5 loại vũ khí Nga xuất khẩu sẽ khiến quân đội Mỹ phải dè chừng

16/01/2015 09:13
Đông Bình
(GDVN) - Bao gồm: máy bay chiến đấu Su-35, tàu ngầm lớp Amur, xe tăng chiến đấu T-90, tên lửa P-800 Yakhont/BrahMos, ngư lôi tự dẫn đường 53-65.

Trang mạng nguyệt san "The National Interest" Mỹ ngày 13 tháng 1 đăng bài viết nhan đề "5 loại vũ khí chiến tranh của Nga mà Mỹ nên sợ" của tác giả Dave Majumdar.

Theo bài viết, mặc dù trong tình hình xung đột ở Ukraine vẫn tiếp diễn, quan hệ Mỹ-Nga có xu hướng căng thẳng, cũng không có nhiều khả năng lắm xuất hiện tình hình Mỹ trực tiếp đối đầu với Nga.

Một kết cục chiến tranh nóng với Nga hầu như chắc chắn không có lợi cho tất cả các bên liên quan. Nga hiện nay không phải là Liên Xô, nhưng họ vẫn có kho vũ khí hạt nhân chiến lược và chiến thuật rất mạnh.

Giới hạn là, Mỹ không có ý định để cho Nga lôi kéo vào chiến tranh. Nhưng, trong một cuộc xung đột thông thường, Mỹ có thể đụng phải những vũ khí mà Nga bán cho các nước.

Vì vậy, bài viết không thảo luận những vũ khí nguy hiểm nhất của Nga (như vũ khí hạt nhân hoặc tàu ngầm động cơ hạt nhân), mà là tập trung thảo luận những hệ thống vũ khí mà Quân đội Mỹ có thể đụng phải trên thực tế trong chiến đấu vào một ngày nào đó.

Dưới đây là danh sách 5 loại vũ khí Nga có uy lực nhất mà Mỹ có thể đối mặt.

Máy bay chiến đấu Su-35 bay biểu diễn tại Trung Quốc
Máy bay chiến đấu Su-35 bay biểu diễn tại Trung Quốc

1. Máy bay chiến đấu Su-35 Flanker-E

Máy bay chiến đấu Su-35 Flanker-E là máy bay chiến đấu tốt nhất hiện nay của Nga. Nó là phiên bản cải tiến cao cấp của máy bay chiến đấu Su-27, máy bay chiến đấu này có thể bay cao so với mặt nước biển, tốc độ nhanh, tải trọng lớn.

Điều này cộng với thiết bị điện tử đồng bộ tiên tiến giúp cho máy bay chiến đấu Su-35 trở thành đối thủ cực kỳ nguy hiểm của bất cứ máy bay chiến đấu nào của Mỹ (máy bay chiến đấu tàng hình F-22 Raptor của công ty Lockheed Martin là một ngoại lệ).

Là máy bay chiến đấu có ưu thế trên không, ưu thế chủ yếu của máy bay chiến đấu Su-35 là nó tập trung được cả bay ở độ cao so với mặt nước biển và tính năng tốc độ cao.

Trong một cuộc không chiến, máy bay chiến đấu Su-35 sẽ ở độ cao 45.000 thước Anh bắn tên lửa với tốc độ bay khoảng 1,5 Mach. Máy bay chiến đấu này còn có lực đẩy véc-tơ 3D (điều này giúp nó có tính cơ động ưu việt), thiết bị điện tử tiên tiến và năng lực gây nhiễu mạnh.

Không quân Trung Quốc khát vọng sở hữu loại máy bay chiến đấu kiểu mới này, cũng có tin cho biết CHDCND Triều Tiên cũng muốn mua sắm một số máy bay chiến đấu Su-35. Cùng với máy bay chiến đấu Su-35 bắt đầu biên chế hàng loạt, các khách hàng khác có thể sẽ bắt đầu xếp hàng mua sắm loại máy bay chiến đấu kiểu mới này.

Mô hình tàu ngầm lớp Amur 1650 của Nga
Mô hình tàu ngầm lớp Amur 1650 của Nga

2. Tàu ngầm lớp Amur

Mặc dù Nga đã chế tạo tàu ngầm tên lửa đạn đạo và tàu ngầm tấn công động cơ hạt nhân mũi nhọn, như tàu ngầm lớp Borey kiểu mới và tàu ngầm Severodvinsk, nhưng hầu như có thể khẳng định những tàu ngầm này vĩnh viễn sẽ không xuất khẩu cho các nước.

Nga chỉ từng cho phép Ấn Độ thuê tàu ngầm động cơ hạt nhân của họ. Ấn Độ hiện thuê tàu ngầm tấn công lớp Akula-2 của Nga, tàu ngầm này được Nga đặt tên là Nerpa (K-152).

Ấn Độ trước đây cũng từng thuê tàu ngầm tấn công lớp Charles I (K-43). Phần lớn nước khác sẽ mua tàu ngầm tấn công động cơ diesel-điện tiên tiến của Nga, phiên bản mới nhất của loại tàu ngầm này chính là tàu ngầm lớp Amur.

Xe tăng chiến đấu T-90 Nga
Xe tăng chiến đấu T-90 Nga

3. Xe tăng chiến đấu T-90

Trước khi xe tăng dòng Armata đi vào hoạt động, xe tăng chiến đấu T-90 của Nga sẽ là xe bọc thép tiên tiến nhất của Nga. Mặc dù xe tăng chiến đấu T-90 đã có tên mới, nhưng xe tăng này trên thực tế là một loại xe tăng chiến đấu T-72 được cải tiến rất lớn.

