Giáo viên học thăng hạng, giữ hạng không phải nộp tiền, điều này được quy định rõ ở Điều 80 trong Luật Giáo dục đã được chúng tôi phản ánh khá chi tiết trong bài “Thu tiền học thăng hạng, nhiều địa phương đang đi ngược với Luật Giáo dục?” của tác giả Phan Tuyết đăng trên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam ngày 12/6 vừa qua.
Hội đồng thi nâng ngạch công chức và xét thăng hạng (thaibinhtv.vn) |
Ở bài viết này, chúng tôi tiếp tục cung cấp cho độc giả việc thu tiền để giáo viên học thăng hạng, giữ hạng là vi phạm Thông tư số 26/2012/TT-BGDĐT.
Thông tư số 26/2012/TT-BGDĐT quy định thế nào?
Điều 3. Mục đích của Bồi dưỡng thường xuyên
1. Giáo viên học tập Bồi dưỡng thường xuyên để cập nhật kiến thức về chính trị, kinh tế - xã hội, bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, phát triển năng lực dạy học,
Năng lực giáo dục và những năng lực khác theo yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên, yêu cầu nhiệm vụ năm học, cấp học, yêu cầu phát triển giáo dục của địa phương, yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục.
2. Phát triển năng lực tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên; năng lực tự đánh giá hiệu quả Bồi dưỡng thường xuyên;
Năng lực tổ chức, quản lý hoạt động tự học, tự bồi dưỡng giáo viên của nhà trường, của phòng giáo dục và đào tạo và của sở giáo dục và đào tạo.
Điều 7. Kinh phí Bồi dưỡng thường xuyên
Thu tiền học thăng hạng, nhiều địa phương đang đi ngược với Luật Giáo dục? |
Kinh phí Bồi dưỡng thường xuyên được dự toán trong kinh phí chi thường xuyên hàng năm và kinh phí từ chương trình mục tiêu quốc gia, kinh phí hỗ trợ của các dự án và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
Quy định nêu rõ ràng, kinh phí học tập của giáo viên do nhà nước chi trả, tuyệt đối không có một quy định, một yêu cầu nào buộc giáo viên phải bỏ tiền túi ra để học.
Nhưng không hiểu sao, hầu như các địa phương hiện nay vẫn buộc giáo viên phải bỏ tiền mới được đi học?
Việc ép giáo viên phải bỏ tiền túi ra mới được học tập và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ không chỉ vi phạm Luật Giáo dục mà còn vi phạm Thông tư số 26/2012/TT-BGDĐT.
Ai xử lý những địa phương vi phạm Luật Giáo dục và Thông tư của Bộ Giáo dục và Đào tạo?
Thông tư của Bộ Giáo dục ban hành, ngành giáo dục địa phương vi phạm thì chính Sở Giáo dục tỉnh thành ấy phải chịu trách nhiệm trước Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Đặc biệt, vi phạm Luật Giáo dục sẽ phải chịu hình thức kỷ luật nặng hơn.
Bởi, Luật Giáo dục đã được các đại biểu có mặt biểu quyết tán thành và được chính Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua.
Vi phạm một trong những điều Luật chính là vi phạm pháp luật của nhà nước.
Căn cứ vào điều 24: Vi phạm quy định về học phí, lệ phí và các khoản thu khác Nghị định 138/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giáo dục nêu rõ:
Điều 24. Vi phạm quy định về học phí, lệ phí và các khoản thu khác
Bộ Giáo dục không bắt thi thăng hạng, nhưng buộc giáo viên vẫn phải giữ hạng |
Nghị định cũng nêu rõ, người có trách nhiệm xử phạt chính là Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Qua đó, chúng tôi kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần xem xét và có biện pháp cụ thể cho các địa phương không thể lấy cớ nâng hạng và giữ hạng để “làm tiền” giáo viên như hiện nay, khiến cho đời sống các thầy cô giáo vốn đã khó khăn lại càng khó khăn hơn.