Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 4/3 đã có bài phát biểu công khai bày tỏ lập trường rõ ràng của ông về vấn đề Ucraine hiện nay mà cộng đồng quốc tế đang đặc biệt quan tâm tới phản ứng của Moscow.
|
Tổng thống Nga Vladimir Putin |
Ông Putin khẳng định, Nga sẽ không đi đến chiến tranh với những người Ucraine, nhưng có quyền sử dụng quân đội để bảo vệ dân tộc Nga nếu họ bị đe dọa bởi sự cố gắng dùng bạo lực chống lại dân thường của chính quyền Kiev hiện nay.
Tổng thống Putin nhấn mạnh thêm rằng, ông chưa có nhu cầu hành động quân sự tại Ucraine như đã được Thượng viện phê chuẩn mà Kiev và phương Tây đang đặc biệt quan tâm.
Ông Putin cũng giải thích rằng các hành động của các nhà hoạt động cấp tiến ở Ucraine, trong đó gồm sỉ nhục công khai và việc giết hại một kỹ sư Nga tại nước này là lý do khiến ông lựa chọn triển khai quân sự để ngăn chặn bất kỳ nỗ lực để nhắm mục tiêu thường dân Ucraine.
Ngoài ra, việc triển khai lực lượng đến Crimea của Nga là nhằm để đáp ứng lời kêu gọi giúp đỡ của chính quyền bán đảo này và điều đó hoàn toàn hợp pháp, ông nói thêm.
|
Hạm đội Baltic tập trận tại biên giới giáp Ucraine. |
Tổng thống Putin cũng đã bác bỏ quan điểm cho rằng những người có vũ trang mặc quân phục không có phù hiệu hiện đang có mặt tại Crimea là những người lính Nga. Ông nói rằng họ là thành viên của lực lượng tự vệ Crimea. Họ đã được trang bị tốt hơn, nhưng không được đào tạo so với một số tay súng cực đoan tham gia lật đổ Tổng thống Viktor Yanukovych.
Ông đảm bảo rằng cuộc tập trận bất ngờ ở phía tây nước Nga, giáp biên giới Ucraine vừa kết thúc, không liên quan tới tình hình ở Ucraine.
Mối đe dọa xử phạt là phản tác dụng
Khi được hỏi về những lời chỉ trích lập trường của Nga đối với Ucraine, ông Putin bác bỏ những cáo buộc cho rằng Moscow đã hành động bất hợp pháp. Ông nói rằng ngay cả khi Nga sử dụng vũ lực ở Ucraine, cũng sẽ không vi phạm luật pháp quốc tế.
Đồng thời, ông cũng đặt ra câu hỏi rằng liệu Mỹ và các đồng minh khi họ sử dụng lực lượng quân sự theo đuổi lợi ích quốc gia của mình có phạm pháp hay không.
|
Cuộc biểu tình chống chính phủ Yanukovych tại quảng trường Độc lập ở Kiev. |
Đối với các biện pháp trừng phạt Nga phải đối mặt, ông Putin cho biết những kẻ đe dọa trước tiên nên suy nghĩ về những hậu quả mà bản thân mình sẽ phải gánh chịu nếu đi theo con đường đó.
Tổng thống Nga cũng cảnh báo các mối đe dọa chống lại Nga hiện nay đều phản tác dụng và nói thêm rằng Moscow sẽ không bận tâm nếu G8 "tẩy chay" hội nghị tại Sochi.
Nhà lãnh đạo Nga đã bày tỏ sự đồng tình với những người biểu tình Maidan và bác bỏ nhận định cho rằng đó là một cuộc đảo chính. Ông cho biết, người Ucraina đã có một lý do chính đáng để phản đối chống lại chính quyền Yanukovich tham nhũng. Nhưng ông phản đối cách lật đổ chính quyền này một cách bất hợp pháp vì nó sẽ làm suy yếu sự ổn định chính trị trong nước.
"Tôi nghiêm túc phản đối hình thức này (quá trình chuyển đổi quyền lực) ở Ucraine, và bất cứ nơi nào trong khối thành viên của Xô Viết trước đây. Điều này không giúp ích cho một nền văn hóa tuân thủ pháp luật. Nếu ai đó được phép hoạt động theo cách này, sau đó tất cả mọi người đều học theo. Và điều này có nghĩa là hỗn loạn. Đó là điều tồi tệ nhất có thể xảy ra với một đất nước có một nền kinh tế không ổn định và một hệ thống chính trị không vững vàng", ông Putin giải thích.
|
Nga đã cho phép Yanukovych tới trú ẩn vì lí do nhân đạo. |
Putin cho biết, ông không hay biết gì về sự tồn tại của những tay súng bắn tỉa trong cuộc biểu tình tại Maidan hồi tháng trước cũng như bất kỳ kế hoạch nào của chính phủ Yanukovich sử dụng vũ lực chống lại người biểu tình. Ông cho rằng các tay súng trên có thể là thành viên của phe đối lập.
Yanukovych chắc chắn bất lực ở Ucraine, nhưng nói về mặt pháp lý ông là Tổng thống hợp pháp của đất này, ông Putin nói. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Nga thừa nhận rằng ông không nhìn thấy tương lai chính trị của Yanukovych. Putin nói thêm rằng Nga cho phép Yanukovych đến lãnh thổ của mình vì những lý do nhân đạo.
Trong cuộc phỏng vấn, Putin cho biết, ông không xem chính phủ Kiev hiện nay là hợp pháp nên không thể tổ chức tham vấn.
Ông ủng hộ một giải pháp hòa bình cho vấn đề Ucraine hiện nay là tuân thủ thỏa thuận ngày 21/2 giữa Yanukovych và phe đối lập. Theo đó, Ucraine sẽ cần phải cải tổ hiến pháp, tổ chức bầu cử sớm để thành lập một chính phủ hợp pháp mới.
Nhà lãnh đạo Nga cũng cảnh báo phương Tây về quan điểm của họ đối với sự thay đổi quyền lực ở Ucraine gần đây. Moscow xem đó là một cuộc "đảo chính", còn phương Tây gọi là "cách mạng".
Ông Putin cảnh báo rằng nếu Ucraine đã trải qua cách mạng, thì đất nước này sẽ trở nên khác trước và Moscow có thể xem điều đó có nghĩa là nước này có quyền không còn bị ràng buộc với bất kỳ hiệp ước nào đã ký kết trước đó với Ucraine.
Nguyễn Hường