Trong trường hợp đặc biệt người ta mới dùng Monorail như chạy qua các vùng đầm lầy, ven sông, ven hồ, nơi có độ dốc lớn, khu du lịch… để tạo ấn tượng cho du khách và tạo dấu ấn cho sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật công nghệ của đất nước. Thử hỏi nếu làm Monorail ngoài việc xây dựng được trụ, cột còn công nghệ gần như nhập khẩu hoàn toàn liệu có phù hợp khi “mượn” nước ngoài để tạo dấu ấn cho chúng ta?
- Tại sao chưa nên đưa Monorail vào Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, thưa ông?
Tình hình ùn tắc giao thông ở hai thành phố này đang ngày càng nghiêm trọng, vào giờ cao điểm phải rút hàng triệu lượt khách khỏi các tuyến đường thì phải chọn loại phương tiện công cộng phù hợp, đem lại hiệu quả nhất. Monorail không phải là lựa chọn và cũng không dại gì đầu tư Monorail trong giai đoạn này vì sẽ rất lãng phí không gian giao thông.
Tôi nói như vậy để thấy rằng không thể tùy tiện đưa bất kỳ một loại phương tiện nào vào đô thị mà không phân tích kỹ các yếu tố kỹ thuật của nó. Do vậy, chủ trương của Bộ Giao thông sau khi xem xét Monorail ở Trùng Khánh (Trung Quốc) về nước đã vội đề nghị Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh làm việc với các nhà đầu tư nghiên cứu xây dựng Monorail trên các trục đường có lưu lượng từ 300-400 nghìn hành khách/ngày để giải quyết ùn tắc giao thông là chưa hợp lý.
Nếu hai thành phố lớn nhất Việt Nam đầu tư tàu điện một ray khi chưa có đủ các loại hình phương tiện công cộng phù hợp khác thì sẽ thấy tất cả những nhược điểm và hệ lụy cho giao thông đô thị vì bài toán đầu tư dàn trải không hiệu quả. Thời điểm này chúng ta phải mạnh dạn đầu tư phương tiện vận tải công suất lớn.
Bộ Giao thông đưa ra nhiều lý do để thuyết phục Hà Nội và Hồ Chí Minh nghiên cứ xây dựng Monorail như: giá thành chỉ bằng 50% Metro trong khi năng lực vận chuyển 30 nghìn hành khách/giờ mỗi tuyến là phù hợp với thành phố 7 triệu dân?
- Đối với thành phố triệu dân như Hà Nội và Hồ Chí Minh, theo ông nên tập trung đầu tư phương tiện nào mới có thể giải quyết được ùn tắc?
Mô hình giao thông đô thị, bài học cơ bản trong sách đã nói thành phố một triệu dân trở lên là phải có Metro; 50 vạn thì phải có xe điện bánh sắt; còn xe buýt 20 vạn thậm chí 10 vạn đã phải có. Hà Nội và Hồ Chí Minh là thành phố triệu dân từ nhiều năm nay nhưng chỉ có vài trăm cái xe buýt là cực kỳ yếu kém và ùn tắc là tất yếu.
Như vậy, yêu cầu bắt buộc hiện nay, hai thành phố nên tập trung đầu tư phương tiện giao thông có năng lực vận chuyển lớn và tiết kiệm không gian. Hơn 20 năm trước thì tôi không nói, nhưng thời điểm này Hà Nội và Hồ Chí Minh không thể nói là không có tiền. Vấn đề là giải quyết bài toán đầu tư quá dàn trải hiện nay, trong túi anh có bao nhiêu tiền phải tính cái gì làm trước, cái gì làm sau. Hiện nay, bến cảng mọc như nấm, hàng loạt sân bay… chưa cần đến thì lại đổ tiền vào xây dựng trong khi ùn tắc ở hai thành phố lớn nhất không tập trung nguồn lực vào giải quyết.
- Vậy theo ông bao giờ hai thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh mới nên nghĩ đến phát triển tàu điện một ray?
“Tàu điện một ray chỉ như một cô gái đẹp nhưng làm việc không hiệu quả”, TS. Nguyễn Xuân Thủy so sánh. |
Điểm nóng |
|
Phụ nữ chết thảm vì áp vong: Chủ tịch xã tin có hiện tượng vong nhập |
|
Nghệ An: Kinh hoàng người đàn ông chết trong tình trạng bị mổ bụng |