Tuyên án vụ bà mẹ "đẻ rơi" trong phòng tạm giữ CA Đông Anh

22/02/2012 07:42
Thảo Lăng- Nguyễn Tiến
(GDVN) - Chiều nay (22/2), TAND TP Hà Nội đã xét xử vụ án liên quan đến bị can Lê Thị Tâm, sản phụ đẻ rơi trong phòng tạm giữ Công an huyện Đông Anh.
Theo kết luận của Tòa, bị can Lê Thị Lâm (SN 1987) bị 3 năm tù treo, thử thách 5 năm từ ngày tuyên án;  Nguyễn Thị Hà (SN 1987, chị dâu Lâm) 3 năm tù treo, thử thách 5 năm từ ngày tuyên án; Nguyễn Văn Tình, (SN 1986) 4 năm tù; Nguyễn Hữu Thắng (SN 1982) 3 năm tù; Nguyễn Anh Tuấn (SN 1982) 3 năm án treo; Nguyễn Tiến Đức (SN 1984) 3 năm 6 tháng; Lê Văn Sơn (SN 1983) 3 năm tù; Lê Thị Hường (SN 1978) 3 năm tù treo, thử thách 5 năm từ ngày tuyên án; Nguyễn Hữu Đông (SN 1991) 3 năm tù treo, thử thách 5 năm từ ngày tuyên án.

Theo cáo trạng, anh Trần Văn Quang (SN 1976, HKTT xóm 11, Xuân Diện, Hương Sơn, Hà Tĩnh, trú tại khu tập thể nhà máy 382, tổ 35, thị trấn Đông Anh, Hà Nội) có quan hệ tình dục với chị Lê Thị Lâm khiến chị Lâm có thai. Khi sắp đẻ, Lê Thị Lâm bỏ về quê, nói chuyện với gia đình và bàn cách giải quyết.

Đến khoảng 22h30’ ngày 4/2/2011, Lâm cùng Lê Văn Sơn (anh ruột Lâm), Nguyễn Thị Hà (chị dâu Lâm, vợ Sơn), Lê Văn Hải (SN 1981, anh ruột Lâm) đến nhà anh Quang, mục đích bắt anh Quang có trách nhiệm và đưa 50.000.000 đồng để Lâm đi phá thai.

Anh Quang công nhận có quan hệ với Lâm nhưng không có tiền nên Lâm và đồng bọn ra ngoài để gọi thêm người. Nguyễn Thị Hà gọi điện cho Nguyễn Hữu Đông (SN 1991, em ruột Hà) và Nguyễn Tuấn Anh (SN 1984, trú tại tổ 61, thị trấn Đông Anh) đến và gọi thêm người hỗ trợ. Tuấn Anh rủ thêm Nguyễn Hữu Thắng (tức Thi), Thắng gọi điện cho Nguyễn Anh Tuấn, Tuấn rủ thêm Nguyễn Tiến Đức (em ruột Tuấn) và Nguyễn Văn Tình (bạn Tuấn) cùng đến nhà anh Trần Văn Quang và chị Nguyễn Thị Huyền (sinh năm 1979, vợ anh Quang).

Lâm cùng đồng bọn bắt anh Quang nhận là cha thai nhi của Lâm và phải bồi thường số tiền 50.000.000 đồng nhưng anh Quang bảo không có tiền thì bị Đức xông vào đạp một phát vào mặt. Tình rút ra một con dao thái dài 27cm, đập vỡ chén uống nước nhà anh Quang để đe dọa.

Thấy chiếc Honda Wave RSX BKS 38P1-9416 của anh Quang dựng trước cửa nhà, Tình bắt vợ chồng anh Quang lấy giấy bút đọc và ép anh Quang viết giấy bán xe cho Lâm với giá 20.000.000 đồng đồng thời bắt anh Quang đưa chìa khóa xe, giấy đăng ký xe cho Lâm cầm.

Sau khi chiếm đoạt được chiếc xe máy, Tình lấy 2 chiếc điện thoại của chị Huyền để trên tủ lạnh. Tình đã lấy và tháo 2 sim điện thoại trả Quang còn 2 chiếc điện thoại đưa cho Lê Thị Lâm, sau đó cả bọn đi về. Tổng giá trị tài sản của vợ chồng anh Quang bị chiếm đoạt là 26.650.000 đồng (Hai mươi sáu triệu sáu trăm năm mươi ngàn đồng).

Toàn bộ diễn biến vụ xét xử:
16h20': Nghị án.


16h15
': Các bị cáo đều mong muốn được giảm nhẹ hình phạt để sớm trở về với cộng đồng

15h45:
Đại diện VKS tranh luận với Luật sư Triển:


Với 4 luật sư có mặt tại phiên tòa hiện nay, về nguyên nhân và nhận thức pháp luật của các bị cáo. Nguyên nhân, do quan hệ bất chính, tôi cũng đã nêu các tình tiết giảm nhẹ của các bị cáo.

Tôi đồng tình quan điểm Luật sư Mai Anh về điều kiện hoàn cảnh phạm tôi. Trong trường hợp cần thiết là hoàn toàn đúng pháp luật. Việc giám định ADN cháu Dương với Quang thuộc về chuyên môn của viện khoa học hình sự, chúng tôi không ý kiến.

