Thầy giáo Trần Lê Duy chia sẻ, với kiểu bài nghị luận phân tích, đánh giá tác phẩm văn học, giáo viên cần hướng dẫn học sinh phân tích một văn bản mới dựa trên đặc điểm thể loại, khai thác chủ để và một số nét đặc sắc về nội dung nghệ thuật.
Điểm đáng lưu ý của kiểu bài này đó là sự tích hợp giữa kĩ năng đọc và kĩ năng viết cho từng thể loại, trong đó kĩ năng đọc hiểu theo thể loại đóng vai trò thao tác tìm ý, là cơ sở để học sinh tổ chức nội dung bài viết.
Trong bài viết này, thầy Trần Lê Duy sẽ giới thiệu với thầy cô giáo dạy môn Ngữ văn một số ý tưởng để hướng dẫn học sinh thực hành kiểu bài này.
Nội dung bài soạn căn cứ theo sách giáo khoa Ngữ văn 10 (bộ Chân trời sáng tạo), Bài 3 "Giao cảm với thiên nhiên".
Ảnh minh hoạ: Phan Thế Hoài. |
Đầu tiên, giáo viên cần kích hoạt kiến thức nền của học sinh về các đặc điểm của thể loại thơ và cách đọc với từng đặc điểm (học sinh đã học ở phần đọc).
- Đặc điểm của thơ:
+ Hình thức: số tiếng, số dòng, vần, nhịp,...; từ ngữ, hình ảnh, âm thanh,...; các biện pháp tu từ; chủ thể trữ tình.
+ Nội dung: mạch tình cảm, cảm xúc; cảm hứng chủ đạo; đề tài, chủ đề.
Giáo viên kích hoạt kiến thức nền về các cấu trúc triển khai kiểu kiểu bài nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học (học sinh đã học ở phần viết).
Cách triển khai luận điểm. (Ảnh: Trần Lê Duy) |
Giáo viên cho một văn bản mới để học sinh thực hành kĩ năng tìm ý và lập dàn ý. Lưu ý văn bản này cần vừa sức với học sinh, có độ dài và độ phức tạp tương đương với những văn bản sách giáo khoa.
Đề 1: Tìm ý và lập dàn ý cho bài ca dao "Khăn thương nhớ ai"
Khăn thương nhớ ai,
Khăn rơi xuống đất.
Khăn thương nhớ ai,
Khăn vắt lên vai.
Khăn thương nhớ ai,
Khăn chùi nước mắt.
Đèn thương nhớ ai,
Mà đèn không tắt.
Mắt thương nhớ ai,
Mắt ngủ không yên.
Đêm qua em những lo phiền,
Lo vì một nỗi không yên một bề…
Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm ý thông qua hệ thống câu hỏi hướng dẫn đọc hiểu văn bản thơ.
1. Chủ thể trữ tình của bài thơ là... Chủ thể xuất hiện dưới các dạng thức...
2. Xác định nét đặc sắc về vần, nhịp, hình ảnh trong bài ca dao bằng cách điền vào bảng sau:
Gạch chân những từ ngữ, biện pháp nghệ thuật đặc sắc | Phân tích tác dụng, ý nghĩa của các biện pháp nghệ thuật | Nhận xét, đánh giá |
Khăn thương nhớ ai, Khăn rơi xuống đất. |
3. Chỉ ra mạch cảm xúc của chủ thể trữ tình dựa vào sự biến đổi của các hình ảnh qua các từ "khăn" -> "đèn" -> "mắt" -> "Đêm qua em những lo phiền"...
Từ các ý tìm được, hướng dẫn học sinh hệ thống hoá luận điểm bài viết dưới dạng sơ đồ.
Sơ đồ ý chính của bài viết. (Ảnh: Trần Lê Duy) |
Khơi gợi, hướng dẫn học sinh vận dụng kĩ năng đọc để tìm ý (1).
1. Chủ thể trữ tình của bài thơ là: "em", một cô gái đang trong nỗi tương tư, nhớ nhung, lo âu về người mình yêu
Chủ thể trữ tình xuất hiện dưới dạng thức: Chủ thể trữ tình có hai dạng thức xuất hiện:
+ Ẩn mình để đặt câu hỏi với "khăn", "đèn", "mắt".
+ Bộc lộ trực tiếp thông qua đại từ nhân xưng "em".
