Biên đội máy bay chiến đấu J-11 của Không quân Trung Quốc |
Mạng quân sự sina Trung Quốc ngày 1 tháng 7 đưa tin, một quan chức cấp cao Không quân Mỹ cho biết, nếu máy bay chiến đấu tàng hình F-22 Mỹ gặp mối đe dọa không đối không, tỷ lệ sát thương của F-22 đối với máy bay chiến đấu J-11 của Không quân Trung Quốc là 30 : 1.
Chuyên gia Không quân Trung Quốc, Đại tá Vương Minh Lượng không đồng ý với tuyên bố trên, cho rằng, Quân đội Mỹ từng tiến hành rất nhiều cuộc diễn tập đối kháng giữa F-22 với máy bay thế hệ thứ ba,
số liệu đưa tin phổ biến gây ngạc nhiên, tổn thất 1 chiếc F-22 có thể bắn rơi 30, 50 thậm chí 80 chiếc máy bay thế hệ thứ ba, con số này có giá trị tham khảo nhất định, nhưng không nên coi trọng nó quá.
So với máy bay thế hệ thứ ba, máy bay thế hệ thứ tư có ưu thế “một chọi một” rất rõ ràng, nhưng ưu thế của nó “trong hệ thống” chưa chắc có thể phát huy.
Cụm máy bay chiến đấu tàng hình F-22 Không quân Mỹ có năng lực tấn công rất mạnh |
Nếu không quân có hệ thống phát hiện mục tiêu hoàn chỉnh, có thể phát hiện mục tiêu địch bằng nhiều thủ đoạn như vệ tinh, cảnh giới trên không, tính năng tàng hình của máy bay thế hệ thứ tư sẽ giảm đáng kể.
Ngoài ra, phương pháp tác chiến phù hợp cũng có thể tiếp cận và tiến hành tấn công máy bay thế hệ thứ tư. Cuối cùng, trong môi trường tác chiến cụ thể, tính năng của F-22 cũng sẽ giảm đáng kể.
F-22 của Quân đội Mỹ chủ yếu triển khai ở tuyến 1 Guam của chuỗi đảo thứ 2, bay đến Tây Thái Bình Dương tác chiến, thời gian hoạt động trên không ngắn.
Khoảng cách bay lớn hơn nhiều J-11 Trung Quốc, thực sự tác chiến ở Tây Thái Bình Dương thì số lượng F-22 không địch nổi máy bay chiến đấu Trung Quốc. Vì vậy, ở mức độ nhất định, ưu thế về số lượng của máy bay chiến đấu Trung Quốc có thể ngăn cản ưu thế chất lượng của Quân đội Mỹ.
Máy bay chiến đấu J-11BS Hải quân Trung Quốc |
Trong khi đó, các hình ảnh trên diễn đàn quân sự Trung Quốc cho thấy, máy bay chiến đấu J-11A do Tập đoàn công nghiệp máy bay Thẩm Dương Trung Quốc sản xuất đã được nâng cấp bộ cảm biến,
mặc dù không được đưa tin chính thức, nhưng đến nay đã có 2 trung đoàn máy bay chiến đấu đã tiếp nhận loại máy bay chiến đấu nâng cấp này.
Báo Trung Quốc cũng cho biết, màn hình trong buồng lái của máy bay chiến đấu cũng đã được nâng cấp. Trong khi đó, hệ thống điều khiển hỏa lực sau nâng cấp cho phép máy bay này sử dụng tên lửa không đối không cự ly trung bình R-77 do Nga chế tạo hoặc PL-10 do Trung Quốc tự chế tạo. Nhưng, hình ảnh hiện nay không thể xác nhận việc nâng cấp này.
Hầu như không có thông tin có thể kết luận radar của J-11A cũng đã được nâng cấp, tuy nhiên, Trung Quốc đã đạt được tiến triển rất lớn về radar mảng pha quét điện tử chủ động mới.
Máy bay chiến đấu J-15 Trung Quốc huấn luyện cất hạ cánh trên tàu sân bay Liêu Ninh |
Máy bay chiến đấu J-10B và J-20 đều đã trang bị radar mảng pha quét điện tử chủ động, công nghệ này cũng có thể được dùng để nâng cấp J-11A.
Một loại phương án nâng cấp radar tiềm năng có thể gồm cả mũ phi công. Việc cải tiến tương tự cũng đang tiến hành ở không ít máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư phương Tây. Máy bay chiến đấu J-11A của Tập đoàn công nghiệp máy bay Thẩm Dương được lắp ráp theo hợp đồng ký kết với Công ty Sukhoi Nga vào năm 1998.
Dựa vào hợp đồng khi đó, Trung Quốc sẽ hợp tác với tổ hợp chế tạo máy bay Komsomolsk Nga sản xuất 200 máy bay chiến đấu Su-27SK, linh kiện của máy bay do Komsomolsk cung cấp.
Máy bay ban đầu hợp tác sản xuất được chứng minh không thể đạt được tính năng như yêu cầu, những máy bay này buộc phải tiến hành chế tạo lại dưới sự giúp đỡ của Nga.
Máy bay chiến đấu J-15S hai chỗ ngồi Trung Quốc |
Công ty Sukhoi sau đó nói với tờ "Jane's Defense Weekly" rằng, trình độ chế tạo máy bay chiến đấu J-11A của Tập đoàn công nghiệp máy bay Thẩm Dương đã hơn cả máy bay chiến đấu Su-27 do Sukhoi chế tạo.
Tuy nhiên, Tập đoàn công nghiệp máy bay Thẩm Dương cuối cùng chỉ chế tạo 104 máy bay chiến đấu J-11A, sau đó công ty này đã có hành động phá hoại quan hệ hợp tác kỹ thuật quân sự Trung-Nga,
họ đã sao chép thiết kế của máy bay này và đã sản xuất máy bay chiến đấu J-11B, máy bay chiến đấu J-11BS phiên bản 2 chỗ ngồi, máy bay chiến đấu hải quân J-15 và J-15BS cùng với máy bay chiến đấu đa năng J-16 (thiên về tấn công đối đất) hầu như nội địa hóa toàn bộ.
Tháng 4 năm 2014, có quan chức chính phủ một nước châu Á xác nhận với tờ "Jane's Defense Weekly" rằng, vào năm 2014, Trung Quốc đã trang bị 230 máy bay chiến đấu J-11A và J-11B, số lượng này sẽ đạt 390 chiếc vào năm 2020, đồng thời, Trung Quốc còn có thể sản xuất 100 chiếc máy bay chiến đấu đa năng J-16 trở lên.
Máy bay chiến đấu J-16 Trung Quốc, sao chép máy bay chiến đấu Su-30MK2 của Nga |
Theo bài báo, thiết bị báo động bổ sung cho J-11A sau nâng cấp phải là cảm biến hệ thống cảnh báo tên lửa sóng ngắn tia cực tím, việc nâng cấp này giúp cho máy bay chiến đấu đã có năng lực báo động sự tiếp cận của tên lửa từ mọi hướng.
Đồng thời, thiết bị điện tử hàng không của J-11A cũng đã được nâng cấp, cho dù không thể xác nhận, nhưng một khả năng là đổi lắp “buồng lái thủy tinh” giống như J-11B, từ đó tăng mạnh mức độ thông tin hóa cho máy bay này.