Những vụ 'mua' suất trụ hạng ngoạn mục nhất V-League

23/05/2012 13:30
Phan Anh/Theo VnMedia
Chuyện V.Hải Phòng tính mua suất chơi V-League sau khi rớt hạng không phải chuyện hiếm khi quá khứ đã có nhiều ông bầu làm việc đó.
Chuyện V.Hải Phòng tính mua suất chơi V-League sau khi rớt hạng không phải chuyện hiếm. Trong quá khứ, đã có nhiều ông bầu sẵn sàng đổ tiền mua lại suất trụ hạng, ngay sau khi đội nhà phải chuyển xuống chơi giải hạng Nhất.1. LG.ACB sát nhập Hàng không VN (V-League 2004) Còn nhớ vào năm 2003, đội bóng bầu Nguyễn Đức Kiên thi đấu không thành công ở giải chuyên nghiệp. Cuối mùa giải năm ấy, LG.ACB đã phải chuyển sang thi đấu giải hạng Nhất. Mọi chuyện không có gì bất ngờ nếu Tổng công ty Hàng không Việt Nam quyết định ngừng tài trợ cho đội Hàng không Việt Nam (tiền thân là Công an Hà Nội). Đồng nghĩa việc này, toàn bộ cầu thủ Hàng không Việt Nam có nguy cơ ra đường nếu không có nhà tài trợ nhảy vào cuộc.
Bầu Kiên sát nhập LG.ACB (trắng) với đội Hàng không VN trở lại V-League 2004
Bầu Kiên sát nhập LG.ACB (trắng) với đội Hàng không VN trở lại V-League 2004
Trong bối cảnh khó khăn của câu lạc bộ hàng xóm, ông bầu nắm Ngân hàng ACB quyết định đứng ra tài trợ và tiếp quản toàn bộ đội Hàng không Việt Nam. Cùng với việc sát nhập 2 CLB LG.ACB và Hàng không Việt Nam thành tên LG.HN.ACB, đội bóng nghiễm nhiên trở lại V-League 2004, nhờ suất V-League từ đội bóng cũ Hàng không Việt Nam.
2. Ngân hàng Navibank mua lại Quân khu 4 (V-League 2010)
Trong năm 2009, bóng đá TP.HCM chính thức rời khỏi bản đồ bóng đá chuyên nghiệp. Sau khi Hải Quan, CA.TP.HCM rớt hạng, đến lượt CLB TP.HCM (tiền thân là Cảng Sài Gòn) chính thức rớt hạng. Từng là một thành phố có 3, 4 đội bóng mạnh đủ sức đua tranh ngôi vương, sự xuống dốc quá nhanh bóng đá thành phố không khỏi bức xúc.
Hình ảnh cựu cầu thủ QK 4 trong sắc áo N.Sài Gòn (xanh) trước thềm mùa 2010
Hình ảnh cựu cầu thủ QK 4 trong sắc áo N.Sài Gòn (xanh) trước thềm mùa 2010
Đến cuối tháng 7/2009, lãnh đạo thành phố cùng Ngân hàng Nam Việt (Navibank) đã quyết định chi 12 tỷ đồng mua lại đội bóng Quân khu 4. Đây thực sự cú sốc với người hâm mộ đội bóng QK4, khi đội bóng thành Vinh mới lên hạng và thi đấu khá thành công ở V-League 2009. Cùng việc lấy suất thi đấu V-League của đội bóng ngành quân đội, Quân khu 4 nghiễm nhiên đổi tên thành CLB Navibank.SG và đại diện cho thành phố mang tên Bác trở lại sân chơi chuyên nghiệp. 3. CLB Thanh Hóa mua lại Thể Công (V-League 2010) Tại V-League 2009, bóng đá Thanh Hóa cũng theo chân CLB TP.HCM chuyển xuống chơi giải hạng Nhất. Bất ngờ trước thềm mùa giải mới, lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa quyết định mua lại toàn bộ đội bóng đá Thể Công Viettel. Nguyên nhân lớn nhất, hãng Viettel chính thức cắt tài trợ cho đội bóng Thể Công và chỉ tập trung khâu đào tạo trẻ.
