Sự 'cắt xén' sự kiện lịch sử"
Sự ra đi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã để lại niềm tiếc thương, xúc động mạnh mẽ với hàng triệu đồng bào, chiến sĩ cả nước. Trong đó có các em học sinh, sinh viên, thanh niên, nhi đồng. Với các em học sinh, sinh viên Đại tướng không chỉ là vị tướng tài mà còn là tấm gương về lòng yêu nước, lối sống giản dị, đức hi sinh cho sự nghiệp cách mạng dân tộc.
Sự ra đi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã để lại niềm tiếc thương, xúc động mạnh mẽ với hàng triệu đồng bào, chiến sĩ cả nước. Trong đó có các em học sinh, sinh viên, thanh niên, nhi đồng. Với các em học sinh, sinh viên Đại tướng không chỉ là vị tướng tài mà còn là tấm gương về lòng yêu nước, lối sống giản dị, đức hi sinh cho sự nghiệp cách mạng dân tộc.
Tuy nhiê,n điều đáng nói là trong hầu hết sách giáo khoa (SGK) môn Lịch sử cấp học phổ thông khi nhắc đến các sự kiện lịch sử gắn liền với cuộc đời cách mạng, gắn liền với sự lãnh đạo tài tình của Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhưng lại “bỏ quên” không một dòng nhắc đến Đại tướng. “Lỗ hổng” ấy, xuất phát từ nhiều nguyên nhân lịch sử, cho thấy một lối biên soạn SGK môn Lịch sử nói riêng và SGK cho học sinh các cấp học hiện nay còn nhiều điều đáng bàn.
SGK "bỏ quên" Đại tướng Võ Nguyên Giáp là sự "cắt xén" lịch sử |
Đề cập đến “lỗ hổng” lớn này TS Sử học Nguyễn Nhã cho rằng, việc “bỏ quên” Đại tướng Võ Nguyên Giáp khi nhắc đến sự kiện lịch sử như chiến thắng tại Chiến dịch Điện Biên Phủ (7/5/1954) hay đại thắng mùa xuân 1975 là sự “cắt xén” sự kiện lịch sử. Theo TS Nguyễn Nhã, sự thật lịch sử một đất nước cũng như của một nhân vật lịch sử rất hấp dẫn vì rất sinh động khi có đầy đủ mọi sự kiện lịch sử. Riêng một sự kiện đều phải có đủ: “Ai? Cái gì? Ở đâu? Thế nào? Ra sao? Tại sao?”. “Nếu ta cứ cắt xén ngay một sự kiện cũng thiếu sinh động chứ ta lại cắt xén nhiều sự kiện đi thì sự sinh động không còn nữa”. TS Nguyễn Nhã nhấn mạnh.
TS Sử học Nguyễn Nhã: Đại tướng Võ Nguyên Giáp từng là một người thầy dạy sử học đẩy tâm huyết lôi cuốn học sinh |
TS Nhã cho rằng, lịch sử cũng khác với những lý luận chính trị khô khan ở điểm cần đến sự diễn tiến, cần đến những mẩu chuyện đầu đuôi, cần đến trực quan nghe nhìn để sự kiện lịch sử thêm phần sinh động.
"Nếu đưa Đại tướng vào SGK cũng phải cân nhắc đến các nhân vật khác"
Vì sao Đại tướng không được nhắc tới trong sách giáo khoa?
“Khi dạy lịch sử ở Trường Thăng Long, Thầy Võ Nguyên Giáp đã khiến các học sinh say sưa khi thầy nói về Napoléon Bonaparte, bởi nhân vật lịch sử này mới có nhiều điều thú vị để nói. Bây giờ ta cho nói nhân vật là đề cao cá nhân, chỉ nói chung chung thì làm sao hấp dẫn được. Lịch sử luôn có thăng lúc trầm, lúc thắng , lúc thua. Còn lịch sử của ta luôn thắng, địch luôn luôn thua thì làm sao có bài học lịch sử được...”. TS Nhã nêu quan điểm. Là nhà nghiên cứu và giảng dậy môn phương pháp dạy sử học trong các trường đại học, cao đẳng sư phạm TS Nhã cho rằng, việc thiếu thông tin hay thông tin không chính xác chắc chắn khiến người học không hứng thú và chắc chắn không có những bài học lịch sử quí giá cho hậu thế. “Như tôi đã có ý kiến phải thay đổi toàn diện môn lịch sử mới mong học sinh thích thú môn lịch sử. Thực tế chương trình sử của ta đặt nặng sử hiện đại, tuyên truyền chính trị nhiều làm cho chính trị và lịch sử gần nhau, chuyên môn ít đi. Cứ tưởng làm vậy sẽ có hiệu quả giáo dục nhưng ngược lại rất phản cảm. Ngược lại khi viết sử trong chương trình học phải trọn vẹn, hợp lý. Lịch sử có hiện tượng, có sự kiện nhưng cũng nên chọn lọc kỹ. Sử của ta thiếu con người cụ thể và cả sự kiện. Sự kiện lịch sử thì phải đầy đủ các yếu tố như ai, cái gì, ở đâu, khi nào, thế nào, tại sao? Lịch sử rất là sống động từ chiến tranh đến xây dựng, song chúng ta đang quá đơn giản hóa, khiến lịch sử thiếu hấp dẫn”. TS Nhã cho hay.
