Ngày 5 tháng 5 năm 2014, tàu chiến Trung Quốc và tàu chiến Mỹ gặp nhau trên Biển Đông |
Tờ "The National Interest" Mỹ ngày 10 tháng 6 có bài viết đặt vấn đề: Trong tương lai, Mỹ dùng chiến lược gì để ngăn chặn Trung Quốc? Theo bài báo, “tác chiến nhất thể trên không trên biển” vừa mang tính khiêu khích, vừa có hiệu quả rất thấp. Trong khi đó, chiến lược "kiểm soát ngoài khơi" cắt đứt tuyến đường thương mại xuất nhập khẩu của Trung Quốc sẽ có hiệu quả hơn nhiều.
Bài viết cho rằng, năm 2010, Trung tâm đánh giá chiến lược và ngân sách Mỹ đã đưa ra khái niệm "tác chiến nhất thể trên không trên biển". Căn cứ vào khái niệm này, một khi xảy ra chiến tranh với Trung Quốc, quân đội Mỹ sẽ tấn công hệ thống theo dõi tình báo và hệ thống phòng không của Trung Quốc, ngay sau đó triển khai chiến dịch lớn oanh tạc tên lửa đạn đạo mặt đất và tên lửa chống hạm của Trung Quốc, để nắm lấy và giữ quyền chủ động trên không, trên biển, trong vũ trụ và mạng.
Theo bài báo, khái niệm "tác chiến nhất thể trên không trên biển" tồn tại nhiều khuyết điểm to lớn. Trước hết, đây là sự khiêu khích nguy hiểm. Lực lượng Pháo binh 2 Trung Quốc đồng thời kiểm soát tên lửa thông thường và tên lửa hạt nhân, Mỹ phát động tấn công đối với đơn vị kiểm soát lực lượng hạt nhân chiến lược Trung Quốc này có thể sẽ gây ra xung đột không thể kiểm soát.
Biên đội tàu hộ vệ Hoành Thủy số hiệu 572 Type 054A và tàu khu trục Lan Châu số hiệu 170 Type 052C của Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc trên Biển Đông |
Đồng thời, quân đội Mỹ muốn phát hiện và phá hủy phần lớn tên lửa cơ động của Trung Quốc là "nhiệm vụ khó khăn". Trong chiến tranh vùng Vịnh, quân đội Mỹ hầu như hoàn toàn thất bại khi thực hiện nhiệm vụ này.
Bài viết cho rằng, khái niệm "tác chiến nhất thể trên không trên biển" có cơ hội giành được thành công rất nhỏ trên 3 lĩnh vực quan trọng (gây mù, xóa sổ điểm chỉ huy kiểm soát và hệ thống phóng áp chế). Nó còn phải đối mặt với rủi ro cao đến từ Trung Quốc và loại tấn công này sẽ làm cho xung đột khó kết thúc hơn.
Bài báo kiến nghị, Mỹ cần lấy "kiểm soát ngoài khơi" làm một phương pháp có hiệu quả để sử dụng khi xảy ra xung đột thông thường với Trung Quốc. "Kiểm soát ngoài khơi" hoàn toàn không tấn công Trung Quốc, mà là sử dụng ưu thế địa lý ngăn chặn thương mại xuất nhập khẩu, làm suy yếu nghiêm trọng nền kinh tế.
Loại chiến lược này sẽ không mạo hiểm vượt qua không phận Trung Quốc, có thể giảm khả năng để leo thang xung đột thành chiến tranh hạt nhân, đồng thời làm cho xung đột chấm dứt dễ dàng hơn. Theo bài báo, loại chiến lược này đã tận dụng tốt hơn điểm yếu về quân sự của Trung Quốc.
Ngày 5 tháng 5 năm 2014, tàu chỉ huy đổ bộ USS Blue Ridge LCC-19 Hải quân Mỹ gặp tàu chiến Trung Quốc trên Biển Đông |
Ở ngoài chuỗi đảo thứ nhất, khả năng tác chiến của quân đội Trung Quốc giảm rõ rệt. Mỹ có thể tuyên bố một khu vực nào đó là vùng cấm hàng hải, tàu thuyền của khu vực này sẽ bị bắt giữ hoặc bắn chìm.
Thông qua ngăn chặn hoạt động của tàu chở hàng và tàu chở dầu cỡ lớn, có thể làm rối loạn nghiêm trọng và tương đối nhanh nền kinh tế Trung Quốc. "Đối với Trung Quốc, xuất khẩu quan trọng hơn. Những xuất khẩu này lệ thuộc vào tàu container cỡ lớn, bởi vì chi phí vận tải của nó thấp".
Một chuyên gia Trung Quốc được 1 bài báo của TQ phỏng vấn giấu tên cho rằng, Mỹ công khai tuyên bố nước khác không nên gây trở ngại cho tự do đi lại của tàu thuyền ở vùng biển quốc tế, nhưng lại cổ vũ phong tỏa vùng biển ở xung quanh Trung Quốc, cho thấy khi đối phó với Trung Quốc, Mỹ có thể từ bỏ bất cứ nguyên tắc và quy tắc quốc tế nào do họ đề xướng.
Báo Trung Quốc cho rằng, cho dù như vậy, chiến lược "kiểm soát ngoài khơi" cũng không có nhiều khả năng lắm thuận lợi như tưởng tượng. Mỹ có không ít đồng minh ở châu Á, nhưng họ phần lớn trông đợi Mỹ cung cấp ô bảo vệ, hoàn toàn không muốn "tự chuốc lấy họa" vì lợi ích của Mỹ.
Ngoài ra, nếu thương mại xuất nhập khẩu của Trung Quốc bị ảnh hưởng, sẽ phá hoại trật tự kinh tế thống nhất của toàn cầu, Mỹ cũng sẽ không thể chỉ lo cho mình, thậm chí kinh tế thế giới cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Ngày 11 tháng 3 năm 2014, tàu chỉ huy đổ bộ USS Blue Ridge của Hạm đội 7, Hải quân Mỹ tuần tra trên Biển Đông. |