Báo TQ: Nhật muốn xây dựng liên minh quân sự với các nước Đông Nam Á

06/04/2014 08:03
Đông Bình
(GDVN) - Nhật Bản có thể xuất khẩu trang bị quân sự cho Philippines, Việt Nam và Indonesia, cuối cùng sẽ xây dựng liên minh quân sự với các nước Đông Nam Á.
Thủy phi cơ US-2 của Nhật Bản. Nhật Bản và Ấn Độ đang bàn giao dịch có liên quan.
Thủy phi cơ US-2 của Nhật Bản. Nhật Bản và Ấn Độ đang bàn giao dịch có liên quan.

Tờ "Tin tức Trung Quốc" ngày 2 tháng 4 đưa tin, ngày 1 tháng 4, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã tiến một bước dài hướng tới "giấc mơ cường quốc quân sự". Cùng ngày, hội nghị nội các của Nhật Bản đã quyết định từ bỏ "Ba nguyên tắc xuất khẩu vũ khí" được đưa ra từ năm 1967, thay vào đó là "Ba nguyên tắc chuyển giao trang bị quốc phòng".

"Lấy mới đổi cũ" có nghĩa là Nhật Bản đã nới lỏng rất lớn hạn chế xuất khẩu vũ khí, đồng thời có thể hợp tác sản xuất vũ khí tiên tiến với nước khác.

Nhật Bản tuyên bố cho biết, hy vọng dựa vào ba nguyên tắc mới để "đóng góp lớn hơn cho hòa bình", nhưng, theo báo Trung Quốc, đối với dư luận bên ngoài (Trung Quốc), hệ thống hòa bình đầy "vết sẹo" sau Chiến tranh của Nhật Bản đã "bị đâm một lỗ thủng lớn" và hành động này của Nhật Bản có ý đồ đối phó Trung Quốc.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã lập tức công khai bày tỏ "rất quan ngại" về việc Nhật Bản nới lỏng xuất khẩu vũ khí. Trong khi đó, Hàn Quốc yêu cầu Nhật Bản cầm quan tâm đến cảm giác của các nước xung quanh. Nhưng, báo Trung Quốc cho rằng, ông Shinzo Abe không thể nghe được những lời cảnh báo này.

Máy bay vận tải cỡ lớn C-2 Nhật Bản
Máy bay vận tải cỡ lớn C-2 Nhật Bản

Bài báo cho rằng, nới lỏng xuất khẩu vũ khí là một mắt xích để ông Shinzo Abe thoát khỏi sự trói buộc của hệ thống sau Chiến tranh, xây dựng nước Nhật mạnh, "say mê làm đẹp lịch sử" (chuyện đương nhiên và là mục tiêu sửa lỗi cần có của mỗi quốc gia - PV), theo đuổi quyền tự vệ lịch sử.

Báo Trung Quốc cao giọng cảnh báo, "rời bỏ tinh thần an ninh truyền thống với đặc điểm tự kiềm chế sẽ làm mất danh dự và sự tín nhiệm quốc tế đã tích lũy của Nhật Bản, làm tổn hại đến an ninh quốc gia của Nhật Bản".

Đối với việc Nhật Bản nới lỏng xuất khẩu vũ khí, báo Trung Quốc bình luận: "Chính quyền Shinzo Abe đã từ bỏ lệnh cấm xuất khẩu vũ khí gần nửa thế kỷ, đưa Nhật Bản tiến thêm một bước xa rời con đường hòa bình sau Chiến tranh".

Máy bay trực thăng săn ngầm tầm ngắn SH-60J do Nhật Bản chế tạo
Máy bay trực thăng săn ngầm tầm ngắn SH-60J do Nhật Bản chế tạo

Đài truyền hình MBC Hàn Quốc cho rằng, Nhật Bản sửa đổi "Ba nguyên tắc xuất khẩu vũ khí" phải chăng là bước đi đầu tiên tới một "cường quốc/nước lớn quân sự"? "Ba nguyên tắc xuất khẩu vũ khí" trong 47 năm qua giống như Hiến pháp hòa bình, được coi là biểu tượng quốc gia hòa bình của Nhật Bản, hành động của chính quyền Shinzo Abe được xem là bước đi mang tính thực chất hướng tới "cường quốc quân sự", không thể không gây cảnh giác cho dư luận (Trung Quốc).

