Thầy cô giáo... và bạo lực

04/12/2018 06:37
Sơn Quang Huyến
(GDVN) - Chỉ có tình thương yêu của thầy cô mới thức dậy tình thương yêu trong học trò; chỉ có yêu thương, mới lan tỏa được tình bạn chốn học đường, đẩy lùi bạo lực.

LTS: Trong bài viết này, thầy giáo Sơn Quang Huyến chia sẻ quan điểm của mình về bạo lực học đường và sự thay đổi từ những người thầy.

Toà soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết.

Những hành vi phi nhân tính, của giáo viên với học sinh nơi nào, thời nào cũng có.

Ngày trước, “xấu che, tốt khoe”, “đóng cửa bảo nhau”; truyền thông chưa như ngày nay, nên ít được biết đến.

Còn ngày nay, khó có thể che giấu được, tiếng lành đồn xa, cái ác, cái xấu càng lan nhanh hơn, thu hút được sự quan tâm của cộng đồng nhiều hơn.

Vậy mà, không thiếu những hành động xấu xí, nhân danh giáo dục, diễn ra trong trường học, nơi đáng lẽ chỉ có yêu thương, tôn trọng và hạnh phúc.

Những giáo viên xấu xí đó được gọi là giáo viên 4.0: không đọc báo, không nghe đài, không xem ti vi, không có… trái tim! 

Giáo viên, thời nào, nơi nào cũng vậy, phải là người gieo yêu thương, trồng nhân ái, tưới tri thức cho học trò. Ảnh minh hoạ: http://www.sggp.org.vn
Giáo viên, thời nào, nơi nào cũng vậy, phải là người gieo yêu thương, trồng nhân ái, tưới tri thức cho học trò. Ảnh minh hoạ: http://www.sggp.org.vn

Giáo viên, thời nào, nơi nào cũng vậy, phải là người gieo yêu thương, trồng nhân ái, tưới tri thức cho học trò.

Học trò học thầy cô từ cách hành xử văn minh, lịch sự hình thành nhân cách cao quý cho mình. Nhân cách của học trò, niềm tự hào của ngôi trường học trò đã học.  

Đặc biệt, giáo viên chủ nhiệm, người gần gũi nhhất với học sinh, phải làm gương trong xử lý tình huống sư phạm, đảm bảo tính nhân văn, lịch sự; xóa bỏ hoàn toàn các “hình phạt thể chất, tinh thần” với học sinh vi phạm nội quy, kỷ luật; gieo vào học trò mình ký ức đẹp ngay từ nhỏ; là người thầy để nhớ, của học trò sau này. 

Chính giáo viên xử lý tình huống sư phạm yếu kém, thiếu bản lĩnh, thừa bản năng, dùng bạo lực; khơi dậy “bản năng” xấu trong học sinh. 

Thầy cô giáo... và bạo lực ảnh 2Bạo hành học trò và thứ thành tích man rợ

Trong các lớp, giáo viên chủ nhiệm thường dùng hình phạt hà khắc, đánh đòn với học sinh, các em cũng bị “nhiễm thói xấu” này. 

Vụ 231 cái tát, minh chứng cụ thể nhất cho hành vi bạo lực của cô giáo, ảnh hưởng đến nhân cách học trò.

Tuyệt đối không có học sinh nào nhận ra, đánh người khác là sai, đánh bạn “thật lòng” theo lời cô giáo. 

Phải chăng tâm lý “hiệu trưởng luôn luôn đúng 101%” đã hình thành nhân cách méo mó cho giáo viên? Áp lực thành tích, hình thức đã thay đổi nhân cách của họ?

Chính giáo viên không giám phản biện, chỉ biết “vâng dạ”, nên muốn dạy ra những “cỗ máy chỉ biết vâng lời”? Không thấu cảm, sẻ chia với người khác?

Bạo lực học đường giáo viên đến học sinh, số lượng có thể ít hơn, tác hại của nó lại khôn lường.

Tác hại đó, nhân lên nhiều lần, thời gian kéo dài hết cuộc đời của học trò bị bạo lực, học trò chứng kiến hành vi bạo lực đó. Bạo lực thức dậy bạo lực, chôn vùi yêu thương.

Thầy cô giáo... và bạo lực ảnh 3Sửa Thông tư 08 và Thông tư 58 để ngăn chặn bạo lực học đường

Phòng, chống bạo lực học đường phải bắt đầu từ giáo viên!

Chỉ có tình thương yêu của thầy cô mới thức dậy tình thương yêu trong học trò; chỉ có yêu thương, mới lan tỏa được tình bạn cao cả chốn học đường, đẩy lùi bạo lực xấu xa. 

Việc vi phạm của học sinh, điều tất yếu trong quá trình giáo dục. Lựa chọn các hình thức “kỷ luật tích cực”, giúp học sinh tự nhận thức, sửa đổi hành vi của mình là điều giáo dục phải làm, giáo viên thực hiện. 

Tạo môi trường thân thiện, cởi mở, lịch sự, văn minh trong lớp học, trong toàn trường là biện pháp giản đơn để phòng chống bạo lực học đường. 

Để làm được, cần sự toàn tâm của cả hội đồng sư phạm, không lạm thu, không chèn ép bắt học sinh học thêm, mỗi giáo viên thật sự là tấm gương cho học sinh noi theo, chỗ dựa tinh thần để các em sẻ chia khi cần trợ giúp. 

Hiệu trưởng nhà trường cần nắm bắt kịp thời các hành vi xấu của giáo viên với học sinh, giáo dục uốn nắn kịp thời cho đồng nghiệp; kiên quyết loại ra khỏi đội ngũ những giáo viên dùng bạo lực dạy học. 

Mỗi nhà trường, giáo viên, thực sự vì quyền lợi của học sinh, thi đua vì học sinh, góp phần xây dựng trường học an toàn, xã hội an toàn, đất nước văn minh, giàu đẹp.

Sơn Quang Huyến