Liên Xô ban đầu dự định sản xuất lượng lớn xe tăng chiến đấu T-72 để làm xe tăng cấp độ thấp của Quân đội Liên Xô, xe tăng T-80 uy lực lớn hơn được giữ lại ở lực lượng tinh nhuệ. Nhưng, do xe tăng T-80 có biểu hiện không lý tưởng trong cuộc xung đột Chechnya lần thứ nhất, Quân đội Nga chuyển sang lựa chọn đặt mua xe tăng T-90 chứ không phải là xe tăng T-80 phiên bản nâng cấp.

Mặc dù có nguồn gốc từ xe tăng T-72, nhưng xe tăng T-90 là một loại xe tăng có tính năng ưu việt, chi phí thấp xa so với xe tăng cùng cấp của phương Tây như Leopard-2 hoặc Abrams M1A1. Trên thực tế, xe tăng T-90 đã tích hợp trang bị hỏa lực, bộ cảm biến và hệ thống điều khiển hỏa lực của xe tăng T-80 phiên bản mới nhất vào bộ khung của xe tăng T-72.

Quân đội Nga sở hữu gần ngàn chiếc xe tăng T-90, nhưng sự thực chứng minh xe tăng này cũng đã được Quân đội Ấn Độ hoan nghênh. Ấn Độ có thể đã trang bị phiên bản tiên tiến nhất của T-90 (có bộ cảm biến, phòng hộ và các đặc tính khác tốt hơn). Ngoài Ấn Độ, Algeria, Azerbaijan, Turkmenistan và Uganda đều đã mua xe tăng T-90. Có tin cho biết, Việt Nam và các nước khác cũng đã bày tỏ quan tâm tới loại xe tăng này.

Nga hiện nay cũng đang bán một loại phiên bản nâng cấp của xe tăng T-90, phiên bản nâng cấp này được gọi là T-90MS.

Tên lửa chống hạm siêu âm BrahMos do Ấn-Nga hợp tác chế tạo
Tên lửa chống hạm siêu âm BrahMos do Ấn-Nga hợp tác chế tạo

4. Tên lửa P-800 Yakhont/BrahMos

Loại tên lửa P-800 ban đầu do Liên Xô thiết kế này là một loại tên lửa chống hạm siêu âm, nó sau đó do Nga và Ấn Độ hợp tác phát triển trở thành tên lửa BrahMos. Loại vũ khí này có thể bắn từ tàu chiến, tàu ngầm, máy bay và mặt đất.

Mặc dù mục đích thiết kế của loại tên lửa này chủ yếu là dùng làm vũ khí chống hạm, nhưng loại tên lửa có tốc độ có thể đạt gần 3 Mach này cũng có thể dùng cho tấn công các mục tiêu mặt đất. Tên lửa này có tầm bắn khoảng 300 km, điều này có nghĩa là tầm bắn của nó xa hơn nhiều tên lửa chống hạm Harpoon của Hải quân Mỹ.

Căn cứ vào nguồn tin từ Hải quân Mỹ, tên lửa BrahMos là một loại vũ khí chống hạm đặc biệt nguy hiểm. Mặc dù nguồn tin này không đồng ý tiết lộ chi tiết cụ thể, nhưng một số sự thực liên quan đến tính năng bay của tên lửa BrahMos cho thấy, khó mà sử dụng hệ thống phòng thủ tàu chiến Mỹ để ứng phó với loại tên lửa này.

Ngư lôi tự dẫn đường bằng sóng âm 53-65 do Nga chế tạo
Ngư lôi tự dẫn đường bằng sóng âm 53-65 do Nga chế tạo

5. Ngư lôi tự dẫn đường bằng sóng âm 53-65

Mặc dù tên lửa chống hạm được quan tâm rất lớn, nhưng đối với tàu chiến mặt nước của Hải quân Mỹ, ngư lôi bắn từ tàu ngầm là một mối đe dọa nguy hiểm hơn. Có lẽ ngư lôi đáng sợ nhất có thể đụng phải của Hải quân Mỹ là ngư lôi tự dẫn đường bằng sóng âm tính năng cao do Nga chế tạo.

Ngư lôi tự dẫn đường bằng sóng âm có bộ cảm biến, những bộ cảm biến này bám theo tàu chiến dòng chảy đuôi tàu sinh ra trong nước, đồng thời tuân theo mô hình tương tự con rắn để bám theo làn sóng của dòng nước.

Ngư lôi tự dẫn đường này từ lâu luôn là nỗi ám ảnh của Hải quân Mỹ, bởi vì loại vũ khí này bất chấp các biện pháp đáp trả của Mỹ, trực tiếp tấn công tàu chiến Mỹ. Ngoài ra, loại vũ khí này nghe nói có xác suất sát thương rất cao, điều này có nghĩa là nó đã tạo ra mối đe dọa chí tử.

Biện pháp có hiệu quả thực sự và duy nhất đối phó với ngư lôi tự dẫn đường này là nghiên cứu chế tạo một loại ngư lôi "chống ngư lôi" (ATT). Hải quân Mỹ đã triển khai một nguyên mẫu ATT trên tàu sân bay USS George Bush, nhưng vẫn chưa rõ tính hiệu quả của loại ATT mới này.

Nga đã xuất khẩu ngư lôi tự dẫn đường này cho nước ngoài. Được biết, Trung Quốc đã mua một số, vẫn chưa rõ còn có bao nhiêu nước khác đã mua loại vũ khí này.

Ngư lôi tự dẫn đường bằng sóng âm 53-65 do Nga chế tạo, trang bị cho tàu ngầm lớp Kilo
Ngư lôi tự dẫn đường bằng sóng âm 53-65 do Nga chế tạo, trang bị cho tàu ngầm lớp Kilo
Đông Bình