Giàn khoan 981 Trung Quốc |
Để làm giảm tình hình căng thẳng khu vực Biển Đông, Philippines đề xuất một phương án 3 giai đoạn, chuẩn bị tranh thủ sự ủng hộ của các nước thành viên ASEAN tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN tổ chức vào tuần tới.
Sáng kiến của Philippines là phương án hành động 3 bước gồm "lập tức", "trung hạn" và "cuối cùng", giải quyết tranh chấp lãnh thổ Biển Đông.
Giai đoạn lập tức, các bên liên quan chấm dứt các hoạt động có thể khiến cho căng thẳng leo cao ở Biển Đông, bao gồm xây mới công trình trên các đảo, đá ngầm;
Giai đoạn trung hạn, thực hiện hoàn toàn và có hiệu quả Tuyên bố về hành vi ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), đồng thời đẩy nhanh xây dựng Bộ quy tắc ứng xử Biển Đông (COC) có ràng buộc pháp lý;
Giai đoạn cuối cùng, muốn đưa ra cơ chế giải quyết, trên cơ sở luật pháp quốc tế, xử lý triệt để tranh chấp Biển Đông, bao gồm cơ chế trọng tài quốc tế.
Trung Quốc dùng tàu chiến xâm phạm vùng biển chủ quyền của Việt Nam (trong ảnh), ý đồ của Trung Quốc là biến vùng biển chủ quyền của Việt Nam và các nước ven Biển Đông thành vùng biển có tranh chấp. |
Bộ Ngoại giao Philippines tuyên bố cho rằng, vào hạ tuần tháng 6 năm 2014, Philippines đã đưa ra phương án trên - đây cũng chính là lúc Trung Quốc hạ đặt (phi pháp) giàn khoan 981 (tại vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam).
ASEAN có kế hoạch tổ chức Hội nghị Bộ trưởng thường niên tại thủ đô Naypyidaw, Myanmar từ ngày 8 đến ngày 10 tháng 8 năm 2014, Philippines sẽ tìm kiếm sự ủng hộ tại hội nghị này đối với phương án hành động 3 bước nêu trên.
Tuyên bố cho biết, căng thẳng Biển Đông đã ảnh hưởng đến quan hệ giữa các nước, làm trầm trọng hơn sự hoài nghi lẫn nhau, tạo ra khả năng xung đột, vì vậy cộng đồng quốc tế phải áp dụng hành động quyết đoán.
Bộ Ngoại giao Philippines nhấn mạnh, trong tình hình không ảnh hưởng đến chủ trương lãnh thổ của các bên, phương án này có thể xử lý các hành động lien quan đến khiêu khích hoặc phá hoại sự ổn định.
Hành động khủng bố, cướp biển cấp nhà nước của Trung Quốc ở vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam: đâm chìm tàu cá, định đâm chìm tàu chấp pháp của Việt Nam, mưu đồ biến vùng biển không có tranh chấp thành vùng biển tranh chấp. |
Tháng 1 năm 2013, Philippines đưa tranh chấp Biển Đông ra trọng tài quốc tế, nhưng Trung Quốc nhiều lần tuyên bố không tham gia trọng tài, thậm chí xâm phạm nghiêm trọng vùng biển chủ quyền của Việt Nam..., bất chấp luật pháp quốc tế.