Nhìn từ trận thua Everton: Man Utd không cần Kaka, mà cần là Quỷ Đỏ

22/08/2012 08:00
Trần Long
(GDVN) - Tại sao Man Utd lại có biệt danh là Quỷ Đỏ? Câu trả lời nằm ở chính trận thua Everton, khi Marouane Fellaini chỉ ra điều đó.
Luôn có điều gì đó không ổn khi Man Utd bắt đầu một mùa giải mới, và khi nó được hiển hiện từ sớm thì người ta lại cho rằng Quỷ Đỏ sẽ “đi chậm về nhanh”. Không, đó không phải là cái vận, đó là điểm yếu mà Man Utd đã có từ khi họ chia tay một trong những người đội trưởng giỏi nhất trong lịch sử: Roy Keane.
Luôn có điều gì đó không ổn khi Man Utd bắt đầu một mùa giải mới, và khi nó được hiển hiện từ sớm thì người ta lại cho rằng Quỷ Đỏ sẽ “đi chậm về nhanh”. Không, đó không phải là cái vận, đó là điểm yếu mà Man Utd đã có từ khi họ chia tay một trong những người đội trưởng giỏi nhất trong lịch sử: Roy Keane.
Trận khai màn trước Everton đã nói lên điều đó. Sự tập trung vào tính chính xác trong chiến thuật, thể hiện qua lối đá tạt cánh đánh đầu và chạy nhanh, đã bị phá hủy bởi một cầu thủ mà sức mạnh thể chất và chiều cao vượt trội của anh ta khiến trận đấu thay đổi. Marouane Fellaini quá khỏe, và khi anh bôi thêm sự sáng tạo vào trong lối đá của mình, hàng tiền vệ của Man Utd gần như tê liệt.
Trận khai màn trước Everton đã nói lên điều đó. Sự tập trung vào tính chính xác trong chiến thuật, thể hiện qua lối đá tạt cánh đánh đầu và chạy nhanh, đã bị phá hủy bởi một cầu thủ mà sức mạnh thể chất và chiều cao vượt trội của anh ta khiến trận đấu thay đổi. Marouane Fellaini quá khỏe, và khi anh bôi thêm sự sáng tạo vào trong lối đá của mình, hàng tiền vệ của Man Utd gần như tê liệt.
Những vụ mua bán gần đây của Sir Alex Ferguson có thể nói là khiến các đội bóng khác ghen tị, một Vua phá lưới (Robin Van Persie) và một hòn ngọc Viễn Đông (Shinji Kagawa). Nhưng thực sự nó có “ra quả” hay không, khi đó là những cầu thủ đá ở trên, trong khi khâu phòng ngự (căn bản) lại chưa được thực sự đảm bảo?
Những vụ mua bán gần đây của Sir Alex Ferguson có thể nói là khiến các đội bóng khác ghen tị, một Vua phá lưới (Robin Van Persie) và một hòn ngọc Viễn Đông (Shinji Kagawa). Nhưng thực sự nó có “ra quả” hay không, khi đó là những cầu thủ đá ở trên, trong khi khâu phòng ngự (căn bản) lại chưa được thực sự đảm bảo?
Thực tế thì họ đang có Michael Carrick, Darren Fletcher và Tom Cleverley. 2 người đầu tiên đều ở mức vững chắc, nhưng họ không có được cái uy dũng lẫn sức mạnh thể chất để khiến đối thủ phải khiếp sợ. Tom Cleverley thì còn cần thời gian để tiến bộ. Còn Anderson thì vốn không phải là dạng cầu thủ lấy thịt đè người. Tựu chung lại thì họ đều không có được cái sức mạnh đáng sợ như Roy Keane từng có.