Căn cứ vào kết luận đó, cũng là yêu cầu trong điều tra thì chúng tôi mới nêu ra để có kết luận là có mối quan hệ bất chính.

Về việc sinh con trong nhà tạm giữ, đã có công văn của các cơ quan liên ngành nên tôi không trả lời, đã có kết luận là Lâm đã cho con. Bị cáo Lâm không hợp tác điều tra trong quá trình cơ quan điều tra xem xét xem cháu bé ở đâu?

Về việc tâm thần Lâm có bất ổn không, cơ quan điều tra dã làm việc với gia đình, không có bệnh án gì liên quan, học hành không đến nơi đến chốn. Gia đình cũng không đề nghị giám định nên không có giám định.

Về chuyện Luật sư Triển cho rằng, các bị cáo không phạm tội cướp mà là thỏa thuận. Các bị cáo sử dụng hung khí, bắt viết giấy theo chỉ đạo của bị cáo Tình nên chúng tôi có kết luận là không có sự thỏa thuận nào, nếu có thì cũng là trái pháp luật.

Ngoài ra, người bị hại cũng đã đơn đề nghị khởi tố.

Tôi không tin kết quả giám định, tôi yêu cầu giám định lại. Như lời chị Hà, Lâm đẻ trong phòng tối, ngày đêm như thế nào không biết nên chị hoảng loạn là chuyện bình thường.

Luật sư Triển: Yêu cầu trưng ra giấy chứng nhận chị Lâm nhận 12 triệu từ nhà bị hại.
Ai mang đứa con chị Lâm đi đâu không ai biết, đứa bé sống chết thế nào không ai biết. Cần phải làm rõ. VKS không trả lời,  tôi không chấp nhận, luật pháp không chấp nhận

Theo tôi biết, chị Lâm bị tâm thần. Bố chị ấy mang cho tôi mấy quyển sổ khám bệnh. Sau sự việc này, chị bỏ nhà ra đi.

Bố người ta bị tâm thần thật sự thì có tội miễn trách nhiệm hình sự. Anh Quang quan hệ người tâm thần thì phạm tội hiếp dâm. Vậy việc đưa chị Lâm ra vành móng ngựa là đúng luật không?

Sau này, nếu tôi đưa ra kết quả giám định chứng nhận chị Lâm bị tâm thần thì VKS có chịu trách nhiệm được không?

Tôi cho rằng ở đây không đủ 2 yếu tố để khởi tố các bị cáo tội  cướp tài sản.

Tổ dân phòng nói, chúng tôi đến thấy họ bàn bạc, giải quyết với nhau nên chúng tôi không can thiệp. Tôi nghĩ rằng, ngoài việc xử vẫn xử nhưng còn đạo đức xã hội nữa, xem xet đúng sẽ hợp lòng dân.

Chủ tọa phiên tòa yêu cầu luật sư trưng chứng nhận bệnh án chứng nhận chị Lâm tâm thần.

Luật sư Triển nói: Bố chị Lâm đã cho tôi xem và việc trưng cầu giám định này là việc của cơ quan điều tra.

Chủ tọa: Việc khai sinh cần xem xét lại, vì không có chữ ký của mẹ cháu bé.

Luật sư Triển: Không có giấy biên nhận là mẹ cháu bé nhận 20 triệu đồng. Chủ tọa không thể thay mặt đại diện VKS tranh luận với tôi.

Đại diện VKS: Không muốn tranh luận về nguồn gốc cháu bé, cho hay bán, chúng tôi không quan tâm. Chúng tôi truy tố các bị cáo về tội cướp tài sản. Chúng tôi không thay đổi quan điểm.

LS Triển: Không đồng tình việc không quan tâm đến nguồn gốc cháu bé. Tôi cho rằng, việc truy tố này không đúng pháp luật và oan sai cho các bị cáo.

Luật sư Cường: Tôi chưa đồng tình với việc đại diện VKS cho rằng, tình tiết giảm nhẹ phạm tội trong điều kiện bị kích động.

Tôi cho rằng, chỉ cần quy định trong thời gian đó có bị kích động, lý do anh Quang là người gây hậu quả mà không nhận nên gây bức xúc cho mọi người.

Đề nghị xem xét cho bị cáo của tôi và các bi cáo khác được hưởng tình tiết giảm nhẹ này

Kết thúc tranh luận, cho các bị cáo nói lời sau cùng.

15h10': Về việc định giá tài sản: Tôi không đồng ý với cáo trạng viện kiểm sát. Tôi không đồng ý tội cướp tài sản vì ở đây có sự liên quan biện chứng lẫn nhau; anh ăn nằm với con người ta thì phải thực hiện trách nhiệm còn nếu ra đường không quen biết, cướp xe máy thì mới gọi là cướp. Ở đây, họ yêu cầu thực hiện nghĩa vụ .

Tôi tranh tụng VKS về việc lượng hình. Chị em Lâm đến yêu cầu Quang thực hiện nghĩa vụ chứ không có ý định cướp.

Có cấu thành tội cướp không? Yếu tố cấu thành phải là dùng vũ lực và yêu cầu ngay tức khắc đưa tài sản. Ở đây không có. Lâm đến, Hà đến, trao đổi dài, ra ngoài, bàn bạc

Anh Quang thừa nhận trong nhà có nhiều người đàn ông, có hàng xóm, tổ dân phòng... do đó không thể rơi vào tình trạng không chống cự được. Như vậy, yếu tố thứ 2 cũng không cấu thành.