Tại hội nghị nội các Nhật Bản ngày 1 tháng 4, Chính phủ Nhật Bản đã thông qua "Ba nguyên tắc chuyển giao trang bị quốc phòng", thay thế cho "Ba nguyên tắc xuất khẩu vũ khí". Hãng Kyodo Nhật Bản cho rằng, 3 nguyên tắc mới quy định:

(1) Cấm xuất khẩu vũ khí cho nước đương sự tranh chấp và trong trường hợp vi phạm nghị quyết của Liên hợp quốc. (2) Chỉ xuất khẩu vũ khí trong tình hình có lợi cho đóng góp hòa bình và có lợi cho an ninh của Nhật Bản.

(3) Chỉ cho phép vũ khí xuất khẩu được sử dụng cho mục đích khác hoặc chuyển giao cho nước thứ ba trong tình hình có thể bảo đảm quản lý ổn thỏa.

Ngư lôi Type 97 Nhật Bản
Ngư lôi Type 97 Nhật Bản

Tại cuộc họp báo sau đó, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera cho biết: "Hy vọng đóng góp lớn hơn cho hòa bình, sẽ tích cực thúc đẩy hợp tác trang bị kỹ thuật quốc phòng với Mỹ và các nước khác".

"Ba nguyên tắc xuất khẩu vũ khí" được Nhật Bản đưa ra sớm nhất vào năm 1967, chủ yếu nhằm vào các nước không thuộc phe tư bản chủ nghĩa, sau này đến năm 1976 mở rộng thành cấm xuất khẩu vũ khí toàn diện. Nếu có trường hợp đặc biệt, phải do Chánh văn phòng nội các công bố.

Tờ "Mainichi Shimbun" Nhật Bản cho rằng, "Ba nguyên tắc chuyển giao trang bị quốc phòng" đã thay thế ba nguyên tắc cấm xuất khẩu vũ khí cũ trên thực tế, làm thay đổi phương châm cấm toàn diện xuất khẩu vũ khí của Nhật Bản, trong tương lai chỉ cần đáp ứng điều kiện nhất định thì có thể xuất khẩu vũ khí.

Radar theo dõi tên lửa đạn đạo FPS-5 của Nhật Bản
Radar theo dõi tên lửa đạn đạo FPS-5 của Nhật Bản

Trang mạng Japan News Network cho rằng, quyết định này của chính quyền Shinzo Abe đã mở ra cánh cửa lớn để Nhật Bản xuất khẩu vũ khí trang bị, đưa công nghiệp quân sự Nhật Bản vươn ra thị trường thế giới.

Nguyên tắc mới được thông qua, nhà cầm quyền Nhật Bản đã nhanh chóng "mở cửa thị trường". Hãng Kyodo cho biết, ngày 1 tháng 4, Chính phủ Nhật Bản quyết định nửa đầu tháng này tổ chức tham vấn liên chính phủ Nhật-Ấn, bàn bạc vấn đề xuất khẩu thủy phi cơ US-2 của Lực lượng Phòng vệ Biển.

Chính phủ Nhật Bản còn tranh thủ trong năm tài khóa 2015 thành lập "Cục trang bị quốc phòng" trực thuộc Bộ Quốc phòng Nhật Bản, phụ trách công tác đàm phán xuất khẩu với chính phủ các nước và các tổ chức quốc tế.

Hãng AP Mỹ ngày 1 tháng 4 phân tích cho rằng, Nhật Bản nới lỏng lệnh cấm xuất khẩu vũ khí nhằm mở rộng chương trình hợp tác phát triển vũ khí với đồng minh, đồng thời mở rộng tiêu thụ thiết bị quân sự ở các khu vực như Đông Nam Á.

Radar dẫn đường do Nhật Bản sản xuất
Radar dẫn đường do Nhật Bản sản xuất

Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Quốc gia Nhật Bản Takamisawa cho biết, các nguyên tắc mới đã mở đường cho Nhật Bản triển khai hợp tác nghiên cứu phát triển vũ khí kỹ thuật với các đồng minh như Mỹ, Anh, Pháp, Australia, đồng thời có thể giúp Nhật Bản mua được trang bị phòng thủ tiên tiến hơn.