Khăn vắt lên vai. Khăn thương nhớ ai, Khăn chùi nước mắt. Đèn thương nhớ ai, Mà đèn không tắt. Mắt thương nhớ ai, Mắt ngủ không yên. Đêm qua em những lo phiền, Lo vì một nỗi không yên một bề… |
Nhân hoá "khăn", "đèn", "mắt": trò chuyện với chúng như với người bầu bạn, tâm tình -> Thông qua đó chủ thể trữ tình bộc lộ tình cảm, cảm xúc. Từ ngữ đặc sắc: "thương" (chứ không phải yêu), "thương" phải đi với "nhớ". Đại từ phiếm chỉ "ai" -> thể hiện tình cảm kín đáo, khéo léo, tế nhị của người con gái thời xưa, đây là đặc trưng của ca dao. Vần chân, âm "ai" -> tạo sự vang vọng như những dư ba của cảm xúc miên man không dứt. Nhịp 1/3 -> nhịp 1/3 kết hợp với nhịp 2/2 -> sự day dứt, giày vò, giằng xé của mạch cảm xúc, tâm trạng "đứt từng khúc ruột" trong nỗi tương tư thầm kín. |
3. Chỉ ra mạch cảm xúc của chủ thể trữ tình dựa vào sự biến đổi của các hình ảnh: từ "khăn" -> "đèn" -> "mắt" -> "Đêm qua em những lo phiền".
Tình cảm kìm nén, bóng gió xa xôi | Tình cảm vỡ oà, bộc lộ trực tiếp |
"Khăn thương nhớ ai..." "rơi xuống đất" "vắt lên vai" "chùi nước mắt" -> Nỗi nhớ của cô gái quay quắt trong không gian, và thể hiện qua những giọt nước mắt khóc thầm. "Đèn thương nhớ ai..." "đèn không tắt" -> Nỗi nhớ khôn nguôi trải dài trong dòng chảy miên man của thời gian. |
"Đêm qua em những lo phiền, Lo vì một nỗi không yên một bề…" -> Tình cảm không thể kìm nén được nữa, vỡ oà thành một tiếng kêu than, một tiếng nức nở, để giãi bày cho niềm mong nhớ. -> Cô vẫn giữ lại một phần cảm xúc, tình cảm cho riêng mình, vẫn kìm nén nhiều nỗi niềm không thể nói hết. |
Giáo viên làm mẫu, hướng dẫn học sinh lập sơ đồ tóm tắt hệ thống ý chính của bài viết.
Cách lập dàn ý. (Ảnh: Trần Lê Duy) |
Giáo viên làm mẫu, hướng dẫn học sinh triển khai dàn ý chi tiết các luận điểm. Lưu ý học sinh về kĩ năng viết bằng cách tập trung vào các yếu tố cơ bản của văn nghị luận là luận điểm, bằng chứng, lí lẽ.
Thân bài:
Luận điểm 1: Ca dao gây ấn tượng bởi chủ đề về nỗi tương tư trong tình yêu.
Ý nhỏ 1: Nỗi nhớ thầm kín, kìm nén, thể hiện qua cách nói bóng gió xa xôi (10 dòng đầu).
+ Bằng chứng 1: Ở mười dòng thơ đầu tiên, chủ thể trữ tình xuất hiện dưới dạng ẩn và gửi gắm tâm tình thông qua các hình ảnh nhân hoá -> Lí lẽ: chủ thể trữ tình có sự kìm nén nỗi nhớ thương, và bày tỏ nó một cách vòng vo, bóng gió xa xôi theo đúng đặc trưng của ca dao.
+ Bằng chứng 2: Cung bậc nỗi nhớ được gửi gắm qua hình ảnh "khăn", "đèn", "mắt" gợi ra các sắc thái đa dạng, sâu sắc.
Cuối cùng, cho một bài tập có độ khó tương tự để học sinh vận dụng, củng cố kĩ năng.
Đề 2: Tìm ý và lập dàn ý cho bài thơ "Hỏi" (Hữu Thỉnh)
Tôi hỏi đất: Đất sống với đất như thế nào?
- Chúng tôi tôn cao nhau
Tôi hỏi nước: Nước sống với nước như thế nào?
- Chúng tôi làm đầy nhau
Tôi hỏi cỏ: Cỏ sống với cỏ như thế nào?
- Chúng tôi đan vào nhau
Làm nên những chân trời
Tôi hỏi người:
- Người sống với người như thế nào?
Tôi hỏi người:
- Người sống với người như thế nào?
Tôi hỏi người:
- Người sống với người như thế nào?