Vị trí Chumar - nơi xảy ra sự việc Quân đội Trung Quốc bắt 5 người chăn nuôi gia súc Ấn Độ |
Tờ "Press Trust of India" Ấn Độ ngày 16 tháng 12 cho biết, Quân đội Trung Quốc vừa vượt biên bắt 5 người dân chăn nuôi (du mục) của Ấn Độ tìm súc vật lạc đường, sau khi Ấn Độ tiến hành giao thiệp, sau 5 ngày, Trung Quốc mới thả họ ra.
Chính phủ Ấn Độ ngày 16 tháng 12 đã giữ kín tiếng về sự kiện này, Bộ trưởng Quốc phòng Antony cho biết, sự kiện này đã được giải quyết ổn thỏa, do tồn tại tranh chấp, "Trung-Ấn xảy ra đối đầu ở biên giới là điều có thể", "giải quyết vấn đề biên giới hai nước không thể chờ đợi kỳ tích". Phát biểu này làm cho những người chủ trương cứng rắn với Trung Quốc không hài lòng.
Tờ "The Times of India" Ấn Độ ngày 16 tháng 12 giới thiệu bối cảnh cho biết, trạm gác của Quân đội Ấn Độ ở Chumar, khu vực Ladakh có thể theo dõi lãnh thổ của Trung Quốc, theo dõi các động thái của Quân đội Trung Quốc, vì vậy nó luôn khiến cho Quân đội Trung Quốc rất không thoải mái.
Về việc Trung Quốc bắt người dân du mục Ấn Độ, tờ "The Times of India" ngày 16 tháng 12 lại cho biết, ngày 5 tháng 12, có 3 người dân chăn nuôi Ấn Độ khi đi tìm gia súc ở khu vực Chumar, Ladakh tại "Tuyến kiểm soát thực tế", đã đụng phải Quân đội Trung Quốc đang đi tuần, bị binh sĩ Trung Quốc bắt giữ, Quân đội Trung Quốc đã giam giữ súc vật của họ.
Theo bài báo, sau khi sự việc xảy ra, Quân đội Ấn Độ lập tức thông qua đường dây nóng và giao thiệp, Quân đội Trung Quốc vào ngày 11 đã thả 3 người này.
Máy bay chiến đấu LCA Tejas cuối cùng sắp đưa vào hoạt động. |
Theo bài báo: "Mặc dù sự việc không leo thang, nhưng trạm gác của Quân đội Ấn Độ ở Chumar từ lâu luôn làm cho Quân đội Trung Quốc không vui vẻ gì. Một loạt trạm giác và đường tiếp tế của Quân đội Ấn Độ ở khu vực Ladakh đều hơn nhiều Quân đội Trung Quốc, trạm gác ở Chumar là một trong số đó".
Mạng tin tức Zee Ấn Độ ngày 16 tháng 12 đăng bài viết "Trung Quốc tiếp tục gây hấn: Quân đội Trung Quốc vượt qua tuyến kiểm soát thực tế, bắt 5 dân chăn nuôi Ấn Độ" cho rằng, Quân đội Trung Quốc đã vượt qua tuyến kiểm soát thực tế vài km, sau khi đến bên phần đất của Ấn Độ đã tiến hành bắt người, ý đồ rõ ràng nhất của họ là tuyên bố khu vực này thuộc sở hữu của Trung Quốc.
Tờ "Press Trust of India" cho rằng, sự kiện như này xảy ra lần đầu tiên. Quân đội Ấn Độ rất kín tiếng đối với sự việc này, tuyên bố vấn đề này đã được giải quyết thiện chí, đồng thời cho biết, người Ấn Độ bị bắt hoàn toàn không phải là người chăn nuôi của phía quân đội, chỉ là dân thường.
Nhưng có nguồn tin cho rằng, Quân đội Ấn Độ yêu cầu tổ chức hội đàm và cảnh báo sự việc này có thể leo thang, khi đó lập trường của Quân đội Trung Quốc mới mềm mỏng hơn.
Theo bài viết, sự kiện này xảy ra sau khi Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh thăm Trung Quốc vào tháng 10 và ký thỏa thuận hợp tác biên phòng, tìm cách tránh đối đầu "tuyến kiểm soát thực tế".
Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ A.K. Antony gần đây cảnh báo cho rằng, đã ký kết thỏa thuận hợp tác biên phòng hoàn toàn sẽ không bảo đảm tương lai khu vực này việc gì cũng không xảy ra.
Binh sĩ Trung Quốc đi tuần ở Tây Tạng |
Tờ "Daily News & Analysis" Ấn Độ ngày 16 dẫn lời Cảnh sát biên giới Ấn Độ cho biết, trước đó đã không cho phép dân chăn nuôi thả gia súc ở gần khu vực xảy ra sự việc, "nhưng hiện nay là mùa đông, những người chăn nuôi sẽ thả gia súc để chúng tự ăn cỏ. Nhưng, khi ngựa của họ không trở về, những người dân đã bắt đầu đi tìm. Quân đội Trung Quốc nghi ngờ họ có mục đích khác, liền bắt họ lại".
Bài báo dẫn lời quan chức khu vực Jammu và Kashmir Ấn Độ cho rằng: "Khu vực xảy ra sự việc là khu vực tranh chấp, Trung Quốc cho là của họ, chúng tôi cho là của chúng tôi, ở đây không có ranh giới, không có hàng rào".
Quan chức khu vực này cho biết, hiện nay đang tiến hành đối chất người dân chăn nuôi của Ấn Độ, "chúng tôi muốn biết họ đã tiết lộ những gì trong quá trình bị Quân đội Trung Quốc bắt giữ, binh sĩ Trung Quốc đã hỏi những gì, muốn biết điều gì".
Ngày 16 tháng 12, Bộ trưởng Quốc phòng Antony cho biết: "Quyết định của chúng tôi là duy trì hòa bình và an ninh. Tuyến biên giới (Trung-Ấn) rất dài, cho nến không thể loại trừ khả năng xảy ra bất cứ sự việc nào vào lúc nào.
Nhưng hai bên (Trung-Ấn) cần hợp tác, giải quyết hòa bình vấn đề". Phát biểu này làm cho một số dân mạng Ấn Độ chủ trương cứng rắn với Trung Quốc rất không hài lòng.
Ông Antony còn cho biết, trong đàm phán biên giới với Trung Quốc, "không nên trông đợi có kỳ tích", "công việc hiện nay của chúng tôi là, trước khi tìm được phương án giải quyết mà hai bên đều hài lòng, bất kể lúc nào xảy ra sự cố biên giới đều cần thông qua đối thoại và cơ chế chính thức để giải quyết".
Ông còn cho biết, do thỏa thuận hợp tác biên phòng Trung-Ấn ký kết vào tháng 10, "Trung-Ấn có thể kịp thời giải quyết các vấn đề có liên quan, đây là một tiến bộ".
Binh sĩ Trung Quốc và Ấn Độ ở biên giới |
Tuyến biên giới Trung-Ấn mãi không được giải quyết, khu vực bang Arunachal từ lâu do Ấn Độ kiểm soát, Trung Quốc cũng tuyên bố có chủ quyền đối với nó và gọi khu vực này là Nam Tây Tạng.
Những năm gần đây, một số phương tiện truyền thông Ấn Độ đặc biệt nhạy cảm với tranh chấp này, luôn tập trung đưa tin mỗi khi có sự kiện phát sinh, đồng thời kêu gọi Chính phủ Ấn Độ phải cứng rắn với Trung Quốc. Tháng 4 năm nay, quân đội hai nước Trung-Ấn đã để xảy ra sự kiện đối đầu 21 ngày ở khu vực Chumar.
Tờ "The Times of India" ngày 16 tháng 12 bình luận cho rằng, mấy năm gần đây, quân đội hai nước đã xảy ra đối đầu vài lần ở khu vực Chumar. "Ấn Độ xây dựng các trạm gác, nâng cấp sân bay ở các khu vực như Daulat Beg Oldie, Nyoma, Fukche để chống lại việc Quân đội xây dựng hạ tầng cơ sở quy mô lớn ở khu vực tương ứng. Trung Quốc rất tức giận đối với hành động này của Ấn Độ".
Theo báo Trung Quốc, sự cố vừa xảy ra ở khu vực tranh chấp biên giới Trung-Ấn này được tuyên truyền rộng rãi đã tiếp tục gây nghi ngờ, sự thù địch đối với Trung Quốc trong dư luận Ấn Độ.
Binh sĩ biên phòng Ấn Độ trước trạm gác |