VKS phân tích tính đồng phạm của vụ án, tôi cho rằng, đó không phải đồng phạm. Thân chủ tôi không tham gia cưỡng đoạt tài sản. Chị đến trao đổi với anh Quang. Sau đó đi ra ngoài nói chuyện với hàng xóm, ai nói gì không biết.

Về việc định giá tài sản: Tôi không đồng ý với cáo trạng viện kiểm sát
Tôi không đồng ý tội cướp tài sản vì ở đây có sự liên quan biện chứng lẫn nhau; anh ăn nằm với con người ta thì phải thực hiện trách nhiệm còn nếu ra đường không quen biết, cướp xe máy thì mới gọi là cướp. Ở đây, họ yêu cầu thực hiện nghĩa vụ .

Tôi tranh tụng VKS về việc lượng hình. Chị em Lâm đến yêu cầu Quang thực hiện nghĩa vụ chứ không có ý định cướp.

Có cấu thành tội cướp không? Yếu tố cấu thành phải là dùng vũ lực và yêu cầu ngay tức khắc đưa tài sản. Ở đây không có. Lầm đến, Hà đến, trao đổi dài, ra ngoài, bàn bạc

Anh Quang thừa nhận trọng nhà có nhiều người đàn ông, có hàng xóm, tổ dân phòng... do đó không thể rơi vào tình trạng không chống cư được. Như vậy, yếu tố thứ 2 cũng không cấu thành.

VKS phân tích tính đồng phạm của vụ án, tôi cho rằng, đó không phải đồng phạm. Thân chủ tôi không tham gia cưỡng đoạt tài sản. Chị đến trao đổi với anh Quang. Sau đó đi ra ngoài nói chuyện với hàng xóm, ai nói gì không biết. Chỉ biết có người mang xe ra. Sử dụng vũ khí chỉ có Tình mang đến, không ai biết thì không thể gọi là đồng phạm dù chỉ là đồng phạm giản đơn.

Tôi đánh giá cao chủ tọa lưu ý tình tiết: 3, 4 người ở đó, Tình mang dao đến có phản ứng gì không? Tôi cho rằng, phân định từng người từng việc, Hà không đồng phạm.

Ở đây không thể cấu thành tội cướp. Tôi đề nghị HĐXX lưu ý, lúc đó có người đến chơi, cầm gạch đuổi. Vì có người cầm gạch đuổi nên gọi người đến bảo vệ.

Về việc anh Quang tự nguyện viết giấy giao xe hay không?

Cán bộ thôn khai: Chúng tôi đến có sự việc như vậy nhưng họ đã thỏa thuận với nhau rồi nên chúng tôi về. Nghĩa là sự việc đã giải quyết được. Do đó, khẳng định rằng tờ giấy viết giao xe này chỉ là thỏa thuận của anh Quang. Như vậy, không thể nói là tội cướp vì tài sản này là tài sản chung, chưa có chữ ký 2 bên nên chưa thể nói là đã bị cướp, chỉ là chuyển nhượng từ bên này sang bên kia xử lý.

Các bị hại là Huyền, Quang đã rút đơn để tự hòa giải thì tại sao khởi tố vụ án? Đề nghị HĐXX phân định xem ai không tham gia vụ án trong 9 bị cáo này, xem xét có phải cướp hay thỏa thuận?

Về hoàn cảnh các bị cáo rất khó khăn. Không biết Lâm sẽ sống như thế nào đến cuối đời. Các bị cáo rất trẻ, có người sinh năm 82, 83, 87.

Đề nghị đề nghị xem xét việc anh Quang nhảy tường vào cưỡng hiếp hay là có sự thỏa thuận  với Lâm?

Quang là mấu chốt của vụ án này tại sao ngồi nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật mà cả gia đình bị hại lại ngồi trước vành móng ngựa?

Thử hỏi xem cả nước này ai đồng tình không? Thực lòng trong trái tim tôi rất đau.

Tôi yêu cầu xem xét lại toàn bộ hồ sơ vụ án.

15h: Luật sư Trần Đình Triển trình bày quan điểm:

Bào chữa cho các bị cáo Lâm, Hà, giả sử rằng có tội, tôi đồng tình với quan điểm các luật sư đồng nghiệp đã phân tích đầy đủ. Nhưng tôi nhắc lại nếu có tôi, quan điểm của tôi, bản cáo trạng nêu không đầy đủ tính chất vụ án.

Ví dụ, cáo trạng nói chị Lâm đẻ tai bệnh viện huyện là sai mà phải là đẻ tại trại tạm giam của Công an huyện Đông Anh.

Trong quá trình xem xét cũng chưa xem xét việc tạm giữ có đúng pháp luật hay không. Trước tạm giữ với Lâm, Hà đã có kết luận 6 tháng. Việc tạm giữ chị Lâm khiến chị đẻ trong trại giam, để bây giờ đứa con không biết ở đâu. Đề nghị xem lại toàn bộ hồ sơ vụ án. Tất cả các  mẫu vật giám định đứa nhỏ này không có trong hồ sơ, mà lại có kết luận.

Đề nghị xem xét lại toàn bộ hồ sơ vụ án, việc cần làm rõ là con chị Lâm ở đâu, tại sao con chị trong bệnh viện mà giờ không biết ở đâu?