Giải pháp cụ thể
Đưa ra giải pháp cụ thể, TS Nhã cho rằng với sự kiện lịch sử: Chiến thắng Điện Biên Phủ, SGK cần phải làm rõ con người cụ thể có ai? cái gì,? ở đâu ? khi nào…? “Trong đó người đầu tiên phải kể là Đại Tướng - Tổng chỉ huy Võ Nguyên Giáp, nhất là khi kể đến quyết định khó khăn mà phải sau 11 đêm trăn trở, 1 đêm không ngủ để đổi phương châm tác chiến từ “Đánh nhanh, thắng nhanh” sang “Đánh chắc, tiến chắc”, quyết định kéo pháo ra thay đổi cách đánh đưa đến thắng lợi vẻ vang. “Như Đại tướng Võ Nguyên Giáp từng cho rằng thời chiến có quy luật của nó, thời bình có quy luật riêng khác với thời chiến. Vì thế lịch sử đã qua hơn 50 năm rồi, tương đối có điều kiện khách quan hơn, trình bày khách quan, chính xác hơn. Lịch sự chỉ thật là lịch sử nếu ta tôn trọng sự chính xác của lịch sự với những đầy đủ các sự kiện lịch sử, không được cắt xén”, TS Nguyễn Nhã nói. Trong khi đó nêu quan điểm của mình với những thiếu sót trong SGK khi “bỏ quên” Đại tướng Võ Nguyên Giáp. GS.NGND Nguyễn Lân Dũng cho biết: “Tôi nghĩ đây là một thiếu sót rất đáng tiếc và cần khắc phục sớm”. Theo GS Nguyễn Lân Dũng dù Đại tướng đã từ trần ở tuổi đại thượng thọ, không ngoài quy luật tất yếu về “sinh lão bệnh tử”, nhưng việc nhiều triệu người không ai bảo ai trong nhiều ngày xếp hàng dài đến 30 Hoàng Diệu- nơi ở của gia đình Đại tướng và xếp hàng kín hai bên đường suốt chặng đường linh xa đưa Đại tướng từ nhà tang Quốc gia lễ số 5 Trần Thánh Tông đến nơi an nghỉ cuối cùng tại Quảng Bình đã chứng tỏ tình cảm tiếc thương vô hạn của nhân dân ta với người anh hùng có công rất lớn trong các cuộc kháng chiến chóng ngoại xâm. “Không cứ gì sách Lịch sử mà các sách giáo khoa còn thể hiện rất nhiều bất cập, ảnh hưởng to lớn đến chất lượng giáo dục ở bậc Phổ thông”, GS Nguyễn Lân Dũng nhận đinh.
