Học giả: Tìm đường thay eo Malacca, TQ sẽ trả giá đắt ở Trung Đông

29/06/2014 11:29
Việt Dũng
(GDVN) - Trung Quốc thiếu toàn diện kinh nghiệm quan hệ chính trị với Trung Đông, Trung Quốc sẽ phải trả giá hơn nhiều khi xây dựng đường ống dẫn dầu trên đất liền.
Tàu chiến chủ lực của Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc
Tàu chiến chủ lực của Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc

Tờ “Học giả Ngoại giao” Nhật Bản đăng bài viết nhan đề “Cạm bẫy chính sách Trung Đông của Trung Quốc” của tác giả Jefferey Payne.

Bài viết cho rằng, 5 năm qua, ngoại giao Trung Quốc từ tương đối bị động từng bước chuyển sang đối đầu và chủ động hơn. Bắc Kinh thực hiện chính sách ngoại giao kiên quyết hơn, một phần là do “chủ nghĩa dân tộc” nổi lên, một phần là để “thúc đẩy kinh tế trong nước”.

Cùng với việc ngày càng lệ thuộc vào nhập khẩu dầu mỏ, Trung Quốc đang tìm cách loại bỏ sự lệ thuộc vào eo biển Malacca. Họ xây dựng đường ống ở Myanmar, còn muốn xây dựng ở Pakistan, triển khai hợp tác với láng giềng, như thỏa thuận khí đốt với Nga trị giá giá hàng trăm tỷ USD cách đây không lâu.

Nhưng, kế hoạch tham vọng nhất của Bắc Kinh là một hành lang năng lượng trên đất liền kết nối Trung Quốc với vịnh Ba Tư.

Trung Quốc phải cho biên đội tàu chiến hộ tống tàu thương mại của họ ở vịnh Aden, vùng biển Somalia
Trung Quốc phải cho biên đội tàu chiến hộ tống tàu thương mại của họ ở vịnh Aden, vùng biển Somalia

Ý tưởng của Bắc Kinh là có lý. Tuy Trung Quốc đầu tư mạnh cho hải quân, nhưng vẫn chưa đạt trình độ tầm xa. Họ vẫn tồn tại xung đột tiềm tàng với các nước duyên hải Nam Á hoặc Đông Á – có thể sẽ đe dọa đến cung ứng năng lượng.

Trung Quốc có quan hệ tốt với các nước Trung Á và hai nước Iran, Iraq. Điều không may là, như điều mà rất nhiều nước đã lĩnh hội được, kế hoạch hoàn hảo nữa thường cũng sẽ bị hỏng bởi Trung Đông.

Đầu tư kinh tế của Trung Quốc đã có vài chục năm, nhưng ở đó có nền móng yếu ớt. Bắc Kinh vẫn không hiểu rõ đối với các tranh chấp của khu vực này, điều này thường đe dọa đến đầu tư, cũng khiến cho quan hệ phức tạp thêm.

Chẳng hạn, nội chiến Lybia năm 2011, Bắc Kinh phải nỗ lực rất lớn mới rút được người Hoa thành công, song đến nay vẫn chưa khôi phục được tổn thất của các dự án đã mất.

Điều gây bất ngờ cho các học giả khu vực là, mấy năm gần đây, Bắc Kinh nhiều lần ám chỉ sẵn sàng can dự nhiều hơn vào tranh chấp Israel-Palestine, cho rằng bản thân đã là người tham gia mới, sẽ loại bỏ thành công căng thẳng Israel-Palestine.

Ví dụ này cho thấy, Trung Quốc gặp khó do thiếu toàn diện kinh nghiệm quan hệ chính trị với Trung Đông đương đại, đồng thời đã đánh giá cao khả năng loại bỏ tranh chấp khu vực của mình. Chính vì vậy, hành lang trên đất liền châu Á của Trung Quốc sẽ là một công trình khổng lồ.

Hiện nay, tình hình loạn lạc ở Iraq đã đe dọa đến đầu tư dầu mỏ của Trung Quốc. Có thể tưởng tượng, nếu tuyến đường trên đất liền trở thành hiện thực, rủi ro sẽ còn tăng lớn. Nói tóm lại, Bắc Kinh đã không dự đoán đầy đủ về rủi ro chính trị đối với kế hoạch chiến lược của họ.

Giống như rất nhiều quốc gia ngoài khu vực đến Trung Đông, Trung Quốc nhanh chóng ý thức được, hoạt động của họ ở khu vực này sẽ phải trả giá nhiều hơn so với dự đoán, hơn nữa sẽ thường xuyên cuốn vào xung đột. 

Sự lo ngại đối với an ninh năng lượng buộc Bắc Kinh tìm cách giảm rủi ro. Nhưng, kế hoạch của Trung Quốc là trên đất liền chứ không phải trên biển, họ lệ thuộc vào sự ổn định của một trong những khu vực không ổn định nhất thế giới.

Tàu kiểm ngư KN 951 của Việt Nam bị Trung Quốc khủng bố trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam
Tàu kiểm ngư KN 951 của Việt Nam bị Trung Quốc khủng bố trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam

Phương Tây có người lo ngại con đường (năng lượng) trên đất liền của Trung Quốc, cho rằng đó là hành động mở rộng phạm vi ảnh hưởng của Bắc Kinh. Nhưng, Trung Quốc vẫn không chấp nhận có hành động quân sự ở nước ngoài (cũng thiếu khu vực cách xa lãnh thổ có hạ tầng cơ sở để duy trì một đơn vị), trong khi đó, các nước vịnh Ba Tư nhất quán hành động theo tình hình của họ. Thẳng tiến vịnh Ba Tư sẽ làm nhơ "danh tiếng" vốn đangbị hoen ghỉ nặng nề của Trung Quốc, tiêu hao nguồn lực của Trung Quốc.

Việt Dũng