Giấy khai sinh ghi: Trần Văn Dương, sinh ngày 16.2.2011, nơi sinh Khương nha - Tam Nông - Phú Thọ.

Chị Lâm không biết chữ, trạng thái tâm thần không ổn định, lúc nhớ lúc không. Nhưng chưa được giám định xem chị có bị tâm thần không. Nếu có thì không được xem xét trách nhiệm hình sự đồng thời việc quan hệ của anh Quang là phạm.tôi, gây khó khăn trong quá trình điều tra tham gia bào chữa cho bị cáo. Chị Lâm không biết chữ, ai đọc cho chị khai, có ai làm chứng không. Không biết chữ ký vào đó có giá trị không?

Nguyên tắc tố tụng sai ngay từ đầu.

14h40': Luật sư Thành bảo vệ quyền lợi các bị cáo Hà, Hường, Sơn, Lâm, Đông nêu quan điểm:
 
“Đồng ý bản cáo trạng của VKS và quan điểm các luật sư đồng nghiệp. Tuy nhiên quan điểm của tôi như sau:

Thực ra, Quang và Huyền không muốn đền và nhận mình là chủ bào thai dẫn tới sự bức xúc của anh chị em nhà Lâm. Trong quá trình sự việc xảy ra có sự chứng kiến của các đồng chí dân phòng địa phương. Trong phiên tòa hôm nay, Quang chưa ý thức được tôi trạng của mình. Theo kết quả giám định AND, Quang và đứa nhỏ có tỉ lệ 99,9999% là cha con

Đề nghị HĐXX áp dụng các tình tiết giảm nhẹ như các luật sư trước đã nêu”.

14h25’: Chủ tọa yêu cầu Luật sư bảo vệ quyền lợi cho Thắng, Tình, Tuấn nói quan điểm.

Luật sư Lại Xuân Cường nói: “3 bị cáo trên bị truy tố tội cướp tài sản có tình tiết giảm nặng là có sử dụng vũ khí nguy hiểm”. Tuy nhiên, Luật sư Cường cũng hoàn toàn đồng ý quan điểm Luật sư Nguyễn Mai Anh.

“Tôi không có ý kiến gì về tội danh tuy nhiên, cần xem xét nguyên nhân sâu xa vì sao mà các bị cáo ngồi tại phiên tòa hôm nay. Phân tích thêm nguyên nhân, điều kiện, tính chất mức độ hành vi dẫn đến phạm tội của các bị cáo khi mà chính người bị hại có hành vi trái pháp luật. Bị hại có gia đình nhưng quan hệ với chị Lâm có thai, vi phạm lối sống, vi phạm chế độ 1 vợ 1 chồng.

Tôi kiến nghị xử lý xem xét tội danh này của anh Quang.

Thứ 2, các bị cáo phạm tội do vô tình, không hiểu biết pháp luật. Các bị cáo không quen biết nhau, không chiếm đoạt tài sản nhưng thành dây chuyền nên gọi nhau đến. Thực tế,  các bị cáo không hưởng lợi gì trong vụ án này. Khi biết xảy ra sự việc thì xử sự nông nổi và không tuân theo pháp luật”, Luật sư Cường nêu.

Về mức độ trong vụ án này, theo Luật sư Cường, có thể coi là phạm tội có đồng phạm nhưng các bị cáo không có sự phân công, phân nhiệm vai trò nhiệm vụ gì trong vụ án. Thực  tế, các bị cáo không có mục đích chiếm đoạt tài sản. Hành động của các bị cáo Tình, tuấn Thắng chỉ do sĩ diện bạn bè chứ không có mục đích chiếm đoạt tài sản.

Động cơ chiếm đoạt đơn giản chỉ là thấy việc làm sai của anh Quang, không nhận là chủ bào thai. Giá như ngày hôm ấy, Quang nhận thì sẽ không dẫn tới chuyện này.

“Tôi không đồng ý Tình và Tuấn là người có vai trò tích cực trong vụ án vì họ không có hành vi gì để đe dọa, không có lời lẽ đe dọa.  Do vậy, nếu nói là vai trò tích cực thì không đúng. Hai bị cáo này chỉ có vai trò như Sơn, Đông”, Luật sư Cường nêu.

Về điều kiện hoàn cảnh, nhân thân bị cáo, Luật sư Cường cũng cho rằng,  khi phạm tội Tình, Tuấn, Thắng chưa có tiền án tiền sự. Tình là sinh viên, Tuấn, Thắng là công nhân

Xét hoàn cảnh các bị cáo nói chung, 3 bị cáo trên nói riêng: Bị cáo Tình: cha không xác định được, chị lấy chồng, mẹ lam lũ.

Các tình tiết giảm nhẹ mà các bị cáo được hưởng trong vụ án.

3 bị cáo trên có các tình tiết giảm nhẹ: khắc phục hậu quả, chưa gây hậu quả và hậu quả không lớn; ăn năn hối cải. Ngoài ra, mong đc áp dụng điểm D, khoản 1 điều 46 là phạm tội trong tình trạng bị kích động.