Thực tế thì họ đang có Michael Carrick, Darren Fletcher và Tom Cleverley. 2 người đầu tiên đều ở mức vững chắc, nhưng họ không có được cái uy dũng lẫn sức mạnh thể chất để khiến đối thủ phải khiếp sợ. Tom Cleverley thì còn cần thời gian để tiến bộ. Còn Anderson thì vốn không phải là dạng cầu thủ lấy thịt đè người. Tựu chung lại thì họ đều không có được cái sức mạnh đáng sợ như Roy Keane từng có.
Mà không chỉ có Roy Keane, lịch sử Man Utd luôn có dấu ấn rất lớn của những tên tuổi không nổi bật vì một lối chơi hào hoa phong nhã. Không có những cú chuồi bóng của Pat Crerand, Denis Law, Bobby Charlton và George Best chưa chắc đã đưa Man Utd trở lại với đỉnh cao cuối thập niên 1960. Trước thế hệ của Roy Keane là Bryan Robson, cựu đội trưởng đưa Man Utd tới chức vô địch Premier League đầu tiên. Và còn một người nữa: Nicky Butt, người chơi toàn bộ trận chung kết Champions League 1999 khi Keane bị treo giò.
Mà không chỉ có Roy Keane, lịch sử Man Utd luôn có dấu ấn rất lớn của những tên tuổi không nổi bật vì một lối chơi hào hoa phong nhã. Không có những cú chuồi bóng của Pat Crerand, Denis Law, Bobby Charlton và George Best chưa chắc đã đưa Man Utd trở lại với đỉnh cao cuối thập niên 1960. Trước thế hệ của Roy Keane là Bryan Robson, cựu đội trưởng đưa Man Utd tới chức vô địch Premier League đầu tiên. Và còn một người nữa: Nicky Butt, người chơi toàn bộ trận chung kết Champions League 1999 khi Keane bị treo giò.
Lý do vì sao Man Utd được đặt biệt danh là Quỷ Đỏ? Đó là vì Sir Matt Busby. Sau thảm họa Munich 1959, Busby không còn muốn đội bóng của ông được gọi là “Những đứa trẻ của Busby” (Busty’s Babes) nữa, ông chọn “Quỷ Đỏ” vì nghĩ rằng biệt danh đó đáng sợ với đối thủ hơn là hình ảnh những em bé thiên thần. Đúng vậy, Busby muốn đội bóng của mình phải luôn sẵn sàng đưa đối thủ xuống địa ngục, không phải bằng một chiến thắng thông thường mà là phải bằng một thắng lợi tàn nhẫn, không chút khoan dung.
Lý do vì sao Man Utd được đặt biệt danh là Quỷ Đỏ? Đó là vì Sir Matt Busby. Sau thảm họa Munich 1959, Busby không còn muốn đội bóng của ông được gọi là “Những đứa trẻ của Busby” (Busty’s Babes) nữa, ông chọn “Quỷ Đỏ” vì nghĩ rằng biệt danh đó đáng sợ với đối thủ hơn là hình ảnh những em bé thiên thần. Đúng vậy, Busby muốn đội bóng của mình phải luôn sẵn sàng đưa đối thủ xuống địa ngục, không phải bằng một chiến thắng thông thường mà là phải bằng một thắng lợi tàn nhẫn, không chút khoan dung.
Mà để đạt tới một thắng lợi như thế trong bóng đá, cái đẹp là chưa đủ, Man Utd còn cần cơ bắp nữa. Mà sau trận ra quân, có vẻ như họ không có (hoặc có ít) điều đó. Fellaini (và trước đó là Yaya Toure) chính là người đã khai sáng điểm yếu ấy, vấn đề chỉ là liệu Man Utd có cách nào khắc phục không.
Mà để đạt tới một thắng lợi như thế trong bóng đá, cái đẹp là chưa đủ, Man Utd còn cần cơ bắp nữa. Mà sau trận ra quân, có vẻ như họ không có (hoặc có ít) điều đó. Fellaini (và trước đó là Yaya Toure) chính là người đã khai sáng điểm yếu ấy, vấn đề chỉ là liệu Man Utd có cách nào khắc phục không.
Trần Long