Ngày 20/11 hàng năm được coi như ngày tri ân thầy cô giáo. Các đơn vị trường học thường tổ chức lễ kỉ niệm, tôn vinh nhà giáo, tôn vinh nghề dạy học, khắc sâu truyền thống tôn sư trong đạo của dân tộc.
Vì sao năm 2019 các địa phương không được tổ chức ngày kỷ niệm 20/11? |
Ngày 31/8/2018, Chính phủ đã ban hành nghị định Số: 111/2018/NĐ-CP quy định về ngày thành lập, ngày truyền thống, ngày hưởng ứng của các bộ, ngành, địa phương.
Theo Khoản 3 Điều 4 Nghị định 111/2018/NĐ-CP quy định, chỉ tổ chức lễ kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống đối với những năm tròn, các năm khác sẽ không tổ chức lễ kỷ niệm mà chỉ tổ chức các hoạt động tuyên truyền, thi đua, hội thảo, tọa đàm và các hoạt động thiết thực khác kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống.
Ngày Nhà giáo Việt Nam năm 2019 được tổ chức thế nào? |
Năm nay là kỷ niệm 37 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2019). Do đó, ngày Nhà giáo Việt Nam năm 2019 (20/11/2019) các đơn vị sẽ không được tổ chức lễ kỷ niệm.
Không tổ chức lễ kỉ niệm, thế nhưng có thể tổ chức họp mặt truyền thống; tọa đàm và tổ chức các hoạt động giáo dục, thi đua; thăm hỏi nhà giáo nghỉ hưu, các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao, đọc sách, hoạt động trải nghiệm, … để ôn lại truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam.
Thành phố Hồ Chí Minh không tiếp khách, không nhận hoa, quà dịp 20/11 |
Bất cứ một dân tộc nào muốn phát triển bền vững đều cần có một nền giáo dục phát triển, một nền giáo dục nhân văn.
Vì thế, ôn lại truyền thống nhà giáo đã cùng dân tộc đồng cam cộng khổ, vượt qua công cuộc kháng chiến gian khổ dành độc lập tự do, bảo vệ tổ quốc; tiếp thêm sức mạnh và nghị lực cho các thế hệ nhà giáo hôm nay là việc nên làm.
Tài liệu tham khảo:
1://thuvienphapluat.vn/van-ban/bo-may-hanh-chinh/Nghi-dinh-111-2018-ND-CP-quy-dinh-ve-ngay-thanh-lap-ngay-truyen-thong-cua-bo-nganh-dia-phuong-392813.aspx