Riêng với Thắng, đề nghị HĐXX xem xét vì bố bị cáo đc tặng bằng khen của Bộ trưởng Bộ quốc phòng. Với Tình, đề nghị xem xét xử phạt mức thấp nhất của khung hình phạt là 36 tháng tù. Thắng, Tuấn đề nghị HĐXX cho 2 bị cáo hưởng án treo.

14h: Đại diện VKS đã đề nghị giảm mức án cho các bị cáo. Theo vị đại diện VKS, trong vụ việc này, các bị cáo (ngoài Lâm) không có chủ đích cướp, nhân thân tốt, chủ yếu là người lao động và sinh viên.

11h30, tòa tạm nghỉ. 13h chiều nay tòa tiếp tục xét xử.

11h: Đến phiên bào chữa, Luật sư Trần Đình Triển nói: Tôi muốn tòa xem xét giảm nhẹ tội các bị cáo vì ai cũng có gia đình và con cái. Họ đã biết lỗi.

Luật sư Triển hỏi Lâm: Chị có đồng tình việc quan hệ với anh Quang.

Lâm: Không. Anh Quang bắt ép. Một hôm đi làm về, anh Quang nhảy tường vào và bắt ép. Anh Quang gọi đến nhà anh Quang. Ở đó bị công an bắt xuống huyện, tạm giữ với chị Hà.

Bị cáo Lâm
Bị cáo Lâm
Sinh con trong nhà tạm giữ của công an huyện.

Luật sư Triển: Con ở đâu biết không?

Lâm: Không nhớ, không biết con ở đâu

Luật sư Triển: Chị đến nhà anh Quang mục đích gì? Lúc đầu, anh Quang không nhận sau đó, có thừa nhận đúng không. Để yêu cầu anh Quang thực hiện việc đó thì yêu cầu anh Quang đưa tiền nhưng không có tiền nên lấy xe về bán. Sau đó,  bán xe không được và mang xe trả lại anh Quang đúng không?

Lâm: Đúng

Hỏi bị cáo Hà: Bị cáo bị bắt ngày nào?

Hà: Ngày 11/2 bị giam giữ ở huyện. Bị giam từ ngày 11/2, chiều cùng ngày về huyện.

2 ngày sau gặp Lâm, Lâm sinh con trong phòng tạm giam của Công an huyện Đông Anh. Bị cáo không nhớ là mấy giờ. Lâm đẻ rơi một lúc thì tôi lấy áo lau mặt cho cháu bé. Cháu bé vẫn nằm trong vũng nước ối. 10 phút sau bệnh viện cho xe đến đưa đi. Bây giờ cháu bé ở đâu? cho ai, bị cáo không biết.

Luật sư Triển: Sau khi Lâm về kể lại, mấy anh chị em đến nhà Quang mục đích gì?

Hà: Mục đích nói chuyện để anh Quang có trách nhiệm với cháu bé.

Luật sư Triển: Quang nói thế nào?

Hà: Không thừa nhận là con. Không thừa nhận thì sau khi Lâm sinh sẽ xét nghiệm AND.

Luật sư Triển: Có hàng xóm hay ai trong nhà không?

Hà: Có mấy người đàn ông trong nhà, có tôi, em tôi và mấy người đần ông. Sau khi nói chuyện có người nhà anh Quang đến và nói: “Vợ chồng mày không sợ. Có tao”. Tôi dẫn Lâm ra ngoài, người đó đuổi theo chửi tôi và em Tôi nói lại.
Luật sư Triển: Khi nào có dân phòng đến?
Hà: Lát sau có 3 chú dân phòng đến, đến trước khi dẫn xe ra ngoài. Khi dẫn xe về 3 chú vẫn ở đó.

Luật sư Triển: Biết anh Tình là ai không?

Hà: Không

Luật sư Triển: Việc Tình mang dao đến, đập vào ấm chén có biết không?

Hà: Không biết vì đang ở ngoài.
Hỏi Tình:

Luật sư Triển: Bị cáo đặt vấn đề với anh Quang là bán xe lấy tiền nuôi con được anh Quang đồng ý có đúng không?

Tình: Đúng ạ.

Hỏi Tuấn:


Luật sư Triển: Khi sự việc xảy ra, công an thôn có mặt tại đấy đúng không?

Tuấn: Đúng ạ.

Luật sư Triển: Khi anh đến, Hà có trong nhà Quang không?

Tuấn: Không có trong nhà.

Luật sư Triển: Anh Quang có tự nguyện viết giấy giao xe không?

Tuấn: Cháu thấy anh Quang viết giấy tự nguyện.

Hỏi Sơn:

Luật sư Triển: Lời khai của anh Tình và anh Tuấn có đúng không?

Sơn: Đúng ạ.

Luật sư Triển: Anh Quang không tiền nên viết giấy bán xe để lấy tiền nuôi con có đúng không?

Tuấn: đúng ạ

Hỏi Quang: Anh quan hệ với chị Lâm 2 lần, 1 lần cưỡng bức, 1 lần đi nhà nghỉ có đúng không?

Quang: Không đúng ạ. Hai bên quan hệ tự nguyện

Luật sư Triển: Anh có khẳng định đứa bé đó là con của anh không?

Quang: Không ạ.


Luật sư Triển: Anh có biết đứa bé ở đâu không?

Quang: Không ạ.

Luật sư Triển: Có việc họ đến nhà có một số người bạn bè hàng xóm có trong nhà không?