Giải pháp cụ thể
Đưa ra giải pháp cụ thể, TS Nhã cho rằng với sự kiện lịch sử: Chiến thắng Điện Biên Phủ, SGK cần phải làm rõ con người cụ thể có ai? cái gì,? ở đâu ? khi nào…? “Trong đó người đầu tiên phải kể là Đại Tướng - Tổng chỉ huy Võ Nguyên Giáp, nhất là khi kể đến quyết định khó khăn mà phải sau 11 đêm trăn trở, 1 đêm không ngủ để đổi phương châm tác chiến từ “Đánh nhanh, thắng nhanh” sang “Đánh chắc, tiến chắc”, quyết định kéo pháo ra thay đổi cách đánh đưa đến thắng lợi vẻ vang. “Như Đại tướng Võ Nguyên Giáp từng cho rằng thời chiến có quy luật của nó, thời bình có quy luật riêng khác với thời chiến. Vì thế lịch sử đã qua hơn 50 năm rồi, tương đối có điều kiện khách quan hơn, trình bày khách quan, chính xác hơn. Lịch sự chỉ thật là lịch sử nếu ta tôn trọng sự chính xác của lịch sự với những đầy đủ các sự kiện lịch sử, không được cắt xén”, TS Nguyễn Nhã nói. Trong khi đó nêu quan điểm của mình với những thiếu sót trong SGK khi “bỏ quên” Đại tướng Võ Nguyên Giáp. GS.NGND Nguyễn Lân Dũng cho biết: “Tôi nghĩ đây là một thiếu sót rất đáng tiếc và cần khắc phục sớm”. Theo GS Nguyễn Lân Dũng dù Đại tướng đã từ trần ở tuổi đại thượng thọ, không ngoài quy luật tất yếu về “sinh lão bệnh tử”, nhưng việc nhiều triệu người không ai bảo ai trong nhiều ngày xếp hàng dài đến 30 Hoàng Diệu- nơi ở của gia đình Đại tướng và xếp hàng kín hai bên đường suốt chặng đường linh xa đưa Đại tướng từ nhà tang Quốc gia lễ số 5 Trần Thánh Tông đến nơi an nghỉ cuối cùng tại Quảng Bình đã chứng tỏ tình cảm tiếc thương vô hạn của nhân dân ta với người anh hùng có công rất lớn trong các cuộc kháng chiến chóng ngoại xâm. “Không cứ gì sách Lịch sử mà các sách giáo khoa còn thể hiện rất nhiều bất cập, ảnh hưởng to lớn đến chất lượng giáo dục ở bậc Phổ thông”, GS Nguyễn Lân Dũng nhận đinh.
GS.NGND Nguyễn Lân Dũng: "Tôi hy vọng Bộ GD và ĐT sẽ tiến hành sớm việc đổi mới Chương trình giáo dục bậc phổ thông..." |
“Tôi hy vọng Bộ GD và ĐT sẽ tiến hành sớm việc đổi mới Chương trình giáo dục bậc phổ thông. Để làm tốt việc này tôi hy vọng Bộ sẽ tranh thủ đến mức cao nhất sự tham gia của các Hội khoa học chuyên ngành với bốn yêu cầu rất quan trọng là: Đủ sức hội nhập; Phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam về lịch sử, địa lý, sinh cảnh... và về năng lực tiếp thu của học sinh (học một buổi chứ không phải hai buổi như nhiều nước khác); Có thể ổn định lâu dài; Thông qua một Hội giáo dục đầy đủ uy tín và có trách nhiệm cao”, GS Nguyễn Lân Dũng cho biết. Cũng theo GS Nguyễn Lân Dũng khi đã có một chương trình chuẩn thì việc biên soạn sách giáo khoa sẽ chỉ còn là công việc của các nhóm tác giả và các nhà xuất bản khác nhau. Sách giáo khoa là một loại hàng hóa đặc biệt (tương tự như thuốc men) nhưng đã là hàng hóa thì phải có cạnh tranh mới mong có sản phẩm tốt nhất.
Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 vừa qua đã thông qua Nghị quyết về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục - đào tạo. Nghị quyết này cho thấy: "Phải tạo cho được chuyển biến căn bản về chất lượng và hiệu quả giáo dục- đào tạo; khắc phục cơ bản các yếu kém kéo dài đang gây bức xúc trong xã hội. Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, hết lòng phục vụ nhân dân và đất nước; có hiểu biết và kỹ năng cơ bản, khả năng sáng tạo để làm chủ bản thân, sống tốt và làm việc hiệu quả.
Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt; có cơ cấu và phương pháp giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng xã hội học tập; bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng. Hệ thống giáo dục và đào tạo được chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa, hội nhập quốc tế; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và mang đậm bản sắc dân tộc. Để thực hiện mục tiêu nêu trên, phải thực sự coi giáo dục và đào tạo là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân, là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội ".
Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt; có cơ cấu và phương pháp giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng xã hội học tập; bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng. Hệ thống giáo dục và đào tạo được chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa, hội nhập quốc tế; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và mang đậm bản sắc dân tộc. Để thực hiện mục tiêu nêu trên, phải thực sự coi giáo dục và đào tạo là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân, là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội ".
Hoàng Lực