Mã số 43A:

Tóc xanh mẹ chảy cạn vào đời con

04/05/2012 06:00
Loan Phạm
(GDVN) - Đến đây tôi mới thấy sao lại có người sinh ra đã khổ như Phúc? Sao lại có người mẹ vĩ đại như mẹ Phương? Câu hỏi ấy cứ thường trực trong tâm trí tôi khi chứng kiến cảnh ngộ thương tâm của mẹ con chị Phạm Thị Phương ngụ tại khu 5, xã Vũ Yển, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ.
Tôi đến thăm mẹ con chị Phương trong những ngày cuối tháng tư, nắng như đổ lửa. Căn nhà nằm lọt thỏm trên con đường mòn sỏi đá. Đây là tổ ấm mà người mẹ đơn thân gần 30 năm nuôi đứa con trai thần kinh.

Chiếc ghế tự chế chị làm cho con
Chiếc ghế tự chế chị làm cho con


Nguyễn Văn Phúc sinh năm 1984. Khi sinh ra vẫn bình thường như bao đứa trẻ khác, là niềm hy vọng về một tương lai tươi sáng cho hai mẹ con.

Nhưng không được bao lâu thì Phúc có dấu hiệu của bệnh thần kinh. Đến giờ đã 28 tuổi nhưng anh ngây ngô như đứa trẻ. Chân tay co quắp không thể tự duỗi ra được, mọi sinh hoạt cá nhân đều do người mẹ một thân một mình làm cho con.

Chèo chống nuôi con bằng mấy sào ruộng, đàn gà ở miền quê nghèo này khiến tôi cảm phục và thương chị hơn khi nghe chị kể con: “Mỗi khi đi làm về nhìn con mình nằm co quắp bên góc giường tôi thương đến trào nước mắt. Bằng này tuổi như những đứa khác là đã lập gia đình, là tôi đã có cháu bế ẵm rồi. Vậy mà mẹ con tôi vẫn cứ côi cút thế này ngày này qua ngày khác”.

Người con trai 28 tuổi, nặng chưa đầy 38 kg, đầu óc không bình thường, suốt ngày ngớ ngớ ngẩn ngẩn, cơ thể ngày càng tong teo, lại liên tục bị động kinh. Đôi mắt đầy vết chân chim của mẹ chỉ trực trào ra những giọt nước mắt của một đời lặn lội chỉ nghĩ cho con mà không thể thay đổi được số phận nghiệt ngã.

Để lo cho miếng cơm manh áo thì người mẹ vẫn phải tất bật bán mặt cho đất bán lưng cho trời để lấy tiền thuốc thang, để lo cho cuộc sống từng ngày.

“Có hôm đi làm về, con bị động kinh ngã xuống đất làm trái tim tôi đau thắt lại. Nhưng không đi làm thì lấy gì nuôi con, từ lần ấy tôi đóng cái ghế gỗ cho cháu ngồi để yên tâm hơn, nhưng vẫn lo lắm” cô Phương vừa nói vừa bón cơm cho con đang ngồi trên chiếc ghế tự chế.

Biết đến bao giờ Phúc mới nói được từ: “Con yêu mẹ”?
Biết đến bao giờ Phúc mới nói được từ: “Con yêu mẹ”?


Nhìn người mẹ dỗ dành bón cơm cho con trai, tôi tự nhủ rằng không biết anh Phúc sẽ ra sao nếu như một mai cô Phương không còn? ai sẽ bưng từng chén cơm dỗ dành? ai sẽ nắn bóp chân tay những khi trái gió trở trời?

Tình yêu của mẹ thì bao la là thế. Nhưng biết đến bao giờ Phúc mới nói được từ: “Con yêu mẹ”. Có lẽ cả cuộc đời cô Phương cũng chẳng nhận được lời chúc mừng trong ngày phụ nữ Việt Nam từ đứa con trai tội nghiệp.

Hoàn cảnh khó khăn, nhưng đằng đẵng suốt bao năm qua chưa nhận được sự giúp đỡ của bất cứ tổ chức từ thiện nào. Duy nhất 2 năm gần đây, hai mẹ con mới nhận được tiền trợ cấp xã hội của nhà nước, nhưng cũng chẳm thấm vào đâu với tiền thuốc thang cho Phúc.

Tôi ra về mà lòng đầy trăn trở. Cái nắng chiều nhuộm vàng một góc trời. Những suy tư, trăn trở mà bất cứ ai vô tình hay chủ ý bắt gặp cảnh ngộ khó khăn và thương tâm này đều có. Nó chỉ trạm khắc trong tâm khảm và họ sẽ cất vào một góc nào đó trong trái tim, nhưng rồi những bộn bề của cuộc sống, những gánh nặng về miếng cơm manh áo làm người ta vô tình quên đi. Nhưng biết đến bao giờ người mẹ Phạm Thị Phương mới thôi bớt những lo toan, trăn trở về đứa con trai tật nguyền?...


Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:

1. Chị Phạm Thị Phương ngụ tại khu 5, xã Vũ Yển, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ.

Mã số 43A

2. Hoặc gửi về Quỹ Tấm Lòng Việt Nam - Báo điện tử Giáo dục Việt Nam

- Địa chỉ: số 147 Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội

- Tel: 04.6261.0666 – 04.6261.0888

3. Qua Ngân hàng:

- Tên Tài khoản: Báo điện tử Giáo dục Việt Nam

- Tài khoản số: 1507201058249 tại Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, chi nhánh Cầu
Giấy

- Email: tamlongvietnam@giaoduc.net.vn



Điểm nóng

Nhật ký Chí Viễn

Nhật ký Lớp học Hy vọng

Nhật ký Kim Bon

Nhật ký Pả Vi

"Bữa cơm có thịt" đến với Nậm Mười

Suối Giàng & "Bữa cơm có thịt"

Phẫu thuật miễn phí

 Video Clip




Loan Phạm