Quang: Có ạ

Luật sư  Triển: Khi sự việc xảy ra có công an thôn không? Công an thôn đến trước hay sau khi dắt xe ra?

Quang: Có ạ. Đến trước khi dắt xe ra

Luật sư Triển: Lời khai của một số bị cáo khai rằng, anh tự nguyện viết giấy bán xe có đúng không?

Quang: Không ạ. Tình yêu cầu viết giấy bán xe.

Luật sư Triển: Chỉ có 1 mình Tình Phải không?
Quang: Tình đọc cho viết

Luật sư Triển: Ngoài Tình yêu cầu viết giấy ra, ngoài ra có ai yêu cầu nữa không?

Quang: Không ạ.

Hỏi Huyền:

Luật sư Triển: Ngày mùng 5/2, chị viết đơn. Ngày mùng 6 chị rút đơn có đúng không?

Huyền: Vâng ạ
Luật sư Triển: Ai là người ép chồng chị viết giấy bán xe đó?

Huyền: Có anh Tình yêu cầu lấy giấy bút viết theo lời anh đọc, viết giấy bán xe 20 triệu đồng

Luật sư Triển: Ngoài ra còn ai nữa không?

Huyền: Tình yêu cầu viết nợ 30 triệu nữa. Tôi không đồng ý vì đấy là xe của tôi nhưng Tình vẫn yêu cầu đưa ra xem.

Chủ tọa hỏi Tình:

Chủ tọa: Khi bị cáo ép Quang viết giấy bán xe các bị cáo có ai phản đối không?
Tình: Không có ai.

Chủ tọa hỏi Quang: Khi Tình ép anh viết giấy bán xe có ai phản đối không?
Quang: Không ạ
Luật sư Triển hỏi Tình: Khi ở trong nhà, anh đạp chén có ai ở đó? Tình: Có vợ chồng anh Quang, Hường, Sơn, Tuấn, Lâm Luật sư Lại Xuân Cường - Văn phòng Luật sư Vì dân hỏi Quang: Anh biết anh có quan hệ với chị Lâm tại sao không nhận con? Sau đó 1 số người đến, anh mới nhận đúng không? Quang: Đúng ạ? Luật sư Cường: Anh có đề nghị gì không? Quang: Đề nghị tòa xử theo pháp luật. Xin tòa xem xét giảm mức án  nhẹ nhất cho các bị cáo Luật sư Cường hỏi Thắng: Khi gọi Tuấn lên có đề nghị về việc giải quyết này không? Thắng: Không ạ.
Luật sư Cường hỏi Tình: Khi đó, Tình ở nhà. Đức gọi Tình nói gì không?

Tình: Đức nói là có chuyện nên em mang dao đi phòng thân thôi.

10'50': Chủ tọa: Bị cáo Đông đứng dậy.

Bị cáo thấy các bị cáo khai trước tòa có đúng không?

Đông: Khi bị cáo vào trong nhà Quang, bị cáo chỉ đứng xem

Chủ tọa: Bị cáo xem được những gì?

Đông: Bị cáo thấy Quang nhận cái thai của chị Lâm là của mình

Chủ tọa: Ai là người gọi bị cáo đến?

Đông: Chị bị cáo gọi đến để đèo về

Chủ tọa: Bị cáo có hỏi đến đó để làm gì không?

Đông: Bị cáo lên tới đó mới biết

Chủ tọa: Bị cáo có gọi ai lên không?

Đông: Bị cáo không

Chủ tọa: Nếu bị cáo không đến và tham gia vào cùng các bị cáo khác bị truy tố về tội cướp tài sản có đúng không?

Đông: Bị cáo thấy không đúng. Lúc chiếm đoạt chiếc xe bị cáo không biết, bị cáo chỉ tham gia vào quá trình trả xe cho Quang.

Chủ tọa: Nếu không có sự tham gia của bị cáo,  anh Quang có sợ không?

Đông: Có ạ

Chủ tọa: Bị cáo thấy truy tố bị cáo với vai trò đồng phạm có đúng không?

Đông: Đúng

Chủ tọa: Bị cáo nhận thức về việc làm của mình có đúng không?

Đông: Bị cáo thấy sai

10'45': Hỏi Sơn:

Chủ tọa: Bị cáo thấy việc Tình sử dụng dao có nguy hiểm không?

Sơn: Có nguy hiểm

Chủ tọa: Việc Lâm có thai với quang là có thật, việc này có thể giải quyết bằng cách khác được không?

Bị cáo: Có ạ

10’30’: Hỏi Đức:

Chủ tọa: Ai gọi? Hành vi Tình trong nhà có đúng như lời khai của Tuấn không?

Đức: Đúng.

 

Chủ tọa: Bị cáo nhận thức gì về hành vi của mình?

Đức: Bị cáo biết là bị cáo đã sai pháp luật, nóng vội. Nhưng bị cáo cảm thấy bị truy tố cướp tài sản là đúng nhưng nặng.

Chủ tọa: Bị cáo gọi Tình đến mà mang theo dao đến thì có nguy hiểm không?

Đức: Không biết Tình mang theo dao.

Chủ tọa: Bị cáo có thấy hành vi của Tình nguy hiểm. Rõ ràng là người bị trấn áp quá lo sợ đúng không?

10h15':Hỏi Tình:

Chủ tọa: Lời khai của Đức có  đúng không?

