còn yêu quý nghề nghiệp của mình như xưa. Tôi thường lên lớp môn lịch sử một cách hời hợt, dạy học sinh theo cách cô đọc, trò chép. Thời gian còn trống tôi cho học sinh tự học bằng cách…nói chuyện riêng hoặc học những môn khác. Vì thế tôi dạy nhàn nhã hơn, bớt phải suy nghĩ nhiều hơn.
Môn sử thật sự đã không được coi trọng, vì vậy tôi cảm thấy buồn lòng, không còn yêu quý nghề nghiệp của mình như xưa. Tôi thường lên lớp môn lịch sử một cách hời hợt, dạy học sinh theo cách cô đọc, trò chép. Thời gian còn trống tôi cho học sinh tự học bằng cách…nói chuyện riêng hoặc học những môn khác. Vì thế tôi dạy nhàn nhã hơn, bớt phải suy nghĩ nhiều hơn.
Tôi biết, cũng chính vì cách dạy như của mình nên nhiều học sinh mới trở nên dốt môn sử. Các em không thích học sử từ ngày nhỏ, nên mới có những câu trả lời như trong clip Báo Giáo dục Việt Nam đã đăng như: Hai Bà Trưng đánh giặc gì? Bà Triệu đánh giặc gì?...Thậm chí ngay giữa lòng Thủ đô lại có những học sinh không biết Thủ đô của nước Việt Nam tên là gì? Khi được hỏi về môn lịch sử, một học sinh đã trả lời: “Con không thích môn sử”. Có em còn mặc cảm: “Vì con học dốt”. Nghe câu trả lời đó, vừa đáng thương cho các em, vừa đáng trách cho chính mình.
Không chỉ đối với học sinh cấp 1 mà học sinh cấp 2, cấp 3 cũng như vậy, các em rất lười học môn lịch sử. Nhất là những năm không có kỳ thi THPT. Trong năm hầu như môn sử không được các em để tâm, 1 tháng cuối để ôn sử là thời gian quá ngắn để các em đầu tư cho môn học này ở kỳ thi đại học. Vì vậy, các em thường dựa vào câu “Học tài thi phận”, rồi "trông cậy" cả vào phao thi, sự may mắn mà thôi.
Nhiều sinh viên thực sự thích học sử cũng trăn trở về con đường mình đã lựa chọn. Đam mê, nhiệt huyết trở thành điều thứ yếu trước áp lực của những lợi ích vật chất và định kiến xã hội. Sau cái thời mơ mộng về nghề nghiệp của các em qua đị, liệu có khi nào các em như tôi? Một giáo viên dạy sử theo cách… hời hợt.
Tôi biết, chính bản thân mình là người có lỗi khi không tận tâm với nghề. Điều này đã gây khó cho học sinh trong quá trình của các em khi mà nội dung sách sử còn khó hiểu, những khái niệm trừu tượng, và chưa đảm bảo tính đối tượng của từng cấp học, lớp học... Khi không truyền cho các em niềm đam mê, không bắt các em học theo một khuôn phép thì rất khó để học sinh tự phát sinh tình yêu với môn lịch sử. Vì vậy, sự hiểu biết của các em về lịch sử càng ngày càng kém đi.
ĐIỂM NÓNG |
|
Độc giả Thu Hường