Vũ khí trang bị xuất khẩu của Nhật Bản chủ yếu dùng để các hoạt động cứu nạn, giao thông, trinh sát/do thám và quét mìn, hiện nay không xem xét xuất khẩu các trang bị mang tính tấn công như xe tăng, máy bay chiến đấu.

Nhưng, động thái này đã làm thay đổi mô hình “tự trói buộc” đối với xuất khẩu vũ khí gần nửa thế kỷ qua của Nhật Bản, có thể làm trầm trọng thêm quan hệ căng thẳng với Trung Quốc và Hàn Quốc.

Tàu tấn công đổ bộ lớp Osumi Nhật Bản
Tàu tấn công đổ bộ lớp Osumi Nhật Bản

Hãng tin Reuters cho rằng, ông Shinzo Abe muốn thông qua nới lỏng xuất khẩu vũ khí tăng cường quan hệ với đồng minh, hỗ trợ cho các doanh nghiệp công nghiệp quân sự trong nước.

Một giáo sư của Đại học Takushoku, Nhật Bản cho rằng: “Điều này có lợi cho các doanh nghiệp Nhật Bản, theo đó, họ có thể tham gia hợp tác phát triển và sản xuất, có được công nghệ hàng đầu”.

Tờ “Nikon Keizai Shimbun” tiết lộ, Nhật Bản định ký kết hiệp định hợp tác trang bị quốc phòng với Australia và Pháp. Trong khi đó, về việc Công nghiệp nặng Mitsubishi chế tạo phần thân phía sau máy bay chiến đấu F-35 của hãng Lockheed Martin, Công nghiệp nặng Mitsubishi đã cùng với Bộ Quốc phòng Nhật Bản đi vào giai đoạn bàn bạc cuối cùng.

Theo bài báo, rất nhiều nhà phân tích đã liên hệ động thái mới của Nhật Bản với Trung Quốc. Tờ “Bưu điện Washington” cho rằng, “Ba nguyên tắc chuyển giao trang bị quốc phòng” thông qua vào thứ Ba vừa qua là một phần quan trọng trong tăng cường chiến lược an ninh quốc gia của ông Shinzo Abe trong bối cảnh Trung Quốc bành trướng quân sự và CHDCND Triều Tiên đe dọa hạt nhân.

Tàu hộ vệ Nhật Bản
Tàu hộ vệ Nhật Bản

Tờ “Thời báo New York” cho rằng, ông Shinzo Abe muốn tăng cường vị thế của Nhật Bản trong các vấn đề an ninh khu vực nhằm cân bằng với sức mạnh quân sự liên tục tăng lên của Trung Quốc.

Hành động này sẽ giúp Nhật Bản dễ dàng hơn trong việc cung cấp viện trợ quân sự cho các nước Đông Nam Á không phát triển lắm, giúp các nước này ứng phó với Trung Quốc – quốc gia ngày càng tỏ ra cứng rắn trong tranh chấp Biển Đông. Nhật Bản trước đó đã làm như vậy với quy mô hạn chế, trong đó có cung cấp tàu tuần tra cho Philippines.

Chuyên gia cho rằng, sau khi “Ba nguyên tắc chuyển giao trang bị quốc phòng” được thông qua, Nhật Bản có thể dễ dàng xuất khẩu trang bị quân sự hơn, không chỉ cung cấp cho Philippines, mà còn cung cấp cho Việt Nam và Indonesia. Quyết định ngày thứ Ba vừa qua có lẽ là một trong những bước đi đầu tiên để cuối cùng Nhật Bản trực tiếp xây dựng liên minh quân sự với các nước Đông Nam Á.

Đối với cách làm của Nhật Bản, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hỗng Lỗi ngày 1 tháng 4 đã lên tiếng nói ra nói vào, cho rằng: “Động thái chính sách trong lĩnh vực quân sự, an ninh của Nhật Bản có liên quan đến ổn định chiến lược và môi trường an ninh khu vực, cũng liên quan đến xu hướng phát triển quốc gia của Nhật Bản.

Chúng tôi rất quan tâm đến vấn đề này. Hy vọng Nhật Bản rút ra bài học lịch sử sâu sắc, coi trọng mối quan tâm an ninh của các nước láng giềng châu Á (Trung Quốc), làm nhiều việc có lợi cho hòa bình, ổn định khu vực”.