 

Tình: Đúng.

Chủ tọa: Khi biết chuyện Quang quan hệ với Lâm thì bị cáo bức xúc vì chuyện ấy theo Tình là không đúng.

Có cách giải quyết khác đúng pháp luật k?

Bị cáo mang dao gì?

Tình: Mang theo dao thái rau, giao nộp cho công an.

Chủ tọa: Hành vi như thế nào?

Tình: Dắt sau lưng, nghe chuyện xong lấy dao đập xuống chiếu vỡ chén

Chủ tọa: Có thấy hành vi đó anh Quang sợ không?

Tình: Có

Chủ tọa: Ai dắt xe, ai lấy chứng minh thư

Tình: Bị cáo dắt xe, ép bán xe, còn người nhà gọi điện về lấy chứng minh thư chị Lâm

Chủ tọa: Bị cáo nhận thức như thế nào về hành vi  của mình

Tình: Bị cáo sai, hành vi nguy hiểm.

Chủ tọa: Dùng dao nguy hiểm không?

Tình: Có nguy hiểm. Bị cáo mang dao phòng thân, đến nơi bị cáo mới biết.

Chủ tọa: Biết như vậy nhưng không xử sự đúng pháp luật nên phải đứng trước vành móng ngựa.

10h: Chủ tọa hỏi: Nội dung cáo trạng VKS đọc có giống nội dung cáo trạng các bị cáo nhận được có đúng không?

Tất cả nói đúng.

Chủ tọa: Tối 4/2 tại gia đình bị cáo xảy ra chuyện gì?

Bị cáo Hà: Cả nhà ngồi ăn cơm rồi bố mẹ  đi chúc tết. Anh trai thấy chị Lâm có vẻ khác liền hỏi Lâm.
Lâm nói, Quang khống chế bắt Lâm sinh hoạt tình dục,

Cả nhà bức xúc. Lâm muốn nhờ anh chị nói chuyện với Quang để Quang có trách nhiệm với đứa bé, không cần có trách nhiệm với Lâm. Không đúng như cáo trạng nói là nhà bàn bạc bắt anh Quang đưa tiền. Tại nhà chỉ có Hà, Hải, Hường, Lâm, Sơn
Tòa hỏi: 5 anh em bàn nhau lên nhà anh Quang làm gì?

Bị cáo Hà: Chỉ yêu cầu anh Quang có trách nhiệm với đứa trẻ. Lâm, Hà xin phép vào nói chuyện, Huyền mời tôi vào nói chuyện. Có khoảng 5 người đàn ông ở đó về để nói chuyện riêng. Chị Huyền nói không cần , toàn người nhà.

Trình bày chuyện chị Lâm với anh Quang, chị Huyền nói, có khi đó là con của người khác ở trong khu công nghiệp.
Bị hại Quang
Bị hại Quang
Một người đàn ông vào nói: Vợ chồng mày không phải sợ, có tao ở đây. Tôi gọi Lâm đi ra ngoài, có người đuổi theo,

Chủ tọa: Dừng lại, ai là người gọi Đông đến?

Hà: Tôi gọi, nhà Quang cho người ném gạch đuổi chúng tôi.

Chủ tọa: Sơn có đón Đông đến không?

Hà: Tuấn Anh và Đông vào, còn chúng tôi ở ngoài hoảng loạn vì đang bị người nhà Quang đe dọa.

Chủ tọa: Sau Đông, Sơn còn những ai đến nữa?

Hà: Không biết ai đến do đang đứng nói chuyện với hàng xóm nhà Quang

Chủ tọa: Ai gọi Tuấn, Tình, Đức đến?

Hà: Không biết ai gọi.

Chủ tọa: Ai gọi điện về lấy số chứng minh thư của Lâm?

Hà: Không biết.

Chủ tọa: Ai bắt Quang viết giấy bán xe?

Hà: Không biết, do đang ở ngoài.

9h50': Tòa giữ nguyên quan điểm không chấp nhận tháo còng cho bị cáo Hà. Đại diện Viện kiểm sát giữ quyền công tố bắt đầu đọc cáo trạng.

Những bị can trong vụ án này bao gồm:

1.    Lê Thị Lâm, sinh năm 1987

2.    Nguyễn Thị Hà, sinh năm 1987 (chị dâu Lâm)

3.    Nguyễn Văn Tình, sinh năm 1986

4.    Nguyễn Hữu Thắng, sinh năm 1982

5.    Nguyễn Anh Tuấn, sinh năm 1982

6.    Nguyễn Tiến Đức, sinh năm 1984

7.    Lê Văn Sơn, sinh năm 1983

8.    Lê Thị Hường, sinh năm 1978

9.    Nguyễn Hữu Đông, sinh năm 1991

9h42': Chủ tọa giữ nguyên quan điểm không chấp nhận tháo còng tay cho bị cáo để đảm bảo an ninh phiên tòa. Luật sư Triển lên tiếng: Phiên tòa kể cả liên quan an  ninh quốc gia đều có thể mở khóa tay cho bị cáo tại tòa. Vụ nào tôi tham gia cũng mở khóa, thậm chí chủ tọa chủ động đề nghị mở khóa cho bị cáo. Tôi đề nghị tòa trích dẫn thông tư quy định việc không tháo còng để đảm bảo an ninh phiên tòa.
Các bị cáo tại phiên tòa
Các bị cáo tại phiên tòa
Chủ tọa nói: "Đề nghị đại diện VKS trả lời". Đại diện VKS cho biết đã có văn bản liên nghành quy định, số văn bản thông tư này tôi không có tại đây. Về định  giá tài sản, nếu có tài liệu chứng mình chúng tôi sai, chúng tôi sẽ giải quyết".