Thanh Hóa bất ngờ mua lại toàn đội Thể Công Viettel (đỏ) cuối năm 2009
Thanh Hóa bất ngờ mua lại toàn đội Thể Công Viettel (đỏ) cuối năm 2009
Cùng với việc chi số tiền 80 tỷ đồng mua toàn bộ đội hình toàn ngôi sao của Thể Công, Thanh Hóa cũng trở lại V-League 2010 bằng suất thi đấu của đội Thể Công Viettel. Và ngay trong trận đấu đầu mùa ở Siêu Cúp QG, Thanh Hóa đá thay Thể Công Viettel lúc ấy đương kim giữ cúp QG. Và đội bóng ven sông Mã đã vượt qua SHB.ĐN để đoạt chức vô địch. V-League 2010 cũng là năm chia tay 2 đội bóng cuối cùng của lực lượng quân đội ở sân chơi chuyên nghiệp.4. HN.ACB sát nhập Hòa Phát.HN (V-League 2012) Sau 8 năm, bầu Kiên lại áp dụng chính sách cũ khi HN.ACB lại rớt hạng vào cuối mùa giải 2011. Nguyên nhân là bầu Tuấn, bầu Long bên phía Hòa Phát HN tuyên bố từ bỏ bóng đá sau 10 năm đầu tư. Cực chẳng đã, bầu Kiên lại phải sát nhập HN.ACB và Hòa Phát.HN trở thành CLB bóng đá HN hiện nay.
Đội bóng Hòa Phát.HN (xanh) sát nhập HN.ACB trước V-League 2012
Đội bóng Hòa Phát.HN (xanh) sát nhập HN.ACB trước V-League 2012
Cùng việc sở hữu toàn bộ cầu thủ của Hòa Phát.HN, đội bóng bầu Kiên nghiễm nhiên ở lại V-League nhờ suất của Hòa Phát.HN. Bầu Kiên cũng trở thành ông bầu đầu tiên V-League, đã 2 lần mua "suất" V-League cho đội nhà đã rớt hạng. Ngoài trường hợp V.Hải Phòng đang tính mua suất V-League từ tay đội bóng bầu Hiển, giải hạng Nhất cũng từng chứng kiến 2 vụ mua bán đình đám khác ở giải hạng Nhất. Năm 2007, bầu Hoàng Mạnh Trường đã mua lại đội Ngói ĐT.LA để chuyển tên trở thành Vissai Ninh Bình. Hay mùa giải 2011, bầu Nguyễn Đức Thụy mua lại suất thăng hạng Nhất từ đội T&T V&V. Sau đó, bầu Thụy chuyển đội XT.Hà Tĩnh vào Nam lấy tên Sài Gòn.XT để chơi tại giải hạng Nhất rồi V-League trong 2 năm vừa qua.
BẤM XEM ẢNH ĐẸP THỂ THAO
BẤM XEM CLIP HOT THỂ THAO
Điểm nóng
Cuộc chiến bản quyền VPF - VFF - AVG
Những hoạt náo viên quyến rũ
Thế giới các nàng WAGs
Những cái nhất của Thể thao VN 2011
Cuộc chiến Luis Suarez - Patrice Evra
Cầu thủ xuất sắc nhất Việt Nam Thảm họa sân cỏ kinh hoàng ở Ai Cập
Biếm họa sao bóng đá Video clip hot - Thể thao
Falko Goetz, Trần Quốc Tuấn mất chức Fabio Capello từ chức HLV đội tuyển Anh
Trụ sở VFF biến thành sàn nhảy Cầu thủ Thái Học chấn thương kinh hoàng
Có thể bạn yêu thích, hâm mộ
Tin tức FC Barcelona
Tin tức Manchester City
Tin tức Manchester United Tin tức Real Madrid
Tin tức Arsenal FC
Tin tức Chelsea FC
Chuyển nhượng châu Âu 2012
Tin tức Liverpool FC
Công Vinh - Thủy Tiên
Sir Alex Ferguson
Phạm Văn Mách & Cặp đôi hoàn hảo
Tin tức Sông Lam Nghệ An
'Siêu kinh điển' Real Madrid - Barcelona Thị trường chuyển nhượng hè 2011
Phan Anh/Theo VnMedia