Trong khi đó, hãng tin Yonhap Hàn Quốc dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hàn Quốc Cho Tai-yong tuyên bố, Nhật Bản cần cân nhắc đến cảm giác của quốc gia láng giềng, thực hiện nguyên tắc công khai, minh bạch khi thúc đẩy chính sách mới.

Hy vọng Nhật Bản dựa trên “Ba nguyên tắc xuất khẩu vũ khí” vốn có, thực hiện quan điểm cơ bản của quốc gia hòa bình, thúc đẩy hòa bình và an ninh của cộng đồng quốc tế.

Tàu huấn luyện Kajima Nhật Bản
Tàu huấn luyện Kajima Nhật Bản
Tàu khu trục lớp Atago Nhật Bản
Tàu khu trục lớp Atago Nhật Bản
Tàu khu trục lớp Hatsuyuki Nhật Bản
Tàu khu trục lớp Hatsuyuki Nhật Bản
Tàu khu trục Aegis lớp Kongo Nhật Bản
Tàu khu trục Aegis lớp Kongo Nhật Bản
Tàu ngầm thông thường lớp Harushio Nhật Bản
Tàu ngầm thông thường lớp Harushio Nhật Bản
Tàu ngầm thông thường lớp Oyashio Nhật Bản
Tàu ngầm thông thường lớp Oyashio Nhật Bản
Tàu ngầm thông thường AIP lớp Soryu Nhật Bản
Tàu ngầm thông thường AIP lớp Soryu Nhật Bản
Tàu ngầm thông thường AIP lớp Soryu Nhật Bản
Tàu ngầm thông thường AIP lớp Soryu Nhật Bản
Tàu phóng ngư lôi Muroto của Nhật Bản, biên chế ngày 15 tháng 3 năm 2013
Tàu phóng ngư lôi Muroto của Nhật Bản, biên chế ngày 15 tháng 3 năm 2013
Tàu tiếp tế tổng hợp lớp Towada Nhật Bản, lượng giãn nước 12.500 tấn, tốc độ tối đa 22 hải lý/giờ.
Tàu tiếp tế tổng hợp lớp Towada Nhật Bản, lượng giãn nước 12.500 tấn, tốc độ tối đa 22 hải lý/giờ.
Tàu vận ải Osumi, lượng giãn nước tiêu chuẩn 8.900 tấn Nhật Bản
Tàu vận ải Osumi, lượng giãn nước tiêu chuẩn 8.900 tấn Nhật Bản
Tàu sân bay trực thăng cỡ nhỏ Hyuga Nhật Bản
Tàu sân bay trực thăng cỡ nhỏ Hyuga Nhật Bản
Tàu sân bay trực thăng Izumo 22DDH hạ thủy ngày 6 tháng 8 năm 2013
Tàu sân bay trực thăng Izumo 22DDH hạ thủy ngày 6 tháng 8 năm 2013
Tàu thăm dò đại dương lớp Hibiki Nhật Bản
Tàu thăm dò đại dương lớp Hibiki Nhật Bản
Nhật Bản có kế hoạch chế tạo tàu chiến duyên hải
Nhật Bản có kế hoạch chế tạo tàu chiến duyên hải
Cụm tàu chiến của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản ở quân cảng Yokosuka
Cụm tàu chiến của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản ở quân cảng Yokosuka
Đội tàu tuần tra Nhật Bản
Đội tàu tuần tra Nhật Bản
Tàu tuần tra lớp nhất thế giới Akitsushima của Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản
Tàu tuần tra lớp nhất thế giới Akitsushima của Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản
Tàu tuần tra lớp Hateruma Nhật Bản, lượng giãn nước 1.300 tấn, tốc độ tối đa 30 hải lý/giờ
Tàu tuần tra lớp Hateruma Nhật Bản, lượng giãn nước 1.300 tấn, tốc độ tối đa 30 hải lý/giờ
Tàu tuần tra cỡ lớn PLH07 lượng giãn nước 3.100 tấn Nhật Bản
Tàu tuần tra cỡ lớn PLH07 lượng giãn nước 3.100 tấn Nhật Bản
Tàu tuần tra cỡ lớn Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản
Tàu tuần tra cỡ lớn Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản
Đông Bình