9h34': Chủ tọa phiên tòa không chấp nhận mở khóa tay, vị này cho rằng đây là quy định đảm bảo an toàn cho phiên tòa. Về chuyện định giá, Hội đồng xét xử sẽ xem xét lại biên bản. Luật sư Triển đề nghị trích dân điều luật thông tư cho rằng không mở khóa tay cho bị cáo.

Luật sư Trần Đình Triển cho rằng công tác giám định định giá tài sản không chuẩn xác, đề nghị đưa xe máy, điện thoại, mũ bảo hiểm ra. Luật sư đề nghị trưng con dao là vật chứng tại phiên tòa.

9h30': Các bị cáo và bị hại không đề nghị thay đổi ai trong Hội đồng xét xử. Luật sư bào chữa cho bị cáo Hà và Lâm đề nghị tòa ra lệnh mở khóa cho bị cáo Hà.
9h10': Tòa bước vào phần thẩm tra căn cước, lai lịch các bị cáo. Luật sư bào chữa cho Lê Thị Lâm, Nguyễn Thị Hà là ông Trần Đình Triển. Riêng bị cáo Đức tự bào chữa.
Anh Trần Văn Quang (SN 1976, ĐKHKTT: Xóm 11, Xuân Diện, Hương Sơn, Hà Tĩnh, trú tại khu tập thể nhà máy 382, tổ 35, thị trấn Đông Anh, Hà Nội) có quan hệ tình dục với chị Lê Thị Lâm, dẫn tới Lâm có thai. Khi sắp đẻ, Lê Thị Lâm bỏ về quê, nói chuyện với gia đình và bàn cách giải quyết.

Đến khoảng 22h30’, ngày 4/2/2011, Lâm cùng Lê Văn Sơn (anh ruột Lâm), Nguyễn Thị Hà (chị dâu Lâm, vợ Sơn), Lê Văn Hải (sinh năm 1981, anh ruột Lâm) đến nhà anh Quang, mục đích bắt anh Quang có trách nhiệm và đưa 50.000.000 đồng để Lâm đi phá thai.

Anh Quang công nhân có quan hệ với Lâm, nhưng không có tiền nên Lâm và đồng bọn ra ngoài để gọi thêm người, Nguyễn Thị Hà gọi điện cho Nguyễn Hữu Đông (sinh năm 1991, em ruột Hà) và Nguyễn Tuấn Anh (sinh năm 1984, trú tại tổ 61, thị trấn Đông Anh) đến và gọi thêm người hỗ trợ nên Tuấn Anh rủ thêm Nguyễn Hữu Thắng (tức Thi), Thắng gọi điện cho Nguyễn Anh Tuấn (Tuấn rủ thêm Nguyễn Tiến Đức (em ruột Tuấn) và Nguyễn Văn Tình, (bạn Tuấn) cùng đến nhà anh Trần Văn Quang và chị Nguyễn Thị Huyền (sinh năm 1979, vợ anh Quang).

Lâm cùng đồng bọn bắt anh Quang nhận là cha thai nhi của Lâm và phải bồi thường số tiền 50.000.000 đồng , nhưng anh Quang bảo không có tiền thì bị Đức xông vào đạp một phát vào mặt Quang. Tình rút ra một con dao thái dài 27cm, đập vỡ chén uống nước nhà anh Quang để đe dọa.

Thấy chiếc HONDA Wave RSX biển kiểm soát 38P1-9416 CỦA Anh Quang dựng trước cửa nhà , Tình bắt vợ chồng anh Quang lấy giấy bút đọc và ép anh Quang viết giấy bán xe cho Lâm với giá 20.000.000 đồng  và bắt anh Quang đưa chìa khóa xe, giấy đăng ký xe cho Lâm cầm.

Sau khi chiếm đoạt được chiếc xe máy, Tình lấy 2 chiếc điện thoại của chị Huyền để trên tủ lạnh , Tình đã lấy và tháo 2 sim điện thoại trả Quang còn 2 chiếc điện thoại đưa cho Lê Thị Lâm, sau đó cả bọn đi về. Tổng giá trị tài sản của vợ chồng anh Quang bị chiếm đoạt là: 26.650.000 đồng (Hai sáu triệu sáu trăm năm mươi ngàn đồng).%

Những bị can trong vụ án này bao gồm:

1.    Lê Thị Lâm, sinh năm 1987

2.    Nguyễn Thị Hà, sinh năm 1987 (chị dâu Lâm)

3.    Nguyễn Văn Tình, sinh năm 1986

4.    Nguyễn Hữu Thắng, sinh năm 1982

5.    Nguyễn Anh Tuấn, sinh năm 1982

6.    Nguyễn Tiến Đức, sinh năm 1984

7.    Lê Văn Sơn, sinh năm 1983

8.    Lê Thị Hường, sinh năm 1978

9.    Nguyễn Hữu Đông, sinh năm 1991

Thảo Lăng- Nguyễn Tiến