Tham dự Tọa đàm "Chính sách thuế đối với các cơ sở giáo dục tư thục” do Báo điện tử Giáo dục Việt Nam tổ chức ngày 5/11/2019, Nhà giáo ưu tú Nguyễn Phú Cường - Chủ tịch Hội đồng Hệ thống Giáo dục Lômônôxôp Hà Nội, chia sẻ quan điểm về vấn đề này
Quận Nam Từ Liêm thời anh Tứ còn làm Chủ Tịch thì quận có (được) khoán 5 nghìn tỷ (đồng) tiền thuế 1 năm, nhưng bây giờ là 10 nghìn tỷ (đồng) 1 năm, đây là 1 trong 3 quận, huyện được Thành phố Hà Nội quy định con số đó.
Trong 10 nghìn tỷ đó thì khoảng 4 nghìn tỷ (đồng) là tiền thuế đất, còn lại 6 nghìn tỷ (đồng) là thu của các doanh nghiệp ngoài, chính vì vậy người ta thực hiện các chính sách rất nghiêm và chặt chẽ, chứ không phải cứ đè chính sách, văn bản ra mà làm.
Trong hoàn cảnh như thế mình sai hoàn toàn vì mình có chính sách đâu. Ai chả muốn đóng mức thuế thấp, không ai muốn đóng mức 20%, nhưng nhà nước đã quy định như vậy. Đấy là ý thứ nhất.
Video: Muốn hưởng chính sách ưu đãi xã hội hóa Giáo dục, phải tự dấn thân vào cuộc.
Thứ 2: Tôi là người nếu có ưu tiên gì tôi đều tìm hiểu và để người ta hướng dẫn, tôi vay được vốn ưu đãi với mức 5,6% một năm, tất nhiên là rất nhiều điều kiện thế chấp khủng khiếp, nhưng nói chung tôi đều vượt qua được.
Về quy định này tôi cũng đã chất vấn những người làm chính sách, nhưng họ cũng có những cái khó của họ. Thứ nhất là có Luật Xây dựng, nếu anh muốn xây trường học thì họ cho kích thước 6m x 9m hoặc 7,2m x 7,2m và anh chọn, nếu không thì họ không cấp giấy phép xây dựng.
Luật của nhà nước quy định lớp học là phải cỡ 50 m2 trên 1 phòng học. Ngay từ đầu tôi đã muốn 1 lớp của tôi chỉ 20 học sinh nên tôi không cần đến diện tích như vậy, nhưng không được vì sai Luật. Muốn xây trường thì mình phải theo Luật.
Đáng lẽ việc gì tôi phải 40 học sinh 1 lớp cho rộng, trong khi tôi chỉ có 30 học sinh 1 lớp, ví dụ như vậy tôi sẽ xây được nhiều phòng học hơn trên cùng diện tích đó. Chúng tôi cứ lúng túng mãi ở chỗ đó, và phải chấp nhận xây dựng như vậy.
Bây giờ nếu chúng ta không muốn đóng thuế, vậy anh sang hẳn khu vực phi lợi nhuận đi, Luật cho khu vực là trường tư thục phi lợi nhuận thì tôi chắc là nhà nước sẽ không thu thuế. Nhưng nếu anh đã có thu và lợi nhuận thì anh phải bỏ ra để đóng thuế.
Thứ 3: Đây là bộ mặt của đất nước, chúng ta đi các nước thì thấy là các trường học rộng vô cùng, ngay như tôi sang Đức thấy một trường học rất đẹp nhưng họ lại nói là sắp đập bỏ vì đã quá thời hạn quy định sử dụng.
Việt Nam chúng ta công bố một con số như thế thì nước ngoài họ sẽ đánh giá chất lượng cuộc sống của học sinh trong trường đó thế nào? Vậy nên các nhà quản lý nhất định không cho khi chúng ta cứ đòi diện tích nhỏ.
Nên hạ thuế suất ưu đãi xuống 5% - 7% để thu hút xã hội đầu tư vào giáo dục |
Chỗ chúng tôi có thời điểm cả chi cục thuế và cục thuế đều muốn vào kiểm tra, vậy nên để có chính sách ưu đãi này thì chỉ có con đường xin phép được xác nhận đủ tiêu chuẩn xã hội hóa, đây là cửa ải không hề đơn giản.
Những văn bản liên quan đến đất là rất nhiều, từ khi quy hoạch khu đất đó, tôi mua lại hạ tầng của một đơn vị thứ phát đã có đủ đường, điện nước đến chân công trình, nó có cả quy hoạch đâu là đất trường học.
Mà phải đúng đất trường học và đúng có tên trường này thật thì mới được hưởng chính sách đó.
Thứ 4: Văn bản về phê duyệt dự án đầu tư, từ Hội đồng quản trị phê duyệt, điều chỉnh mọi thứ và đủ con dấu xác nhận, rồi đến thành phố đồng ý…ở 2 mục 3 và 4 là rất khó đối với người tự đi xin đất, phải đi theo đúng quy trình đó thì mới được.
Thứ 5: Báo cáo tài chính của năm học gần nhất, trường của anh đã hoạt động liên tục 4 năm rồi, nhưng riêng báo cáo tài chính thì người ta chỉ lấy năm cuối cùng thôi, bản báo cáo đó đúng như anh đã báo cáo với cục thuế.
Mục thứ 6: Đây là mục không hề đơn giản, tất cả những biên bản kiểm tra để cho anh hoạt động giáo dục, cho chỉ tiêu tuyển sinh và ít nhất là anh phải trình bày được 4 năm liền, 5 tiêu chuẩn, 21 tiêu chí và 90 câu hỏi.
Trong 90 cái gạch đầu dòng là phải trả lời đủ hết, đã có biên bản tuyển sinh nhưng lại còn đòi hỏi có dấu đỏ của Sở phân chỉ tiêu tuyển sinh, trong câu hỏi nhỏ lại còn có tuyển sinh được bao nhiêu, chỉ tiêu bao nhiêu, quá hay không quá…?
Mục thứ 6 tưởng là đơn giản nhưng cũng khó ở chỗ là phải có đủ các biên bản kiểm tra, phải có đủ các quyết định tuyển sinh, cuối cùng là đánh giá chung về quy mô tối thiểu, bình quân tối đa học sinh trên một lớp là bao nhiêu, điều kiện sử dụng đất tối thiểu…rồi nộp về bộ phận 1 của Sở.
Ngày 5/11, Báo điện tử Giáo dục Việt Nam tổ chức buổi Tọa đàm với chủ đề “Chính sách thuế đối với các cơ sở giáo dục tư thục”. Tới dự tọa đàm có chuyên gia kinh tế - Tiến sĩ Nguyễn Minh Phong. Nhà giáo ưu tú Nguyễn Thị Hiền - Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm, Hà Nội. Nhà giáo ưu tú Nguyễn Phú Cường - Chủ tịch hội đồng Hệ thống Giáo dục Lômônôxôp Hà Nội. Tiến sĩ Võ Thế Quân - Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Đông Đô (Hà Nội). Thầy Nguyễn Anh Tuấn và cô Đàm Thùy Dương - đại diện Trường phổ thông liên cấp Wellspring Hà Nội. Cô Nguyễn Hồng Nhung - Kế toán trưởng Trường Lương Thế Vinh (Hà Nội). Và cô Đỗ Thu Hiền - Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Giáo dục và Đào tạo phát triển kỹ năng sống Minh Trí (tỉnh Quảng Ninh). |